Saturday 31 December 2011

"TỔNG LỰC" - HELLO VN 2012...

Là một phép cộng, hay sự kết hợp của một số nhiều sức mạnh.
Nói một cách nôm na, “Tổng lực” là sự phối kết hợp của nhiều lực lượng hùng hậu.
Sự kết hợp đó là có dụng ý, nếu lực này của nhà nước thì đó là để tạo thành “ Cú đấm thép”, “Anh cả dẫn đường”, “ Lực lượng nồng cốt”.

Nhà nước đã tạo điều kiện để các Tổng Công ty Điện Lực – Đóng Tàu – Xăng Dầu...từng bước trở nên các tập đoàn hùng mạnh, có thể bắt kịp các đại công ty nước ngoài như các Chabael Hàn Quốc hay Shousha (Zaibatsu) của Nhật Bổn.

Thế mà như “người con không nghe lời cha mẹ” để chí thú làm ăn, chăm lo sự nghiệp; trái lại các tổng công ty này lại muốn làm giàu nhanh chóng, như kiểu đi đánh bạc bằng cách tự làm theo ý mình như đầu tư Chứng Khoán, Bất Động Sản, Ngân Hàng...và hậu quả là như  bàn dân thiên hạ đã rõ.

Kỳ vọng của “mẹ cha” đâu chưa thấy  tới đâu nhưng các “ Cú đấm Chuối”; “ Anh cả Chúa Chổm”; “Lực lượng hài cốt” - chết nhưng chưa chôn được đã lộ nguyên hình.

Than ôi! Thay vì theo đúng lời hay ý phải của “cha mẹ” để trở thành lực lượng Tổng Lực, các Tổng công ty này đã trở thành lực lượng làm TỔN LỰC, làm tổn hại nguồn lực quốc gia.
Đáng trách lắm thay!
Khép lại năm 2011 với nhiều sự biến buồn, mong sao năm mới 2012 sẽ có nhiều đột biến vui cho kinh tế Việt.

PVH

Thursday 29 December 2011

Chuyện cổ tích giữa đời thường (Báo Thanh Niên)

Người bán vé số “chê” 6,6 tỉ đồng

Bán thiếu “bằng miệng” 20 tờ vé số cho một khách quen, đến khi số vé này trúng giải lên tới 6,6 tỉ đồng, người bán vé số nghèo vẫn giao đủ số vé cho người trúng.
Câu chuyện người bán vé số “đổi” 6,6 tỉ đồng (giá trị của 10 tờ vé trúng) lấy 200.000 đồng, rồi người trúng số tặng lại nguyên tờ vé trúng đến nay vẫn là đề tài bàn tán xôn xao của người dân thị trấn Bến Lức (H.Bến Lức, Long An) bởi cả 2 nhân vật chính đều khá nghèo: vợ chồng chị Lành vé số quê ở H.Hồng Ngự (Đồng Tháp), không có cục đất chọi chim nên dắt díu nhau lên Bến Lức thuê nhà trọ rồi đi bán vé số mưu sinh; người trúng số cũng nghèo, có “thâm niên chạy ba gác 25 năm”.
Tỉ phú bất ngờ
Chiều 15.11, đang hì hục vác mấy thanh sắt để giao cho khách hàng, chuông điện thoại của bác tài lái xe ba gác Đỗ Ngọc Tuấn (41 tuổi, ngụ khu phố 2, đường Bà Chánh Thâu, thị trấn Bến Lức) reo vang. Thấy màn hình hiện tên “Lành vé số”, anh Tuấn bấm nghe, trong bụng thầm nghĩ chắc người bán vé số gọi đòi nợ 20 tờ vé số mà anh mua thiếu. Đầu dây bên kia là giọng nữ hơi run run: “Anh cầm 200.000 đồng tới quán cà phê Cây Mai trả cho tui đi. Mấy tờ anh mua thiếu trúng độc đắc rồi nè”. “Thôi đừng có xạo. Đang kẹt tiền phải không? Để giao hàng xong tui lấy tiền người ta rồi đem lại trả”, dứt lời anh Tuấn tắt máy, tiếp tục vác cho hết đống sắt đang chất trên xe.
Khi nhận tiền công của khách hàng, anh Tuấn chạy xe tới quán Cây Mai để trả tiền cho Lành vé số (Phạm Thị Lành, 29 tuổi). Thấy ông chủ quán Cây Mai và nhiều người khác đang xôn xao, anh Tuấn còn tưởng cô bán vé số và mọi người đùa dai. Vừa ngồi xuống bàn, chị Lành tay run run mở cái túi nhỏ lấy ra xấp vé số đài Bến Tre giao cho anh Tuấn: “Anh cầm đi, lốc này có 10 tờ số đuôi 07 trúng hết rồi. Có 4 tờ trúng đặc biệt, còn lại là giải an ủi”. Dãy số 191207 trên tờ vé số trùng khít với con số ở giải đặc biệt trên cuốn sổ dò. Vẫn không tin vào mắt mình, anh Tuấn run run bấm điện thoại nhắn tin dò qua tổng đài. Tin nhắn kết quả sau đó vẫn là dãy số 191207. Rút ngay một tờ vé trúng kèm 200.000 đồng, anh Tuấn đưa cho Lành: “Tôi trả nợ cho cô, tặng cô một tờ để làm vốn”...
Chúng tôi tìm tới nhà anh Tuấn, thấy cảnh thợ hồ đang xây dựng lại căn nhà mới trên nền cũ để gia đình đón tết, còn anh đang chạy xe ba gác giao hàng. Một lúc sau anh Tuấn về. Cười rất tươi, anh cho biết trong một giây biến thành tỉ phú, anh vẫn là một người lao động bình thường, vẫn phải chạy ba gác vì đó là nghề nghiệp. “Hồi nhận mấy tờ vé trúng, tôi còn nói với cổ rằng nếu cổ không muốn đưa thì tôi cũng không làm gì được. Tôi nghe mấy người rành luật nói giao dịch này chưa hoàn thành, cổ có giữ lại tôi cũng không làm gì được. Mà nói thiệt, cô Lành không nói vợ chồng tôi cũng không biết”, anh Tuấn kể.
Chữ tín của “Lành vé số”
Mấy ngày qua, căn nhà nhỏ xíu rộng chưa đầy 30m2 của bà Phạm Thị Thèm (mẹ ruột chị Lành, 62 tuổi, ấp Long Hữu, xã Long Khánh A, H.Hồng Ngự, Đồng Tháp) đầy ắp tiếng cười. Ngoài tờ vé số được anh Tuấn “thưởng”, ngày hôm đó Lành cũng giữ cho mình một tờ và trúng đặc biệt. Sau khi đổi thưởng được gần 3 tỉ đồng (đã trừ thuế), hai vợ chồng Lành đem tiền về quê mua đất cất nhà cho người mẹ nghèo đang một nách nuôi 7 đứa cháu. Nhiều năm nay bà Thèm cùng các con là Hồ Văn Hiếu (sinh năm 1974), Hồ Văn Nguyên (sinh năm 1978) và Út Lành sống cùng căn nhà này. Hai người anh trai cùng mẹ khác cha của Lành đều bất hạnh. Nhà nghèo, vợ anh Hiếu chịu không nổi nên bỏ đi. Năm 2009, anh dắt 3 đứa con lên Bến Lức ở trọ cùng vợ chồng Lành để đi bán vé số. Cuối năm 2010, anh Hiếu mất, 3 đứa con nhỏ phải gửi về cho bà Thèm nuôi. Vợ anh Nguyên cũng chê anh nghèo bỏ đi, anh nửa điên nửa tỉnh đang điều trị ở Bệnh viện tâm thần T.Ư 2 (Biên Hòa, Đồng Nai), 3 đứa cháu cũng giao hết cho bà nội. “Em đang tính qua tết về quê đưa mẹ và 6 đứa cháu lên đây theo nghiệp vé số. Không ngờ trời thương, giờ em cất nhà cho mẹ, tiền thì gửi ngân hàng để mẹ lấy lãi nuôi bầy cháu. Em mừng vì bây giờ mấy đưa cháu côi cút sẽ được đi học”, Lành nói, gương mặt lấp lánh hạnh phúc.
“Nhiều người nói nếu chị không giao vé số cho anh Tuấn cũng không ai làm gì chị, bây giờ nghĩ lại chị có tiếc không?” - chúng tôi hỏi. Cười hồn hậu, “Lành vé số” trả lời không cần suy nghĩ: “Hồi đó tới giờ tôi bán vé số bị ế, anh Tuấn mua ủng hộ dù không trúng vẫn trả tiền đầy đủ. Mấy tờ vé số này ảnh chưa trả tiền, trúng hay trật cũng là của ảnh, tôi mà không trả thì thiên hạ coi tôi ra gì nữa!”.
Bà Út Tèo - một đồng nghiệp bán vé số của chị Lành ở thị trấn Bến Lức - cho biết nhờ “uy tín” của “Lành vé số” mà thời gian qua những người bán vé số ở Bến Lức cũng “thơm lây”, lượng vé bán tăng hơn trước.

Theo Bao Thanh Nien

Wednesday 28 December 2011

AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Thời gian vừa qua tình trạng ngộ độc thực phẩm trở nên khá nghiêm trọng và chưa được kiểm soát chặt chẽ gây nguy hại đến sức khỏe và ảnh hưởng đến tâm lý mua sắm tiêu dùng của người dân, đặc biệt là các chị em nội trợ, những người phụ nữ trong gia đình. Nỗi lo lắng ấy càng nhân lên gấp bội khi tết Nguyên Đán đang gần kề, thị trường thực phẩm càng trở nên sôi động hơn và cũng là dịp để những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ được dịp “trôi nổi” tự do trên thị trường. Hiện tại chúng ta chưa có điều kiện để đánh giá, kiểm định chất lượng các loại thực phẩm đã an toàn vệ sinh. Do vậy, người tiêu dùng cần phải cảnh giác và tự bảo vệ bản thân. Ngoài những nơi mua sắm thực phẩm tết an toàn như siêu thị, khu thương mại có uy tín thì người dân, nhất là các chị em nên cảnh giác cao đối với những thực phẩm mua bên ngoài. Bên cạnh đó, để bảo đảm sự an toàn trong những ngày tết Nguyên Đán, người dân cũng cần phải biết tự bảo vệ sức khỏe bản thân ăn uống điều độ, không nên quá lạm dụng rượu bia rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông và đồng thời cũng cần phải giữ gìn vệ sinh để tránh ngộ độc thực phẩm. Viêc giữ vệ sinh phải được thể hiện từ khâu lựa chọn cho đến việc chế biến và sử dụng thực phẩm phải theo đúng những hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Ngoài ra, mỗi người dân phải trở thành một tuyên truyền viên cho gia đình và cộng đồng, cũng như xây dựng cho mình một văn hóa về ăn uống trong vấn đề về an toàn thực phẩm để có những ngày tết thật sự vui, hạnh phúc và trọn vẹn.

HTNT

Monday 26 December 2011

MÔI TRƯỜNG SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT ĐANG BỊ Ô NHIỄM TRẦM TRỌNG

Hiện nay, môi trường sống trên trái đất đang bị ô nhiễm trầm trọng. Điều đó trở thành mối lo lắng chung cho các quốc gia vì ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng sống con người và làm biến đổi đặc điểm sinh thái trái đất.
Thực vậy, hiện nay, mức ô nhiễm không khí đặc biệt ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp đã vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Không khí ở những nơi này bị nhiễm bụi, nhiễm các khí thải độc hại CO2, SO2, … do lưu lượng xe cơ giới hoạt động nhiều, do khói bụi từ các nhà máy công nghiệp thải ra. Tầng Ozon đang bị phá hủy từng ngày, hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước biển đang bị nhiễm bẩn ngày càng nhiều đặc biệt là ở các hải cảng, các cửa biển. Đây là những nơi thường bị rác thải và những vết dầu loang từ những con tàu hủy hoại môi sinh. Những dòng sông chảy qua các đô thị, qua các khu công nghiệp và chế xuất đã bị nước thải làm cho nhiễm độc, đổi màu đen ngòm và bốc mùi hôi thối khó chịu. Đất đai cũng bị nhiều bãi rác khổng lồ lấn chiếm. Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu bị lạm dụng khiến đất ngày càng trở nên bạc màu, mặn hóa, phèn hóa. Những khu rừng bị chặt phá hoặc khai thác bừa bãi đã khiến cho lượng đất trống đồi núi trọc tăng cao gây hậu quả khôn lường. Rác thải, chất thải đang gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ độc hại… Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đã lên tới mức báo động, trở thành hiểm họa chung cho toàn cầu. Nguyên nhân chính của hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao bắt nguồn từ chính con người. Sự bùng nổ dân số và hậu quả nặng nề của nó đã để lại những tác hại to lớn đến môi trường sống. Sự thiếu Ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường trong nhiều người khiến họ xả rác bừa bài. Sự tham lam, kiếm tiền bằng mọi giá của các chủ nhà máy khiến họ không xây dựng những khu xử lí nước thải, rác thải. Sự thiếu hiểu biết của nhiều người dân khiến họ lạm dụng các chất hóa học, chất bảo vệ thực vật để tác động vào đất đai, cây cối. Tham vọng quyền lực của một số cá nhân, đảng phái chính trị khiến họ duy trì những vụ thử nghiệm và sử dụng vũ khí hạt nhân, làm cho nhiều vùng đất đai, dân cư bị nhiễm phóng xạ. Đồng thời, sự thiếu đồng bộ về các chính sách bảo vệ môi trường của các quốc gia cũng khiến nạn ô nhiễm tăng nhanh. Các chế tài xử phạt các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường cũng chưa chặt chẽ và hiệu quả. Chính sự ô nhiễm môi trường đang gia tăng trên là tác nhân khiến cho sức khỏe con người ngày càng giảm sút. Hiện nay, rất nhiều người mắc các bệnh về da: ung thư da, ngứa lở, viêm da do sống ở những vùng ô nhiễm nặng. Các bệnh liên quan đến đường hô hấp như lao phổi, ung thư phổi do hít thở trong bầu không khí độc hại, … Nhiều loài sinh vật đang bị tiêu diệt khiến cho nguồn gen tự nhiên suy giảm, làm giảm đi sự phong phú đa dạng của tự nhiên. Đất đai bị bạc màu, không cho hiệu quả canh tác cao. Nguồn nước sạch ngày càng hiếm, là nguyên nhân cho bệnh tật và các cuộc chiến tranh giành nước. Hàng năm, mỗi quốc gia phải đầu tư rất nhiều nhân lực và tiền của để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Trái đất sẽ trở thành bãi rác khổng lồ nếu con người không tôn trọng, bảo vệ và gìn giữ môi trường. Để gìn giữ, làm môi trường xanh sạch đẹp, con người cần nâng cao hơn nữa Ý thức tôn trọng, bảo vệ không gian sống của chính mình. Các quốc gia cần nghiêm túc đưa môn giáo dục môi trường vào chương trình dạy học. Phát động những phong trào cổ động bảo vệ môi trường như: trồng cây xanh, đặt thùng rác ở những nơi công cộng, lập những đội thanh niên tình nguyện làm sạch môi trường ở các khu dân cư, các khu du lịch, lập quỹ vì môi trường, đăng thường xuyên các tin tức về môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các chính phủ cần kiểm tra nghêm túc, chặt chẽ hệ thống xử lí rác, nước thải của các công ty, nhà máy khi cấp phép hoạt động. Các quốc gia cũng cần có chính sách về môi trường, chế tài xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm gây hại đến môi trường.
Môi trường của chúng ta đang kêu cứu, trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp thuộc về tất cả mọi người. Đặc biệt, thế hệ trẻ càng cần tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ, cải tạo môi sinh trên trái đất. Nếu không làm tốt việc bảo vệ môi trường, các thế hệ tương lai sẽ chẳng còn không gian trong lành để sống.

Đức Nhân

Friday 23 December 2011

“BẮT BỆNH” LẠM PHÁT

Lãnh đạo nhà nước, các giáo sư tiến sĩ, các nhà kinh tế học đã có những bài nói, viết phân tích rất sâu sắc về căn bệnh lạm phát của nước ta.
Là người chuyên tự trị bệnh bằng chẩn đoán kiểu rờ tay lên trán thấy nóng thì phán: “sốt”, xin góp một vài ý kiến “bắt bệnh” lạm phát kính trình với bà con như dưới đây.

Nói vậy thôi, tuy là “bác sĩ vườn hoang” nhưng khi “hành nghề bắt bệnh” cũng thấy khá tự tin như các bác sĩ  đang hành nghề khác, đại loại như:
-  Năm nay mặc dù đã…nhưng kinh tế địa phương không đạt được chỉ tiêu đề ra, nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai, địch họa…
-  Người dân trong huyện ta quanh năm chăm chỉ làm ăn, thức khuya dậy sớm, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng thu nhập còn bếp bênh, đời sống còn nghèo, nguyên nhân sâu xa là do đa số làm nghề nông, chuyên độc canh cây lúa....
-  Tuy …đã được các giáo sư bác sĩ, nhân viên y tế hết lòng chăm sóc và tận tình cứu chữa nhưng ông X đã từ trần vào hồi….nguyên nhân là do tuổi cao, sức yếu (nên bó tay...).
-  ....
Bắt bệnh như vậy, ai cũng làm được; bắt bệnh “lạm phát” thì thế nào???
Phải có các bác sĩ cùng hội chẩn mới bắt bệnh chính xác, nhưng do chuyên môn “hẹp”  bác sĩ là tôi đây chỉ nhìn vào “ một chỗ” thôi.
Lạm phát của những năm 2009-2010-2011, tất phải có nguyên nhân của năm trước.
Từ năm 2005-2007, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung ổn định, lạm phát thấp. Năm 2008, kinh tế thế giới khủng hoảng, để giữ ổn định kinh tế, nhà nước đã tung ra gói kích cầu 8 tỉ usd. Đó là con số rất lớn bằng 10% GDP thời điểm đó. Nếu dùng 10% GDP này một cách có hiệu quả, sức lan tỏa của nó sẽ rất lớn, kinh tế sẽ phát triển bền vững, thu nhập thực của người dân sẽ tăng một cách tương ứng nhà nhà hân hoan…
10% GDP dùng cho kích cầu phải đến 1-3 năm sau mới cho thấy kết quả; kết quả là gì? Lạm phát năm 2010 là 12%, năm 2011 là 18%.
12% = 8% + 4%
18% = 8% + 10%
4%  và 10% là mức lạm phát chung của các nền kinh tế quanh VN và các nước có cấu trúc kinh tế như VN năm 2010 và 2011.
Vậy 8% là gì? Phải chăng đó là hệ quả của 10% GDP kích cầu của năm 2008 gây ra?
Dòng tiền đầu tư không thể quay về hết trong 3 năm, vì vậy năm 2012 chắc chắn phải gánh tiếp con số 8% lạmphát do kích cầu 2008. Vì vậy, giữ lạm phát dưới 10% như quyết tâm của chính phủ trong năm 2012 liệu có đạt được!!!
Ví dụ Như một người nông dân có ruộng được cho vay 10 triệu trên tổng tài sản của gia đình là 100 triệu. Thay vì mua máy tuốt lúa, hoặc máy bơm nước, hoặc máy móc để đầu tư tăng thu nhập trên thửa ruộng của mình, anh lại dùng tiền để mua di động cùng với chiếc xe máy có xuất xứ từ Tàu để làm le với thiên hạ. 1-3 năm sau, 2 vật mua được là cục sắt không giúp gì cho việc sản xuất của gia đình, tiền lãi và gốc ngân hàng đến hạn, không có tiền trả, anh phải bán ruộng đi làm thuê, nghèo lại hoàn nghèo..

Một người đang sốt cao, muốn giảm sốt ngay xuống 37 độ  trong 1 phút bằng viên giảm sốt đặc hiệu, liệu có khả thi, với điều kiện là trong 1 phút và không gây tác dụng phụ?
Dám hỏi “bác sĩ” tức là đã biết được câu trả lời.

Mùa Giáng Sinh 2011.

PVH

Wednesday 21 December 2011

NỖI LO CỦA DÂN NGHÈO KHI TẾT ĐẾN – XUÂN VỀ

Cũng ngót nghét 1 tháng nữa là đã đến ngày Tết. Tiết trời cũng đang dần dần vào xuân báo hiệu một năm cũ sắp qua đi để đón một năm mới với những hy vọng mới. Và mùa xuân cũng chính là thời điểm để ta nhìn lại những chặng đường mà ta đã đi qua trong năm để đúc rút những bài học kinh nghiệm đế có một năm mới tốt đẹp hơn.
Thông thường trong cuộc sống bình yên và no đủ thì khi tết đến xuân về sẽ mang lại cho tâm hồn ta một niềm vui khó tả. Vì đó là thời điểm để cả gia đình họ hàng quây quần bên nhau để chia sẻ và vun vén thêm tình yêu thương; tận hưởng những thành quả lao động sau một năm dài vùi đầu vào công việc. Vì vậy họ chuẩn bị rất kỹ càng để đón một năm mới. Tết đến người ta chuẩn bị mọi điều để trang trí lại nhà cửa, mua sắm những vật dụng trang hoàng cho ngày xuân của nhà mình thật trang nghiêm, lộng lẫy đón nhận những lời chúc mừng tốt đẹp đến từ họ hàng, người thân và những bạn bè thân hữu. Nhưng bên cạnh đó, cuộc sống xung quanh ta trong ngày xuân này vẫn còn biết bao trường hợp quá khó khăn, bất hạnh bởi không phải ai sinh ra cũng là những người may mắn có một gia đình đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tết đến, thông thường thì người ta hướng đến những niềm vui, sự sung túc và đầy đủ. Nhưng éo le thay, khi ngày Tết về lại kéo theo bộn bề lo toan cho những người lao động nghèo. Nào là lo làm sao cho con có được manh áo mới sánh vai cho bằng bạn bằng bè và bữa ăn tươm tất trong ba ngày Tết. Đặc biệt là trong thời điểm này giả cả của tất cả các mặt hàng đều tăng cao.
Có lẽ rằng, Tết đối với trẻ con thì vui lắm, có quần áo mới, có bánh mứt, có phong bao lì xì, được đi chơi, và hơn thế nữa là được thêm một tuổi. Còn Tết đối với người lớn có không ít nỗi buồn, nỗi lo toan lẫn vào trong niềm vui của con nhỏ. Không buồn và lo sao được khi không muốn đánh mất đi niềm vui của con nhỏ. Nhưng phải xoay xở sao đây! Cơm lo ăn ngày ba bữa chưa đủ lấy đâu ra để sắm mứt bánh ngày Tết bây giờ!
PTM

Monday 19 December 2011

LỢI-HẠI CỦA VIỆC ĐƯA CLIP LÊN MẠNG

Chuyện tự do cá nhân đã được đề cao từ nhiều năm nay và chính khuynh hướng tích cực này tạo nên những cú hích thật sự cho việc bộc lộ cảm xúc, ý tưởng, chắp cánh cho những tài năng tỏa sáng.
Tuy vậy, nếu sự tự do theo một cách nào đó lại gây ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí giết chết một số phận, một con người thì e rằng cái giá của sự tự do kiểu ấy quá đắt, đắt đến mức sự tự do quá trớn (hay quá đáng) như vậy bị xem như một tội ác... Một hiện tượng “nổi đình nổi đám” những ngày qua được nhiều người bàn tán và có khi bàn đến “chán ngắt” mà vẫn cứ thấy lúc thì bực bội, lúc thì sẻ chia với các clip được tung lên mạng với nhiều tâm trạng khác nhau. Hành vi của con người là hành động có ý thức, được điều khiển và điều chỉnh bởi “trí khôn” của mình, “trí khôn” ấy có đủ... khôn để hành xử hay không sẽ làm lộ dạng giá trị của chủ thể hành vi... Việc tung các clip lên mạng là một hành vi có ý thức và hiệu quả xã hội. Hiệu quả giáo dục hay tác hại của những clip này tùy thuộc nội dung của nó hoặc cách thức trưng nó ra như thế nào... Có những clip vô tình đưa lên mạng, có khi chỉ vì “vui quá trớn”, có khi chỉ là một trò khẳng định hơn thua với bè bạn đã thật sự gây sốc cho “nạn nhân” của clip và cú sốc này kéo dài đối với nạn nhân có khi đến suốt cả cuộc đời. Chỉ vì sự vô tình của ai đó mà một con người bị vùi dập và điều đó đồng nghĩa với sự nhẫn tâm ác độc, dù đó chỉ là một hành vi nông nổi, thiếu cân nhắc bởi vì bất kỳ hành vi nào gây hại cho người khác đều có thể được xem thuộc phạm trù đạo đức...
Tuy vậy, thực tế cũng chứng minh tác dụng và hiệu quả của những clip được đưa lên mạng khi nó phản ánh những mặt trái của cuộc sống, phát hiện những mảng sáng tối của cuộc đời và làm xúc động nhiều người, làm thay đổi quan niệm của cộng đồng về một vấn đề nào đó. Những clip như vậy góp phần làm thay đổi cuộc đời của ai đó theo hướng tích cực, làm tính nhân văn của vấn đề được đề cao hơn và quan trọng hơn là giúp ích được cho con người, đó cũng là những hành vi thuộc phạm trù đạo đức vậy. Tung lên mạng điều gì, nếu cân nhắc cẩn thận, lưu ý đến những ảnh hưởng của nó sẽ giúp chúng ta dè dặt hơn, nhất là đối với những hình ảnh và vấn đề nhạy cảm. Hành vi của con người không đơn thuần là hành vi cá thể mà chủ yếu là hành vi xã hội, hành vi của con người trong mối quan hệ với người khác, hướng đến những hiệu quả tích cực cho xã hội. Do đó việc đưa lên mạng những đoạn clip với nội dung gì cũng sẽ phản ánh “tính xã hội” của chủ thể như thế nào. Họ có phải là người có tâm huyết với cuộc đời, họ có phải là người có “học thức” biết tiết chế hành vi để mang lại những giá trị tích cực cho mình và cho xã hội từ những đoạn clip ấy...Đưa lên mạng cái gì và đưa như thế nào phản ánh trình độ văn hóa, ứng xử và ý thức đạo đức của chủ thể. Xã hội ngày nay tuy còn nhiều điều phức tạp, tuy còn nhiều cách hành xử chưa thật lành mạnh nhưng điều đó không làm giảm đi niềm tin về tính nhân hậu, tinh thần nhân bản trong nhận thức, tình cảm và trong cách thể hiện hành vi của người Việt Nam.
Sự thật cần được khuyến khích bộc lộ và cần được tôn trọng, nhưng xã hội là một cơ cấu phức tạp, nếu sự thật được trình bày không đúng chỗ, không đúng lúc có thể không được chia sẻ, đồng tình và ủng hộ. Do đó không phải sự thật nào cũng cần được phơi bày một cách “trần trụi” trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nếu nó có thể để lại những “di chứng” tinh thần khó chữa cho một số người nào đó trong xã hội.
Sẽ rất khó để “phê phán” những người thông báo cho người khác biết về một sự thật, nhưng giá trị của mỗi người là ở chỗ biết nhận dạng sự thật có giá trị xã hội như thế nào, biết sử dụng sự thật ấy ra sao để mang lại một sự thay đổi tích cực, mang lại niềm tin cho người khác và đem đến hạnh phúc cho con người.

Đức Nhân

Friday 16 December 2011

LOAN BÁO KẾT QUẢ CỘNG HƯỞNG

Center for the Encouragement of Self-Reliance (CESR)
8021 Golfers Oasis Drive, Las Vegas, Nevada 89149
December 15, 2011
To:       Quí vị gởi đơn xin CESR cộng hưởng
Tình hình hiện tại
Chúng tôi xin cám ơn quí vị đã gởi đơn tới Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (TTKKTL) theo lời yêu cầu của chúng tôi viết ngày 11 tháng 10 năm 2011. Trong lời yêu cầu đó, chúng tôi loan báo là TTKKTL sẽ tặng các hội từ thiện trong hệ thống VA-NGO, các hội NGO và cá nhân ở trong hoặc ngoài nước Việt Nam một số tiền từ 1000 tới 10.000 USD, để cộng hưởng công việc làm rất quí báu của quí vị giúp đỡ cho người Việt Nam có nhu cầu.
Tính tới thời hạn chót là 12 giờ đêm ngày 30 tháng 11 năm 2011, chúng tôi nhận được 44 đơn. Một vài đơn gửi tới chúng tôi sau ngày giờ đó thì là quá hạn, không được xem xét.
Chất lượng của các đơn
Khi xem xét 44 đơn, chúng tôi có nhận xét tổng quát như sau:
Người Việt trong cũng như ngoài nước đều đóng góp vào việc giúp đồng bào trong cơn khó khăn. Sự giúp đỡ có thể liệt vào các mục sau: Chống nạn buôn thiếu nữ và người lao động; chống bạo lực trong gia đình; giúp người tị nạn có công ăn việc làm và học hỏi phong tục tại nơi sinh sống; giúp người nghèo và người bệnh nan y; xây trường học; cấp học bổng cho học sinh; đào tạo thanh niên lãnh đạo; đưa bác sĩ, nha sĩ đến các vùng xa để cứu giúp đồng bào bị  bệnh; cho vay chút ít tiền để tự kiếm sống; đi tìm hài cốt cựu quân nhân cải tạo; và khảo cứu chủ quyền Việt Nam trên các biển đảo. Chúng tôi nhận thấy mỗi công tác đều hầu như quá nhỏ, quá ít trước nhu cầu to lớn của người dân. Vì thế, kết luận hiển nhiên là chúng ta phải cố gắng hơn gấp nhiều lần và cộng tác với nhau trong việc giúp đỡ đồng bào.
Trừ một vài trường hợp, hầu hết các đơn đều không tuân thủ các điều lệ loan báo ngày 11 tháng 10 năm 1011. Thí dụ như (a) đơn không viết theo thứ tự nêu ra như loan báo; (b) không cho biết sẽ thực hiện việc cộng hưởng bằng cách nào; hoặc (3) không cho biết vấn đề kiểm soát tài chính có độc lập và rõ ràng hay không.
Trong giới hạn của chúng tôi, TTKKTL đã cộng huởng mọi cố gắng của quí vị, mặc dầu chúng tôi không thể cấp hoàn toàn số tiền quí vị yêu cầu. Và trong mỗi truờng hợp cộng huởng, chúng tôi yêu cầu quí vị phải cho biết rõ số tiền quí vị gây quĩ cũng như chỉ đuợc tiêu tiền cộng hưởng theo tỉ lệ gây quĩ. TTKKTL đã cấp một số tiền cộng hưởng là 324,400 USD cho 42 đơn được chấp thuận.
Thông tin ngay để gửi tiền
Mong quí vị giúp chúng tôi gởi tiền trước ngày 24 tháng 12 bằng những thông tin sau:
1.      Nếu hội đoàn của quí vị có địa chỉ tại Mỹ thì xin cho biết đích xác địa chỉ, ai là người nhận ngân phiếu, và người đó có giấy ủy quyền của hội đoàn không. Cũng xin cho biết số thuế TIN.
2.      Nếu hội đoàn của quí vị có địa chỉ tại Việt Nam và có khó khăn nếu nhận tiền qua hệ thống điện tử thì xin cho biết một hội bạn tại Mỹ có thể giúp hội đoàn nhận tiền và sẽ gửi riêng cho hội đoàn ở Việt Nam. Cũng xin cho biết các thông tin như phần (1) ở trên.
3.      Nếu hội của quí vị tại Việt Nam hoặc các nước khác có thể nhận tiền qua hệ thống nhà băng thì xin cho biết các chi tiết sau:
·         TTKKTL sẽ điện tiền tới:
Nhà băng quốc tế tại New York (ví dụ: Chase, Wells Fargo, UBS, Mellon, Bank of America, v.v.); Địa chỉ nhà băng; SWIFT/IBAN của nhà băng
·         Nhờ nhà băng đó chuyển tiền tiếp qua nhà băng của quí vị:
Tên và địa chỉ của nhà băng của quí vị; SWIFT/IBAN code
·         Và nhà băng của quí vị sẽ gửi tiền vào ngân khoản:
Tên của hội; Số chương mục

Xin cảm ơn quí vị.
Phùng Liên Đoàn, Trustee, CESR
Đoàn Thu-Lê, Trustee, CESR

Thursday 15 December 2011

HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

Vấn đề môi trường sống đang là một vấn đề hết sức nóng đối với toàn cầu. Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi vấn nạn ô nhiễm môi trường và các tác hại của nó đến đời sống của chúng ta đang ngày càng nặng nề hơn. Do đó, chúng ta hãy chung tay bảo vệ vì một môi trường xanh – sạch – đẹp.
Như chúng ta đã biết, môi trường có một ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của con người. Hay nói cách khác, môi trường là “cái nôi của sự sống” con người. Con người không thể sống tách biệt với môi trường. Môi trường và chúng ta gần gũi như tay với chân trên một cơ thể. Thế nhưng, vì cái lợi trước mắt hay vì thiếu sự hiểu biết mà chính con người đã và đang đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí là hủy hoại môi trường mà không nhận thức được rằng làm như vậy chính là tự hủy hoại đi sự sống của chính mình.
Chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi, xả nước thải, rác thải công nghiệp không đúng quy định của các nhà máy, xí nghiệp… là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người. Khí hậu Trái Đất đang nóng dần lên một cách bất thường và càng ngày càng khắc nghiệt hơn. Đó chính là những nguyên nhân dẫn tới những thiên tai như giông bão, sóng thần, lở núi, lũ quét, lũ bùn, hạn hán… ngày càng dồn dập xảy ra trên khắp thế giới nói chung và ở Việt Nam ta nói riêng. Và hậu quả để lại là những tác hại ghê gớm khôn lường cả về của cải lẫn tính mạng con người. Đó là một thực tế đáng sợ mà ai ai cũng biết qua các phương tiện truyền thông hiện đại.
Chẳng hạn, trận sóng thần, động đất tại Nhật Bản vào ngày 11/3 vừa qua đã cuốn trôi hàng nghìn người cùng với hàng tỷ USD tài sản và để lại dư chấn trong tâm hồn của mỗi người còn sống sót. Rồi trận lũ lụt lịch sử tại Thái Lan kéo dài hơn 3 tháng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Thái Lan.Và ở Việt Nam cũng vậy, vấn đề thời tiết đang ngày một khắc nghiệt hơn. Có nhiều cơn bão lớn có cường độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển bất thường, phức tạp, khó dự đoán và tình trạng ngập lụt cũng xảy ra thất thường....
Nhìn chung thì tất cả các nước trên khắp thế giới đang phải gánh chịu hậu quả của tình hình thời tiết, khí hậu thất thường. Mà hậu quả dẫn đến như ngày hôm nay một phần cũng do chính con người chúng ta gây nên.
Vậy thì trước tình hình này, mỗi chúng ta cần phải làm gì để cứu lấy môi trường, cứu lấy cuộc sống của chúng ta? Đây có thể được xem là một vấn đề rất nóng đang đặt ra cho toàn thể nhân loại. Tuy nhiên có thể xem đây là một vấn đề “tuy dễ mà khó – tuy khó mà dễ” vì nó đánh vào nhận thức riêng của mỗi cá nhân.
Đối với mỗi chúng ta, việc làm hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường ngay bây giờ là chúng ta phải giữ gìn môi trường sống xung quanh cho sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra những nơi công cộng. Điều này nhỏ nhưng không dễ, phải luyện thành ý thức tự giác thường xuyên. Các nhà máy, xí nghiệp phải được di dời ra xa khu dân cư. Việc xả khói thải, nước thải, chất thải phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo quy định. Bên cạnh việc nghiêm cấm chặt phá rừng là việc trồng cây gây rừng phải được làm thường xuyên, liên tục để phủ xanh đất trống đồi trọc, duy trì lá phổi xanh cho Trái Đất, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.
Trong trường học, học sinh các cấp phải được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường sống thông qua các hình thức như tham dự các kì thi tìm hiểu môi trường, tham gia đội tình nguyện bảo vệ môi trường… để có được những hiểu biết cơ bản và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
Nói tóm lại, bảo vệ môi trường là vấn đề không của riêng ai. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức trách nhiệm thì môi trường sống của chúng ta sẽ được cải thiện, đồng thời giảm nhẹ được những hậu quả khó lường do ô nhiễm môi trường gây ra. Chúng ta hãy luôn nhớ rằng môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đưa ra những lời cảnh báo dữ dội đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trường sống như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta ngay từ hôm nay!.

PTM

Tuesday 13 December 2011

Gây hậu quả nghiêm trọng

Ở bất kỳ chế độ chính trị nào thì luật pháp cũng qui trách nhiệm cá nhân rất rõ ràng. Tất nhiên cá nhân nào phải chịu sự điều chỉnh chi phối của pháp luật thì lại là chuyện khác. Bộ luật Hình sự nước của CHXHCN Việt Nam tại điều 285 đã ghi:

Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

  1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
  3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy đối tượng điều chỉnh của điều luật này là những người có quyền hoặc được giao một trách nhiệm cụ thể nào đó.
Hậu quả nghiêm trọng chính là hệ quả của việc người có trách nhiệm đáng ra phải làm nhưng không làm, hoặc đáng ra không được làm nhưng đã trót thực hiện gây ra tổn thất nặng nề cho cá nhân, cộng đồng, xã hội, quốc gia.
“Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra” là nền tảng rất quan trọng mở rộng các quyền cơ bản của người dân trong một xã hội dân chủ  lấy “Dân làm gốc”.

Có một sự thực là một bộ phận người  dân chúng ta chưa ý thức hết quyền lực của mình được pháp luật qui định, sự sự ví von như câu ca dao dưới đây có thể bao quát được vấn đề đang bàn:

Cọp vồ heo bự chẳng sao
Mèo tha miếng thịt xôn xao cả làng.

Khi nào người dân ý thức đến quyền lực của mình, sức mạnh của mình có thể “chế ngự” và “tiêu diệt” được con Cọp trong câu cao dao trên, khi đó xã hội mới thực sự phát triển bền vững và những kẻ thiếu trách nhiệm mới bị trừng trị đích đáng.
Mong lắm thay!

PVH

Friday 9 December 2011

THAY ĐỔI NHẬN THỨC

Ông K.Mác đã nói: “ Nhận thức là một quá trình”.

Để có nhận thức, chắc chắn phải là con người; để trở thành con người theo đúng nghĩa của một động vật bậc cao thì phải có  ngôn ngữ, tư duy và nhận thức được thế giới chung quanh. Để được thế con người đã đã qua một quá trình tiến hóa lâu dài từ vượn người mất tới hàng chục triệu năm.

Nhân gian có câu: “ Gieo hành vi thì gặt thói quen, gieo thói quen thì gặt tính cách, gieo tính cách thì gặt số phận”. Nhận thức luôn đóng vai trò chủ động và định hướng trong các quá trình liên quan vừa liệt kê. Do vậy có thể tạm nói, nhận thức là nguyên nhân sâu xa của hệ quả trong quan hệ Nhân-Quả.

Do đó, nhận thức chín mùi của một con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc hính thành nhân cách, hành động và kết quả xấu hay lành trong toàn bộ cuộc đời của con người đó.
Vì vậy, thay đổi nhận thức đã chín mùi được định hình, đúc khuôn phải được coi là một sự biến đổi nhảy vọt về “Chất” theo cách nói của K.Mác trong khi phân tích mối quan hệ giữa “Chất” và “Lượng”.

Gần đây, thông tin đại chúng có đăng lại các phát biểu của ông Phan Diễn và Trần Xuân Giá, nguyên là các quan  chức cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của VN trong những thập niên vừa qua. Sau khi nghiền ngẫm các nội dung phát biểu đó có thể nói rằng nhận thức của họ về vai trò của DNNN trong nền kinh tế VN đã khác trước, hay có thế nói gọn là “ THAY ĐỔI”.

Điều gì khiến tiến trình  thay đổi nhận thức đó xảy ra nhanh như vậy?

Và còn có ai là con người đúng nghĩa, sẽ thay đổi nhận thức như hai vị vừa nêu trên hay không? Xin đọc các bài báo ở dưới để biết các vị đã phát biểu những gì để được coi “nhận thức đã thay đổi”.

PVH
“Theo Tuần Việt Nam, bàn về đổi mới tư duy để có thể tái cấu trúc nền kinh tế, nguyên Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn cho hay, nhận thức của chính ông về kinh tế nhà nước đã khác so với hơn 1 năm trước.
Ông cho hay, đầu năm 2010, thảo luận về vị trí của kinh tế Nhà nước, ông cho rằng, nói kinh tế nhà nước là chủ đạo vẫn đúng. Bởi lẽ chúng ta cần một lực lượng trong tay nhà nước, giúp nhà nước thực hiện các ý đồ, định hướng nền kinh tế, làm những việc mà các thành phần kinh tế khác không làm được.
Thế nhưng, qua những chuyến đi khảo sát ở các nước, “nhận thức của tôi (Phan Diễn – pv) về vị trí của kinh tế Nhà nước đã khác”.
“Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế rất quan trọng nhưng kinh tế Nhà nước thì chưa chắc”, nguyên Thường trực Ban Bí thư nói.Hàn Quốc là bài học thực tế tạo nên bước chuyển nhận thức ấy.
Đánh giá cao vài trò của Chính phủ trong việc định hướng phát triển kinh tế, đề ra nhiều chủ trương, chính sách, nhưng Hàn Quốc thực hiện được những ý định không phải dựa vào lực lượng kinh tế quốc doanh mà chính là vào lực lượng tư nhân.
Ngay cả tư nhân, nhà nước cũng không quá o bế đối với lĩnh vực cần ưu đãi, và cũng không nên nuông chiều, ưu đãi quá lâu. Hàn Quốc đã từng trả giá khi o bế các cheabol.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng “Gốc gác của vấn đề là nhiều tư duy không ổn mà ta ít nhắc tới.
Tư duy của vị trí nhà nước trong nền kinh tế thị trường của ta còn khác nhau và chưa rõ, kể cả nhà nước trung ương và nhà nước địa phương. Ở các nước, chính quyền chủ yếu lo quản lý hành chính nhà nước, không ai đi làm kinh tế cả.
……Thực tế, nền kinh tế VN đang phải trả giá cho những bất cập trong phân vai giữa nhà nước và tư nhân trong kinh tế.
Theo Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, khu vực này hiện đang sở hữu 70% tổng tài sản cố định của nền kinh tế, chi phối 20% vốn đầu tư của toàn xã hội, 60% tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, 50% vốn đầu tư nhà nước và 70% nguồn vốn ODA.
Được bảo hộ lớn và ưu đãi nhiều, thế nhưng, khu vực này chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế và 20% giá trị sản xuất công nghiệp”.

Đọc nhiều ở đây

Wednesday 7 December 2011

Hoan hô tranh luận...

Một vấn đề tầm cở đại sự quốc gia như việc ban hành luật pháp, nên công khai  các quá trình từ vấn đề ban hành kế hoạch xây dựng pháp luật đến  thảo luận của đại biểu tại hội trường và biểu quyết...để người dân được biết.

Biết chưa đủ, phải hướng người dân quan tâm và trở thành người người thể hiện nguyện vọng để tác động lên tư duy và sự biểu quyết bấm nút của đại biểu quốc hội.

Như một vở kịch tẻ nhạt, khán giả sẽ rất buồn ngũ nếu không có vai diễn xuất thần hay diễn tệ như  “Trương Phi quên râu” xuất hiện để lấy những tràng pháo tay hay tiếng cười của khán giả.

Trên góc độ nào đó, phát biểu mới đây của đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước không phải hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Dân chủ trong tranh luận có thể được kích hoạt từ những phát biểu “ấn tượng” của đại biểu này.

Vậy thì phải hoan hô mở rộng đường tranh luận./.

PVH

Monday 5 December 2011

Nhân dân đang nghĩ gì?

Không thể đại diện cho nhân dân để trả lời câu hỏi trên, thôi thì tự xem mình là một phần tử trong tập hợp nhân dân, thử trả lời bằng cách viết ra: “ Ta đang nghĩ gì?”

Đất nước đã hòa bình thống nhất,  giang sơn đã về một mối,  đã không còn cảnh bom rơi đạn nổ, nỗi lo sợ như thời  chiến tranh; dù hiểm họa ngoại bang rình rập, nhưng hòa bình vẫn là xu thế lớn. Nếu “ người lạ” ngông nghênh xông vào nước ta lần nữa thì người Việt chúng ta cũng sẽ chiến thắng. Là người có tuổi thơ đã quen với bom đạn và nằm hầm sâu, nên không quá lo sợ về điều này.

Vật giá gia tăng, lạm phát leo thang, con cái còn đi học, bao nhiêu chi phí hàng ngày hàng tháng, cứ xồng xộc tới. Nổi lo mưu sinh là điều lo lắng và nghĩ  suy lớn nhất. Phải chăng được như ngày xưa: bớt ô nhiễm hơn, giao thông trật tự hơn, hàng xóm thân thiện quan tâm tới nhau nhiều hơn, cuộc sống bớt xô bồ bon chen hơn...thì dẫu có khó khăn về kinh tế một chút như hiện tại nhưng  về tinh thần chắc sẽ bớt lo toan hơn chăng? Vậy thì nỗi lo cuộc sống không an toàn, nhiều bất trắc cũng là điều luôn canh cánh trong lòng.

Gác lại các nổi lo cơm áo gạo tiền, an ninh trật tự, lại suy nghĩ đến chuyện của xã hội, nơi các con của mình sẽ  gia nhập đội ngũ lao động hơn chục năm sau nữa. Cứ lấy thông tin từ báo chí chính thống của nhà nước để làm căn cứ, nổi lo lại triền miên mênh mang, không nguôi:

- Giáo dục ngày càng xuống cấp, dù đã tốn nhiều tiền của để tiến hành cải cách.
- Văn hóa ngày càng nhạt nhòa, lai căng, không bản sắc; có thể chúng ta đã thiếu bản lĩnh khi hội nhập.
- Công chức nhà nước không đảm trách hết vai trò của mình, chưa đảm trách và hỗ trợ tốt cho sự phát triển xã hội, người dân ca thán rất nhiều.
- Các cơ quan quyền lực nhà nước có quá nhiều vi phạm trong quản lý và thực thị pháp luật.
- Tiếng nói của người dân chưa được tôn trọng lắng nghe; thiết chế dân làm chủ chỉ mới dừng lại ở nghị quyết, thiếu hướng dẫn thực thi.
- Xã hội tích tụ nhiều mâu thuẩn trong nội bộ về tôn giáo, nhóm lợi ích, phân biệt giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
- Nhiều điều chướng tai gai mắt xảy ra nhưng không có sự giải quyết dứt điểm để lấy lại niềm tin nơi nhân dân.
- Nội lực quốc gia không được sử dụng hợp lý, thất thoát và lãng phí còn quá lớn.
...........

Nhưng người dân nơi tôi còn chút niềm tin và hy vọng: đó là dân tộc VN xứng đáng có một vị thế trên trường quốc tế bằng sự cùng nhau vượt qua khó khăn hiện nay; chính trị ổn định sẽ tạo đà cho kinh tế phát triển, và ngược lại khi kinh tế phát triển hơn, hội nhập quốc tế sâu hơn sẽ tác động để thể chế chính trị thay đổi tích cực mang lại đời sống ấm no hạnh phúc cho muôn nhà.
Nhân dân sẽ sát cánh cùng Nhà nước để bảo vệ chủ quyền quốc gia, qua đó giúp cũng cố tình đoàn kết toàn dân tộc vốn đã lơi lỏng do thời cuộc.
Và nhân tài đất Việt còn rất nhiều, văn hóa Việt - suối nguồn văn minh Phương Đông sẽ dẫn đường cho dân tộc ta đến bến bờ vinh quang.

Lo nghĩ cho hiện tại, nhưng lại lưng lưng nhẹ nhỏm hy vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, không biết mình có phải là anh AQ của Lỗ Tấn không nữa? Hy vọng là không phải như vậy!

PVH

Friday 2 December 2011

“CẶP ĐÔI HOÀN HẢO, BAN GIÁM KHẢO TRUNG BÌNH”

Cuộc thi “Cặp đôi hoàn hảo” gần đây là một chương trình giải trí thu hút được nhiều sự quan tâm của khán giả cả nước. Điều thú vị là  gần đây, khi còn một vòng thi nữa là kết thúc  thì các ý kiến tranh luận lại “soi” rất nhiều vào Ban Giám Khảo. Đó là điều bất ngờ đối với nhà tổ chức.

Nhận xét của công luận cho rằng BGK được đánh giá ở mức trung bình, xem ra cũng có lý. Tôi chỉ trực tiếp xem 2 vòng thi gần đây, chắc không bao quát được hết quá trình “cống hiến” của BGK, nhưng cũng xin viết ra một số nhận định trong entry này, gọi là góp vui...

Trước hết, khó gặp được một người hoàn hảo, ngay cả một vị thánh, vì vậy mới có câu “ Thánh cũng có lúc sai”.
Vì một người thì khó hoàn hảo nên người ta mới cho phép cặp thành đôi, để cái hay của người này sẽ bổ sung cho cái chưa hay của người kia và họ cùng tiến tới hoàn hảo hơn  trước con mắt của BGK và  khán giả bình chọn.
Do không thể để 1 người làm giám khảo, vì ông/bà ấy không thể hoàn hảo nên nhà tổ chức mới chọn một “hội đồng” gồm 4 thành viên, và hình như có 1 thành viên được thay đổi thường xuyên để cho có tính “hoàn hảo”.

Khách quan mà nói, tôi tôn trọng những đóng góp về mặt nghệ thuật của các vị ngồi ghế giảm khảo cuộc thi, tuy nhiên khi đổi vai làm “trọng tài cuộc thi” cho một chương trình giải trí, nhiều khi có thể do áp lực về thời gian, cái “trí” của họ xem ra không lóe sáng cho lắm trong thời khắc quyết định. Với kỳ vọng của một khán giả, tôi rất mong thành viên BGK luôn truy cập thông tin thời sự nóng bỏng mang tầm quốc gia, có như vậy các tác phẩm họ sáng tạo và thể hiện trong thời gian tới mới thực sự có ý nghĩa.

Bài hát về “ Biển đảo” của GS Xoay rất hay về nội dung, trong sáng về cách thể hiện. Sự hoàn hảo toát lên ở chổ anh đã hát thay cho người lính hải quân Trường Sa đang ôm đàn hát giữa trùng khơi đầy hiểm nguy, khán giả cảm nhận được, tại sao nhạc sĩ LMS không cảm thụ được? Tuy ông cho điểm 10, nhưng nhận xét của ông lại phản ánh “phông” - lịch sử và sự cảm nhận lịch sử của ông là zero---ông đâu có hoàn hảo, thậm chí không đạt mức trung bình dù ông có tác phẩm rất hay, “ Ôi quê tôi”...

Lại nữa, cô nhạc sĩ của ban nhạc “3 con mèo” hình như lại bị ám ảnh về tứ chi của loài “miu” khi “quật” lại GS Xoay bằng câu hỏi : Tại sao lại nắm chặt tay (không xòe ra như...) khi thể hiện bài hát “ Cơn gió lạ”?. GS Xoay rất thông minh khi trả lời” Em run...”, nhưng tại sao ta không nghĩ rằng, tay GS Xoay bị bọn “Tàu lạ” hành hung nên co quắp lại như vậy, hay khi bão tố trùng dương trùm lên tàu- anh phải nắm chặt tay vào thành tàu, mạn tàu...Anh phải run  thôi vì “Tàu lạ” quá dã man, sóng của Tàu lạ gây ra quá lớn làm chao đảo con thuyền bé nhỏ của anh???

Lại là gì đây khi LMS nói” Điểm 7,8 của anh chắc không khắt khe bằng điểm 10 của tôi!!!! Anh Lê Hoàng ạ” là có ý gì?

Nếu được phép chấm điểm 2 vòng thi tôi được xem trực tiếp, tôi sẽ chấm 1 vài vị thành viên BGK điểm zero, còn nếu trừ điểm “phong cách” thì  số điểm là “âm” và  họ nên tự trọng rút lui nếu còn tự trọng.

Tất nhiên, vẫn có giảm khảo làm việc khá tốt. Nếu xét thêm điểm phong cách họ xứng đáng được điểm cao.
Tuy nhiên nếu lấy điểm chung cho toàn BKG thì họ chỉ được điểm trung bình.
Các thí sinh thì đã hết sức cố gắng, khán giả biết điều đó--họ đang đi tới sự hoàn hảo bằng quá trình miệt mài luyện tập và lao động nghệ thuật.

“Cặp đôi hoàn hảo, Ban Giám Khảo Trung Bình” là vậy đó.

PVH

Thursday 1 December 2011

Bất chợt gánh hàng rong

Trời mưa. Đứng trước hàng hiên ngắm mưa rơi mà bụng đói chi lạ, chờ đợi một tiếng rao của mấy bà gánh hàng rong. Trời này chẳng có thứ gì ngon như của mấy bà hàng rong, chẳng phải ra ngoài mà vẫn có ăn lại còn nóng hổi nữa chứ. Bỗng chưa kịp chạm vào bánh đã rơi xuống đất, bàn tay lạnh không cầm nổi gói bánh, thật là “ấm người, lạnh ta”.

Tần tảo sớm hôm, gánh hàng rong rong ruổi khắp các nẻo đường thành phố Huế. Trên các con đường lớn, trong các ngõ nhỏ đều có đôi gánh hàng rong. Sáng sớm chưa bước khỏi giường đã nghe lảnh lót tiếng gánh xôi đậu, gánh xôi bắp, gánh bánh dầy, khoai củ,...Về khuya nằm trên giường còn nghe tiếng bà trứng lộn, bánh chưng... Tiếng rao buồn cô đơn mang nặng cả gia đình.

Trời mưa dầm dề, gió lạnh thổi, đường vắng ngắt. Chẳng ai muốn ra đường vào thời tiết lạnh lẽo thế này, chỉ có những đôi gánh hàng rong nặng trĩu vào đến tận nhà với nụ cười tươi trên đôi môi tím ngắt. Có khi gió luồn vào áo mưa, cái lạnh thấm vào người, ngã bệnh. Vài ngày sau lại gắng gượng lên đường nuôi con. Mưu sinh cuộc sống thật không dễ chút nào.

Huế nắng rồi mưa. Nét cằn cỗi hằn sâu trên khuôn mặt. Quang gánh cả đời chỉ để nuôi con. Con chưa thành tài mẹ lại bươn chải trên đường. Thấp thoáng đâu đó đôi gánh hàng rong....

Đôi chân dài đi lâu cũng mỏi, theo năm tháng đôi quang gánh càng trĩu xuống đường. Con cháu bảo: “Mệ ơi ở nhà thôi mệ..” nhưng  mệ nhớ quá, chồn chân...lại đi...

Anh Đào

Wednesday 30 November 2011

BỆNH VÔ CẢM

Hiện nay, internet đã phổ cập gần như hoàn toàn. Mọi thông tin được cập nhật liên tục, ta có thể biết được mọi việc gần như tức thì. Đọc báo báo cũng là một phần tiếp nhận thông tin mới và hiện nay các báo cũng đăng tải nhiều tệ nạn xã hội Nhất là cướp của người bị nạn đây xem như là một hành động thật là tàn nhẫn.
Trong cuộc sống ồn ào và náo nhiệt hiện nay, song song với việc phát triển của xã hội thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm, trong đó có căn bệnh vô cảm. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém. Đó là 1 loại bệnh gần như stress, nó thường xuất hiện khi xã hội có những yếu tố vượt quá mức bình thường, ví dụ ngày trước lâu lâu mới thấy 1 người ăn xin thì mình thấy tội và giúp họ 1 ít tiền, bay giờ thì có 1 đống tiền cũng không giúp nổi vì quá nhiều ăn xin, rồi tai nạn cũng vậy, rồi vé số cũng vậy........Bệnh này sẽ làm cho con người dần dần xa cách nhau.
Vô cảm có nhiều nguyên nhân gây nên, và các yếu tố dễ gây nên bệnh này nhất là do gia đình, bạn bè hay chính bản thân không vượt qua được khó khăn trong phút chốc, làm cho tinh thần suy giảm, lo lắng, sợ hãi, cuối cùng họ không muốn tiếp xúc hay nói chuyện với những người xung quanh.Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa?nguyên nhân hình thành như thế nào? tác hại ra sao? đó là 1 khó khăn .... vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người. Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì.chẳng hạn như : - Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. - Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ. - Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết.
Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là "thương người như thể thương thân"
Để chữa trị căn bệnh này, chúng ta phải lên án thật quyết liệt và cùng chung tay cùng hòa nhịp con tim để lắng nghe người khác nói, không chỉ với những con người mắc căn bệnh vô cảm mà ngay cả những người đang ở xung quanh mình. Hãy biết lắng nghe và chia sẻ, dành những tình cảm chân thành để giúp họ vượt qua khó khăn, sống một cuộc đời tươi đẹp nhất.

D.N

Monday 28 November 2011

LÒNG NHÂN ÁI

Con người sinh ra có một đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, một bộ óc để suy nghĩ….Và có một trái tim để yêu thương. Con người biết yêu thương quan tâm sẻ chia với mọi người là con người có lòng nhân ái Steve Godier đã khẳng định: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người”. Nhân ái là cái gốc của đạo đức con người, là nền tảng của luân lí xã hội. Không có tình thương con người chỉ là một con vật. Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “Đời thừa” đã khẳng định: “Tình thương là lẽ sống, là tiêu chuẩn làm người lớn nhất. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình”.
   Đó là cha mẹ người cho ta cuộc sống, cho ta được biết thở bầu không khí trong lành, cho ta dòng sữa ngọt ngào với tình thương không bao giờ vơi cạn. Đó là ông bà là anh em ruột thịt, là bạn bè, bà con lối xóm,…..Biết yêu thương mình, yêu thương những người thân yêu, yêu đồng bào chung một bọc, yêu thương đồng loại đó chính là biểu hiện của tấm lòng nhân ái. Tinh yêu thương ấy không chỉ biểu hiện ở tấm lòng, lời nói mà còn những hành động cụ thể: Một tấm áo gửi đồng bào miền Trung lũ lụt, một hành động giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn, một mùa hè xanh tình nguyện, một giọt máu cứu giúp người đang lâm trọng bệnh, một cái nắm tay, một ánh mắt đồng cảm sẻ chia,….Đó là những nghĩa cử bình thường mà cao đẹp của những tấm lòng nhân ái. Biểu hiện cao nhất của tấm lòng nhân ái chính là đức hi sinh. Những người chiến sĩ như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọ người. Những bà mẹ Việt Nam tảo tần lặng lẽ hi sinh cuộc đời vì chồng con, vì đất nước. Người sinh viên lao mình xuống dòng nước lũ cứu những em nhỏ,…Họ đã quên cả bản thân mình vì người khác. Họ là những con người dũng cảm, những trái tim yêu thương.
    Lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam. Tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” là đạo lí ngàn đời của dân tộc. Nhũng cái tết của người nghèo, những mái ấm tình thương, nối vòng tay lớn, chung một trái tim, đã làm ấm lòng những người con đất Việt. Những ngôi nhà được cất lên, những mái trường được dựng lại, bình yên trở về sau nhũng bão giông nở nụ cười trên môi những đứa trẻ tật nguyền bất hạnh, những con người lầm lạc tìm thấy niềm tin ở sự khoan dung của cộng đồng….
    Ngạn ngữ có câu: “Lòng nhân ái là vũ khí cao thương nhất để khắc phục kẻ thù”. Lòng nhân ái là sức mạnh bởi nó làm cho sức mạnh trở nên vô nghĩa. Đất nước ta đã tững đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, dấu ấn để lại trong những người lính không chỉ là tinh thần chiến đấu kiên cường mà còn là những con người Việt Nam nhân ái, bao dung.
    Lòng nhân ái không phải là những gì cao đạo, xa vời, càng không phải lòng thương hại, sự bố thí. Lòng nhân ái có thể là một tình yêu, một lòng tốt bình thường nhưng có sức mạnh lớn lao có thể làm biến cải con người. Một bát cháo xoàng xĩnh với tình yêu thương thô mộc của Thị Nở đã đánh thức lương tâm của Chí Phèo, kéo một con người trở về cuộc sống của người lương thiện. Kiệt tác của bác Bomen trong “Chiếc lá cuối cùng” của Ohenri được vẽ bằng trái tim yêu thương và lòng nhân aiscao cả đã có sức mạnh kì diệu cứu cô bé Gionxi nằm trên giường bệnh trong cơn tuyệt vọng. Lòng nhân ái có thể làm tăng cuộc sống tinh thần cuẩ con người, làm phong phú tâm hồn người cho đi. Đừng bao giờ nuối tiếc vì cho đi tình yêu chính là cách nhân lên tình yêu. Cho đi người ta sẽ nhân lại được rất nhiều. Nhân ái với mọi người ta thấy tâm hồn mình thật giàu có.
   “Lòng nhân ái mang một sức mạnh lớn lao làm cho cuộc sống nhân loại trở lên tốt lành”. Ngạn ngữ Nga đã từng nói như vậy bởi “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu”. Nếu không có tình yêu thương, cuộc sống sẽ trở thành địa ngục, Trái Đất sẽ trở thành nấm mồ lạnh giá và dẫu khi ấy trái tim ta chưa ngừng đập sống cũng chỉ là vô nghĩa. Nhà sư phạm người Nga XuKhôm Linxki đã nói: “Nếu những đứa trẻ dửng dưng với những điều đang xảy ra trong trái tim người bạn, bố mẹ hoặc bất cứ người đồng bào nào em gặp. Nếu những đứa trẻ không biết đọc trong ánh mắt người khác trong trái tim người đó sẽ không bao giờ trở thành con người chân chính”. Bài học làm người đầu tiên là bài học về lòng nhân ái, sự can đản, sẻ chia.
    Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ ngừng yêu thương. Niềm yêu thương đong đầy cho tất cả, ta sẽ thấy vị ngọt mát cuộc đời.

Đức Nhân

Friday 25 November 2011

ÁO ẤM ĐẾN TRƯỜNG

Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh khá đầy đủ và no ấm. Nhưng đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn rất nhiều con người khổ cực và có được một bữa ăn ngon, một manh áo ấm đối với họ đã là quý giá lắm rồi. Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn vất vả và những người nghèo vẫn đang nỗ lực tìm kiếm cho mình những cơ hội để cải thiện  và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên với vùng đất đã từng trải qua nhiều súng đạn của chiến tranh và khó khăn về thiên thời địa lợi thì quả thật những nỗ lực xóa đói giảm nghèo của lãnh đạo chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn là dấu chấm bỏ lửng. Mùa đông lại đang đến gần, cái mưa cái rét càng làm cho cuộc sống của họ thêm phần khó khăn. Chuẩn bị được một bữa cơm đầy đủ cho gia đình đã khó, kiếm được manh áo ấm lại còn khó hơn.
Thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn đó, chúng tôi những nhân viên Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập Huế đã quyết định ưu tiên chọn một số địa phương vùng sâu vùng xa thuộc diện đặc biệt khó khăn và qua đó hỗ trợ 400 suất áo ấm cho các phường xã thuộc huyện Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy và các vùng lân cận trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế với mong muốn sưởi ấm cho các em nhỏ trong mùa đông giá lạnh đồng thời phát huy tinh thần “ tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách” nhằm đem đến những gì tốt đẹp nhất dành tặng  các em.
Mùa đông năm nay ở Huế tuy có ấm hơn nhưng vẫn còn khá se se lạnh thế mà hầu như các em ở những nơi đây vẫn chỉ độc nhất trong một chiếc áo cộc phong phanh đến trường làm dấy lên trong chúng tôi một niềm cảm xúc bồi hồi, khó tả.
Không những thế, trang thiết bị cơ sở vật chất của trường còn quá nghèo nàn và xuống cấp khá trầm trọng. Nhìn những dãy phòng nhếch nhác và cũ kỹ đối lập với hình ảnh các em nhỏ hồn nhiên chơi đùa phần nào làm nguôi đi những cảm xúc ban đầu của chúng tôi khi mới đặt chân đến những nơi đây.
Có thể nói, nhờ có sự chuẩn bị kỹ càng và lên kế hoạch từ trước nên công việc trao tặng áo diễn ra rất nhanh chóng và thuận lợi hơn so với dự kiến. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sự phối hợp tốt và hiệu quả của quý nhà trường, các chính quyền địa phương đã tạo điều kiện tối đa cho chúng tôi hoàn tất công việc của mình một cách thành công và tốt đẹp.
Nhân đây, chúng tôi, các em học sinh và toàn thể quý nhà trường xin chân thành cảm ơn các quý nhà tài trợ, các nhà hoạt động thiện nguyện đã luôn dốc hết sức lực và khả năng của mình để chăm lo và quan tâm giúp đỡ  cho các em được có thêm chiếc áo ấm để mặc trong tiết trời chuyển đông sắp đến. Những tấm lòng dù lớn hay nhỏ nhưng gộp lại  sẽ tạo thành món quà lớn và hết sức có ý nghĩa và là niềm động viên lớn cho các em quyết tâm nỗ lực phấn đấu không ngừng trong công việc học tập của mình.
“Hãy mở rộng tấm lòng mình vì một xã hội tốt đẹp hơn và góp phần xây dựng thế hệ tương lai của đất nước là thông điệp mà chương trình muốn chuyển tải đến cho tất cả những ai biết yêu thương và chia sẻ”.
Ngọc Thủy