Friday, 12 April 2013

Tinh thần làm việc của xứ sở hoa anh đào



Nhắc đến đất nước mặt trời mọc thì nhiều người sẽ nghĩ đến những sản phẩm văn hoá tinh thần nổi tiếng khắp thế giới như: trà đạo (ocha), cắm hoa (ikebana), truyện tranh (manga) ...cho đến những sản phẩm: điện tử, xe hơi. thiết bị gia dụng...Khi đến với đất nước Nhật Bản, không chỉ kinh ngạc trước sự phát triển của các thành phố hay phương tiện giao thông mà bất ngờ hơn là cách làm việc của con người nơi đây.
Đối với người Nhật, chăm chỉ làm việc và làm hết khả năng của mình vì sự phát triển của công ty được xem như là chuẩn mực của xã hội xuất phát từ văn hoá ngàn đời nay của người Nhật. Họ say mê làm công việc được xem như là nghĩa vụ hướng tới sự hoàn hảo, và như muốn bức phá ra những điều quá bình thường của cuộc sống. Câu nói: “công việc làm trọn đời” luôn là khẩu hiệu nhằm nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong công việc. Các nhân viên Nhật, nhất là những nam nhân viên có tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời. Họ thường trung thành với một công ty suốt cả cuộc đời trừ khi công ty phá sản hoặc sa thải.
Người nước ngoài khi nhìn người Nhật làm việc tại các công ty thường cảm nhận nặng nề vì cường độ làm việc quá cao hay áp lực công việc lớn, lại có sự phân cấp, làm theo mệnh lệnh, vâng lời và rập khuông. Nhưng nếu chỉ nhìn nhận vấn đề tới đây, thì họ không thể hiểu được những thành tựu mới mỗi ngày được sáng tạo bởi nhân viên thuộc các công ty Nhật Bản. Đối với người Nhật, chăm chỉ làm việc và làm hết khả năng của mình vì sự phát triển của công ty được xem như là chuẩn mực. Trong chuyên môn của mình, họ được tạo môi trường để có thể sáng tạo tốt nhất trong khả năng của mình. Đôi khi không phải là cái mới nhất nhưng đã làm ra cái tốt hơn trước đây.Để nâng cao năng lực của nhân viên, các công ty thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để đề nghị nhân viên đưa ra các sáng kiến để nâng cao chất lượng.
Nhóm kiểm tra chất lượng là một trong những hoạt động đó, nhóm này bao gồm nhiều nhóm công nhân nhỏ, gặp nhau thường xuyên để phát hiện và để giải quyết các khó khăn của họ. Đây là một hoạt động có sự tham gia của nhiều cá nhân, họ tham khảo ý kiến giữa các đồng nghiệp với nhau vì mỗi một cá nhân thường không muốn tiếp xúc trực tiếp với cấp trên sẽ tạo sự gò bó trong công việc. Vì vậy, tại Nhật các công ty thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các nhân viên quan tâm đến nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó.
P.K

No comments:

Post a Comment