Những
tranh luận về kinh tế gần đây trên báo chí cho thấy nước ta đang thiếu lực
lượng chuyên gia kinh tế giỏi.
Tranh
luận đang theo chiều hướng mạnh ai nấy nói, chưa thực sự tạo thành các trường
phái khác nhau, được dẫn dắt bởi các học giả tiếng tăm.
Trước hết là việc quyết
địng tăng giá xăng dầu. Bên muốn tăng giá chỉ đưa ra một số lý do thiếu thuyết
phục, trong khi lại không công khai hết thông tin, và tăng giá trong khi giá
dầu thế giới đang giảm. Bên phản đối tăng giá không chứng minh được thiệt hại
một cách tường minh, phản biện phiến
diện, cứ nhấn mạnh ở hậu quả sẽ gây ra lạm phát, tăng CPI chứ không phân tích
toàn diện sự thiệt hại cho nền kinh tế về hữu hình và vô hình.
Việc nên phá giá VNĐ hay
không cũng vậy. Các bên bảo vệ hay phản đối đều có lý do riêng của mình, nhưng
chủ yếu là nói về xuất nhập khẩu bị tác động ra sao, lạm phát sẽ bị dẫn dắt thế
nào, FDI bị ảnh hưởng hay là không…Người ta quên mất rằng, chỉ có sức mạnh sản
xuất của nền kinh tế mới đảm bảo giá trị đồng tiền. Phải bảo đảm gia tăng sức
sản xuất và giá trị lao động gia tăng thì đồng tiền Việt mới có giá trị và tỉ
giá ổn định lâu dài cũng nhằm bảo vệ sức sản xuất đó. Ít có chuyên gai nào nêu
bật ý nghĩa này khi tranh luận.
Tranh luận về giá BĐS và
giải cứu bất động sản gần đây cũng khá sôi nổi. Cái buồn cười của doanh nghiệp
kinh doanh BĐS là họ không có khái niệm về kinh tế thị trường, họ hình như quen
với việc được nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ. Họ quên đi việc giá BĐS phải được quyết
định theo qui luật thị trường là điểm gặp nhau của cung và cầu. Hiện nay “cung
BĐS” đang ở trên mây, còn “cầu về BĐS” đang ở dưới đất, một số đang ở dưới hố
sâu thì làm sao có thể gặp nhau được. Về việc này, TS Alan Phan đã phân tích
sâu sắc và có lý hơn cả.
Còn rất nhiều vấn đề tranh
luận khác như: xe chính chủ, được bắn người khi thi hành công vụ, cấp phát thẻ
công dân, sửa luật đất đai…mà việc tranh luận gần đây cho thấy chúng ta đang
thiếu chuyên gia giỏi một cách trầm trọng.
Hay là các người giỏi đã
lui về ở ẩn hết rồi?
PVH
No comments:
Post a Comment