Tuesday, 9 April 2013

LÃI NGÂN HÀNG



So với các năm trước, các ngân hàng phần đông đã giảm lãi so với những năm 2011 trở về trước. Khi đó, được gọi là lãi khủng.
Nay ngân hàng do gánh nợ xấu nên phải trích lập quỹ dự phòng, và lãi vì vậy bị giảm đi. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn còn lãi, chứ chưa lỗ nặng.
Một số ngân hàng như HABUBANK, WB…đã phải chịu sáp nhập do gánh nợ của một số doanh nghiệp được gọi là quả đấm thép của nền kinh tế không đòi được trong một thời gian dài.
Về nợ xấu, hình như ngân hàng chưa cho biết con số thật sự. Người thì đoán 17% GDP, người thì đoán 10%, NHNN thì nói là 8% nay đã xuống còn 6% rồi. Chắc chắn con số 6% là không có thực. Con số 17% thì còn phải coi lại, nhưng trên 10% thì chắc chắn là có rồi. Chỉ còn minh bạch việc cơ sở tính toán có theo chuẩn quốc tế hay không mà  thôi. Thống đốc Bình nói chưa có chuẩn chính thức nào để qui định  tính toán về nợ xấu – như trả lời trước quốc hội- là trả lời lấy được, là trả lời câu giờ giống như việc ông nói về “bộ 3 bất khả thi”, mà thực chất là ông ta “bất khả tri” về “bộ 3 nổi tiếng” của kinh tế học hiện đại.
Nhưng, ngân hàng vẫn có lãi. Tuy nhiên, về lâu dài có tiếp tục thâu lãi hay không thì khó mà biết được. Căn nguyên là ngân hàng đang cho vay chủ yếu dựa vào tiền gửi của người dân. Khi lãi suất tiền gửi xuống thấp, lạm phát cao, người dân rút tiền để tìm cách khác bảo vệ tài sản của mình, thì ngân hàng sẽ không còn tiền để cho vay nữa.
Vì vậy, để tồn tại, ngân hàng phải “đi đêm” với khách hàng về lãi suất để rồi sau đó cho vay lại với lãi suất cao ngất ngưỡng và hưởng  lãi.
Vì vậy, chúng ta sẽ tự nhiên trả lời được câu hỏi vì sau ngân hàng vẫn cho vay với lãi suất cao, chưa chịu hạ xuống theo yêu cầu của NHNN.
Vì không có quản lý minh bạch, pháp luật ngân hàng lỏng lẻo nên mới xảy ra hiện trạng này.
Siết kỷ luật ngân hàng thì may ra doanh nghiệp và người dân mới có thể vay vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý được.
Sự tù mù trong thống kê nợ xấu cũng như áp dụng lãi suất tiền gửi ngân hàng sẽ là nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế lâu dài.

PVH

No comments:

Post a Comment