Thursday 31 July 2014

NHỮNG QUY ĐỊNH “TRÊN TRỜI”


Trong thời gian qua, người dân đã  nhiều phen tá hỏa với các quy định văn bản của cơ quan nhà nước. Phải chăng các công bộc của dân ban hành những quy định giống như “ngẫu hứng lý qua cầu”.

Ví như trong kỳ thi đại học vừa qua, bộ giáo dục ban hành văn bản cộng điểm ưu tiên cho mẹ VN anh hùng. Phải chăng đó là ý tốt của Bộ Giáo dục - đào tạo, chỉ có điều nó không phù hợp lắm với những lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa.

Trong năm 2013 bộ Công an đưa ra dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình theo đó phạt hành chính từ 1 đên 1,5 triệu đồng nếu chì chiết vợ, chồng…cấm nói tục chửi bậy nơi công cộng.

Phải chăng, họ đang dùng phép thử người dân. Gia đình nào chẳng có lúc thế này, lúc thế khác. Trời còn có lúc nắng lúc mưa. Ấy vậy mà lỡ miệng chì chiết chồng, chì chiết vợ cái là bị phạt tiền triệu. Giá như, quy định này thực tế hơn rằng nên giữ gìn hạnh phúc gia đình bằng các biện pháp khác mang tính chất động viên thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

            Và gần đáy nhất, Cấm bán rượu bia sau 22h của bộ y tế Quy định “lạ” này một lần nữa dấy lên dư luận lo ngại hiện trạng “ngồi trên trời làm chính sách”.

Người Việt gắn với ẩm thực rượu, sau này thêm bia, nó có tự lâu đời. Văn hóa uống rượu của người Việt cũng vô cùng đa dạng, mỗi vùng một bản sắc khác nhau và chén rượu được dùng để thể hiện tình cảm, bày tỏ tình cảm với nhau. Việc lạm dụng rượu bia gây ra tác hại thế nào cũng đã rõ và đã đến lúc, người ta cần giới hạn lại nó bởi những quy định khắt khe hơn như cấm uống rượu bia trong giờ làm việc, cấm uống rượu bia khi điều khiển ôtô, xe máy...

Nhưng từ đó để đẩy sang chuyện cấm bán rượu bia sau 22h lại quá xa cách và không hề khả thi. Cấm bán ở vũ trường, nhà hàng, đó là điều không thể khi mà trong khi quy định đóng cửa loại hình này sau 24h đến nay vẫn không làm được, nói gì họ bán, uống bia rượu. Còn bán rượu dưới các hình thức khác nhau ở đô thị, nông thôn thì hoàn toàn không thể kiểm soát, người ta có thể bán ở chợ, ở quán, ở nhà và không lẽ đêm đêm lại có đội đi phục bắt người bán và uống rượu để xử phạt? Trong khi nhiều vùng miền, ăn uống buổi đêm là một tập tục văn hóa lâu đời.

Tóm lại thì các quy định này quá xa rời thực tế không hề khác những vết xe đổ của những quy định văn bản pháp luật trước như cấm bán thịt sau 8 giờ giết mổ, cộng điểm ưu tiên cho mẹ Vn anh hùng, phạt tiền vì vợ chồng chì chiết nhau hoặc nói tục chửi bậy nơi công cộng...

D.N

Wednesday 30 July 2014

NĂNG ĐỘNG VÀ VẤT VẢ CỦA NGHỀ TIẾP THỊ


Những năm trở lại đây, nghề tiếp thị nở rộ ở TT Huế, dấy lên một công việc kiếm tiền mưu sinh đẵc biệt là đối với những sinh viên mới ra trường không có việc làm trong thời buổi kinh tế suy yếu, thất nghiệp ngày càng tăng cao.
Thường xuyên xa nhà theo yêu cầu công việc, nói và đứng nhiều giờ liên tục dưới trời nắng nhưng miệng phải luôn tươi cười chào mời khách hàng… Đó là công việc của những nhân viên tiếp thị hay còn gọi là nhân viên bán hàng hoặc có thể là nhân viên kinh doanh. Ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn công việc này làm vì mưu sinh và để rèn luyện bản thân.
Những vất vả, nhọc nhằng luôn đi theo họ và mối nguy hiễm giao thông không bỏ qua bất kỳ sơ xuất nào khi chở hàng đi trên đường. Nhiều người ví nhân viên tiếp thị như những “gánh hàng rong”, bởi bước chân của họ rong ruổi khắp chốn cùng quê, mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn về các loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Tuy vậy, những phiền hà do họ gây ra cũng không ít khi mà họ chỉ chú ý đến mục tiêu bán được hàng mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ. Dù vậy, cũng phải thừa nhận rằng sự tồn tại và phát triển của nghề tiếp thị như một kênh hữu hiệu để quảng cáo sản phẩm, bán lẻ hàng hoá trực tiếp đến khách hàng.
Tiếp thị là hữu ích và tiện lợi cho người tiêu dùng, nhưng cũng có vài trường hợp là lừa dối, gây mất niềm tin cho người tiêu dùng đối với những người làm tiếp thị nói chung. Vì thế nó càng gây khó khăn thêm cho những người tiếp thị, bán hang thành thật. Để thuyết phục được khách hàng họ phải nói đi đôi với làm mong sao sản phẩm của mình bán được số lượng lớn, mới có được doanh thu cao.
Nghề tiếp thị không chỉ dành cho tuổi trẻ năng động mà những người lớn tuổi có kinh nghiệm, có tài thuyết phục, chiếm lĩnh được tình cảm của khách hàng, và hơn hết là dễ dàng gây dựng được uy tín hơn các bạn trẻ.
Thực tế cho thấy, nghề tiếp thị mang lại  một công việc và thu nhập cho nhiều người, đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó những nhọc nhằng, vất vả luôn đi theo họ mọi ngày trên mọi nẽo đường.


H.S

Monday 28 July 2014

CHUYỆN CÁI VÉ




Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá: 
"Người lớn: $10.00 
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00 
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí" 
Đọc xong, ông nói với người bán vé: 
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi. 
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại. 
- Vâng. 
- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi. 
- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy, người lớn muốn dạy con mình không nói dối thì trước hết người lớn nên nói thật, chứ đừng suy nghĩ đứa bé chưa biết gì. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của trẻ em bởi nó sẽ làm theo những gì người lớn đã làm và đang làm.


D.T

Friday 25 July 2014

Vu lan về, Mẹ ở đâu..!



Lại một mùa Vu lan nữa về. Trái tim con dường như se thắt lại khi nghĩ đến ngày đó. Ngày xưa con từng ước mơ, khi trưởng thành con sẽ là người chăm sóc cho mẹ, làm những việc mà mẹ đã làm cho con như thuở còn thơ. Nhưng….

Những lúc đi ra phố hay bất cứ đâu, con đều bắt gặp những hình ảnh “Mẹ và con” tay trong tay cùng dạo phố, đứa bé được nũng nịu bên mẹ, con lại nhớ về ngày xưa khi có mẹ và chợt chạnh lòng. Trong tâm trí con nghĩ rằng, con đã kém may mắn hơn những người kia, đã tuột khỏi tầm tay yêu thương của mẹ.

Mỗi độ Vu lan về ai chẳng muốn một ánh mắt, một nụ cười, một hơi ấm dịu êm. Dù mẹ có bận rộn mấy đi chăng nữa thì con cũng tìm giờ rảnh rỗi nhất mà mẹ có để con có thể ngồi lặng lẽ bên vòng tay ram rám khô gầy của mẹ và con sẽ thốt lên "con yêu mẹ"...Thế nhưng điều con từng ước, nay đã không còn là sự thật. Con chỉ biết cách chấp nhận sự thật ấy,….Thế nhưng mỗi độ Vu lan về con lại thổn thức nhớ mẹ không nguôi! Bởi xung quanh con mọi người đều được cài bông hồng đỏ thắm, còn riêng con lại cài bông hồng trắng, tự dưng nước mắt con chỉ chực trào ra khi có một ánh mắt nào đó nhìn con với vẻ ái ngại và thương cảm. Và con lại thương nhớ mẹ vô hạn.

Nhưng mẹ à, con sẽ cố gắng sống tốt! Vì mẹ chỉ ở đâu đó xung quanh con, luôn dõi mắt theo những đứa con của mẹ. Và đặc biệt là mẹ luôn sống trong tim con.


P.T.M

Wednesday 23 July 2014

Đại học có phải là con đường duy nhất ?


Tấm bằng ĐH có phải là tấm vé thông hành cho bạn bước thẳng đến tương lai. Đôi khi mọi người vẫn đặt nặng vấn đề phải vào đại học mới tốt nhưng liệu có ai nghĩ rằng: ra trường xong sẽ làm cái gì, nơi nào sẽ trọng dụng cái bằng mình đang cầm trên tay, kiến thức của mình học ở trường có được sử dụng ở công việc mình đang có và liệu rằng chính nơi mình đang làm có tạo điều kiện cho mình phát huy được kiến thức đã được học.

Chúng ta coi "Đại học là con đường duy nhất" bởi vì chúng ta có quá ít thông tin về việc đào tạo cũng như tìm hiểu về chuyên ngành mà mình lựa chọn tại các giảng đường đại học. Có rất nhiều bạn sai lầm khi đã từng nghĩ "cứ vào bất kì một trường ĐH nào đó rồi sau này sẽ có tương lai" mặc dù là chuyên ngành mình không ưa thích , biết là mình đang lãng phí thời gian và tiền bạc cho việc học này nhưng không dám "dũng cảm" bỏ học để tìm cho mình một lối đi khác!

Khi ra trường, có phải có tấm bằng đại học là có việc làm không? Rồi các cử nhân lại cầm hồ sơ xin việc đi khắp nơi tìm việc làm. Không tìm được việc làm phù hợp cho 4 năm dúi đầu vào đại học thì các cử nhân cũng chỉ biết tìm đại một việc để làm... Bạn nên suy nghĩ lại khi đưa ra quyết định cho tương lai của chính mình, không nên phụ thuộc vào người khác mà hãy tự quyết và chịu trách nhiệm đối với quyết định đó.

P.K

Monday 21 July 2014

XE XÍCH LÔ

 
Từ lúc xưa, hình ảnh những cô gái Việt Nam mặc tà áo dài thướt tha ngồi trên chiếc xe xích lô đã trở thành một hình ảnh đẹp đi vào lòng người. Qua năm tháng, hình ảnh ấy đã trở thành một thứ gì đó rất riêng của con người Việt Nam. Thời gian trôi đi, mọi thứ trong xã hội này đều thay đổi và phát triển về mọi mặt. Từ phương tiện liên lạc đến phương tiện giao thông đều phát triển, để đuổi kịp nền khoa học tiến bộ của thế giới. Nhưng có những thứ vẫn không thể thay đổi được, nó như là một nét văn hóa riêng của đất nước đó. Chiếc xích lô cũng là một nét văn hóa riêng của người Việt, đến bây giờ nó vẫn được mọi người yêu mến. Hiện tại, xe xích lô được sử dụng nhiều cho dịch vụ du lịch hơn là phục vụ cho các nhu cầu đi lại của người dân.
Chiếc xích lô gắn liền với nhiều kỷ niệm đối với tuổi thơ mỗi người. Lúc trước ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, chiếc xe xích lô được những người dân sử dụng rất nhiều. Từ những bà nội trợ hàng ngày đều được chở đi chợ trên chiếc xe xích lô, rồi đến các em học sinh cũng được các chú lái xe chở đi đến trường bằng chiếc xe xích lô. Nhưng đến thời điểm hiện nay, đa số xe xích lô được trang bị để phục vụ chở khách Tây.
So với các loại phương tiện khác thì xe xích lô được sử dụng bằng sức người. Chiếc xích lô đầu tiên được sản xuất tại Sài Gòn do một người pháp sáng chế. Du khách nước ngoài về tham quan ở đâu đất nước Việt Nam, họ cũng mong muốn được ngồi một lần trên chiếc xe xích lô. Họ xem nó như là một đặc sản của người dân Việt Nam.
Đối với người lao động nghèo, chiếc xích lô đối với họ cũng không kém phần quan trọng, giúp họ kiếm tiền mưu sinh nuôi sống gia đình. Nó có ưu điểm nổi trội so với các loại xe khác ở chỗ: “ không gây ô nhiễm tiếng ồn và không thải ra khói gây ô nhiễm môi trường, rồi nó cũng ít có khả năng gây ra tai nạn giao thông”. Có người thích thú nói rằng: “xích lô là một cái gì đó rất Việt Nam”. Đi du lịch bằng xích lô vừa thoáng mát vừa rẻ tiền, lại khám phá được hết các ngóc ngách nhỏ của đất nước Việt Nam.
TN

Friday 18 July 2014

Để Huế Mãi Đẹp Trong Lòng Du Khách


Huế phải là vùng đất của sự nhân văn.

Thế là một mùa thi đại học nữa lại qua. Tôi vẫn nhớ một bài báo đăng hình ảnh người cha  nhân dịp đưa con vào Huế thi vào tham quan Đại Nội nhưng vì không có nhiều tiền nên người cha đành phải đứng ngoài nhường chiếc vé cho người con vào tham quan. Lúc đó nhiều người đã góp ý có lẽ dl Huế nên cần làm bước đi táo bạo hơn đó là giảm giá vé cho những thí sinh vào Huế thi Đh thông qua phiếu dự thi và sẵn sàng giảm giảm 50% để những thí sinh nay sau này dù đậu để tiếp tục học tập ở Huế hay là không thì vẫn mang một hình ảnh đẹp của Huế quảng bá khắp nơi. Một ý tưởng không tồi và rất nhân văn nhưng có thực hiện được không lại là một chuyện khác. Và năm nay Huế vẫn chưa thực hiện được điều này.

Người dân địa phương là một phần trong phát triển du lịch.

Tôi đặt chân đến Bảo tàng điều khắc Chăm Đà Nẵng một buổi chiều. Nhìn vào bên trong đang có rất nhiều khách du lịch ngoại quốc đang tham quan. Bước vào quầy vé của khu bảo tàng có đề ngay tấm biển người lớn 30.000đ/1vé sinh viên, trẻ em 5000đ/1vé. Nhìn vào giá vé có thể thấy ở Đà Nẵng người ta đã biết phân loại du khách thêm một lớp đó là sinh viên và biết đối tượng nào sẽ phải lấy giá bao nhiều cho phù hợp, không đánh đồng.

Thời còn Sv tôi được thực tập tại Bà Nà Hill 2 tháng, một công ty thuôc tập đoàn Sungroup do ông Lê Viết Lam đứng đầu. người đã từng là trợ lý của tỷ phú VN Phạm Nhật Vượng . Tại đây thường xuyên có những đợt giảm giá vé gọi là “Tri ân người Đà Nẵng” với giá vé chỉ còn 100 ngàn (thay vì 450 ngàn) cho những người có hộ khẩu ở Đà Nẵng. Từ đó ta có thể thấy người ta đã biết chú trọng vào khách hàng là người dân địa phương như thế nào. Những người sẽ làm du lịch chính cho địa phương và sẽ là người quảng bá  cho nền dl địa phương.

Có lễ Huế nên học hỏi và làm theo điều này, nên có những chính sách giảm giá vé cho người dân địa phương và sinh viên. Mặc dù sẽ mất đi một lượng doanh thu từ việc bán vé nhưng lại là có tác động hiệu quả lâu dài  bền vững hơn cho sau này. Nó sẽ khuyến khích người dân Huế đi đến những nơi di sản hay khu dl của Huế nhằm họ có thể am hiểu hơn và có thể yêu quý hơn vùng đất Huế và những thứ đang đem lại miếng cơm cho họ và gia đình của họ hằng ngày. Như vậy họ mới có thể quảng bá tốt cho dl Huế được. Chứ bây giờ nhiều người chẳng nắm rõ được thông tin cơ bản của những điểm đến mà Huế đang có mặc dù họ là người thường xuyên tiếp xúc với du khách. Chỉ cần một phép thử đơn giản bằng cách hỏi đường lên lăng Thiệu Trị hay Minh Mạng với một số người kinh doanh  hàng lưu niệm ở trục đường Lê Lợi thì nhận ra không hẳng nhiều người biết về đường đi này, trong khi họ chính là những người làm trong nghành dl,góp một phần vào hình ảnh dl của Huế.

Xích lô Huế và những việc cần bàn.

Năm 2004 Sở DL TT Huế phối hợp với LĐLĐ TP Huế thành lập nghiệp đoàn xích lô du lịch. Hiện này Huế có hơn 2800 chiếc xích lô đang hoạt động nhưng chỉ có 211 chiếc đang nằm trong nghiệp đoàn xích lô du lịch. Hơn 2500 chiếc còn lại nằm trong các tổ tự quản phường xã,hoạt động mang tính tự phát và nhiều nhóm trong số đó cũng tham gia hoạt động du lịch, rất khó quản lý và kiểm soát. Có nhiều xích lô dù nằm ngoài nghiệp đoàn, tổ tự quảng cò kéo gây mất trật tự náo loạn cả một vùng, có khi họ chở khách mà hô giá “trên trời” khiến du khách phải giật mình. Ở gần nhà tôi có một một vài khách sạn nên lực lượng xích lô “quần thảo” ở đây rất đông. Tôi đã từng chứng kiến một bác xích lô héc giá 200 ngàn khi chở một khách người nam từ chợ Đông Ba về với khoảng cách chỉ chừng hơn 1km. Còn riêng tính chuyện cò mồi đưa khách tới những nơi buôn bán “đặc sản Cố Đô” thì cứ loạn cào cào cả lên.

Xét thấy trong tình hình hiện nay với mục tiêu đưa TT Huế lên thành trực thuộc trung ương và là trung tâm văn hóa du lịch , TP Festival của Việt Nam thì việc chấn chỉnh đội ngũ này rất là bức thiết. Xích lô dl cũng là một loại hình giao thông chuân chuyển nhưng giá cả lại một nhịp mỗi phách khác nhau. Mỗi người xích lô như vậy cũng được xem như là một hướng dẫn viên đối với khách du lịch và mang trên mình một hình ảnh dl Huế nhưng không được đào tạo kiến thức và phương thức hoạt động.

Thiết nghĩ mặc dù từ lúc thành lập nghiệp đoàn đên nay xích lô dl tại Huế đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nếu mạnh tay hơn nữa nhằm gom những xích lô “dù” làm dl này vào nghiệp đoàn cho có tổ chức hơn hoặc cho tư nhân hóa loại hình phương tiện này như ở Hà Nội (công ty TNHH dịch vụ xích lô du lịch “Sans-Souci”) thì tốt quá. Có lẽ nên lặp thêm nhiều đường dây nóng công bố rộng rãi và bộ phận chuyện trách để xử lý vấn nạn xích lô bắt chẹt du khách hay xích lô dù này (hiện nay có đường dây nóng của thanh tra Sở DL 0914050005 để phản ánh tình trạng dv dl ở Huế nhưng thực sự chưa hiệu quả và chưa được nhiều người biết đến). Ban đầu việc này có thể gây khó khăn cho người lao động nghèo nhưng tính về lâu dài thì đó là cơ sở cho họ có công ăn việc làm ổn định và bền vững.


N.H

Wednesday 16 July 2014

Cảnh Giác Cao Độ

  

Bản tin thời sự vào lúc 19h mỗi đêm vẫn phát đi thông tin thực địa tại điểm nóng biển Đông. Nhưng khác với sự đón nhận thông tin một cách căng thẳng và đặc biệt lưu tâm như những tháng trước đây thì nay có một số người nắm bắt thông tin một cách hời hợt hơn. Một số còn phát biểu rằng “...ui chào,cứ nói đi nói lại mãi,chẳng có gì mới, sẽ chẳng có đánh nhau đâu. Thời buổi này chỉ có đấu võ mồm với chiến tranh kinh tế thôi chứ chẳng có quân sự đâu...” . Với những suy nghĩ như vậy trong bộ phận một số người thì điều đó cực kỳ nguy hiểm. Từ xưa cho đến nay quân sự luôn là một giải pháp bắt buộc và duy nhất khi một nước muốn xâm lấn hay chiếm đóng trái phép lãnh thổ của nước khác. Việc lơ là mất cảnh giác ngoại ban sẽ dẫn đến sự trở tay ứng phó không kịp và phải trả giá đắt nếu có biến cố sảy ra là điều không thể tránh khỏi. Chính quyền Trung quốc luôn vậy,lúc chúng ta sao nhãn và nội bộ thiếu thống nhất nhất thì họ bắt đầu ra tay. Họ sẽ dùng mọi cách để đánh kinh tế ta, đe dọa đẩy ta ra xa khỏi vòng tay của bạn bè quốc tế, đẩy mâu thuẫn giữa ta và họ lên cao nhất có thể và sau đó là cái cớ để họ thực hiện quân sự lên ta. Với tình hình hiện nay nếu họ thực hiện việc này thì không những họ sẽ làm việc đó trên biển mà sẵn sàng tiến hành ngay cả trên bộ và trên không. Bởi họ đã dám dựng đứng lên mọi chuyện,nói chuyện không như có, coi thường luật pháp và dư luận quốc tế đến như thế thì không có việc gì họ không giám làm để hòng thực hiện “giấc mơ Trung hoa hay giã tâm Trung quốc” của họ nữa. Như chuẩn bị cuộc chiến tranh biên giới 1979 (17/2). Họ xúi dục lực lượng khơ me đỏ (Polpot) liên tục quấy phá ta ở biên giới Tây Nam buộc chúng ta phải đem binh sang tận đất bạn Campuchia để dẹp lực lượng này.Lúc bấy giờ họ rêu rao với cộng đồng quốc tế là ta xâm lược Campuchia.Trước đó họ gây nên tình trạng hoảng loạn trong cộng đồng người Hoa tại Việt Nam và họ lôi kéo phát động người Hoa trở về TQ gây nên tình trạng rối loạn cực kỳ nghiêm trọng trong Xh và họ uốn ba tất lưỡi cú diều mà nói chúng ta gây nên “nạn Kiều”....vv. Cũng trong lúc này thì lực lượng quân đội chiến đấu chúng ta cũng bị dàn mỏng nhất, bởi để vực lại kinh tế sau chiến tranh chúng ta đã phải điều động nhiều sư đoàn đi làm kinh tế mới, khai hoang đất đai...

Để tránh xảy ra tình trạng bị động nếu có biến cố xảy ra dù có thể chỉ chớp nhoáng trong thời gian ngắn có lẽ chúng ta nên chuẩn bị tốt những thứ như :
-         Tuyên truyền hơn nữa về sự đề cao cảnh giác trong dân chúng.
-         Tập trung quốc phòng cho những nơi trọng điểm gánh vát nền kinh tế quốc gia.
-         Nâng cao cơ sở hạ tầng của các tuyến giao thông đặc biệt là đường bộ ở các tuyến quốc lộ , đường HCM  và đường sắt đảm bảo thông suốt và vận hành trơn tru nhất có thể.
-         Khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước hoạt động ổn định đặc biệt là các đơn vị công ty,tập đoàn chế tạo máy (Vinaxuki, Trường Hải Auto...)
-         Tăng cường hợp tác và đối thoại với các bạn bè quốc tế đặc biệt là các quốc gia phi TQ.

Trong bất kỳ thời kỳ nào hay đối phó với việc gì cũng vậy biết tận dụng nội lực biết tập hợp, lắng nghe nguyện vọng của người dân. Lấy nguyện vọng của đại đa số người dân làm kim chỉ nam hành động thì mọi việc đều trôi chảy và tránh được sự mâu thuẫn đối lập không cần thiết và biến một quốc gia thành một thể thống nhât vững mạnh. Không biết tương lai như thế nào nhưng hãy chuẩn bị tốt tất cả mọi thứ ngay từ hôm nay.


N.H

Monday 14 July 2014

“XIN” NHIỀU NHƯNG…


 
Gần đây trong cuộc họp về CCHC, một ông Phó Thủ tướng thay mặt chính phủ muốn tạo ra một điểm đột phá trong cải cách hành chính.
Tuy nhiên, cách tư duy của ông theo thảo dân thấy không có tính đột phá nào cả. Bởi vì cái mà ông cho là đột phá như đã nêu ở “4 xin” thì chỉ mang tính hình thức, còn để nói đột phá một cách thấu đáo thì chỉ cần một chữ “xin” thôi.
Là công bộc của dân chúng tôi “xin tận tụy phục vụ”. Đó cũng là quan điểm của nhà lập quốc HCM. Ông cụ nói vấn đề này hơn nửa thế kỷ, vẫn đúng và hay hơn nhiều so với nội dung phát biểu dài dòng và thiếu thực chất của ông PTT.
Xin quí ngài nghĩ thấu đáo nhiều hơn trước khi nói để thảo dân và báo chí bớt tốn giấy mực.
Với ông chúng tôi chỉ cần 1 chữ “xin” này thôi.

PVH
PS:

“Người dân nghe nói nhiều về cải cách hành chính mà lâu nay vẫn phải xếp hàng mỏi mệt để đăng ký xe, đổi bằng lái. Cần chọn ra điểm làm đột phá. Cán bộ công chức phải biết “4 xin” đối với người dân là xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép”…

Thursday 10 July 2014

SỰ TẮC TRÁCH TRONG GIÁO DỤC


                
Trong thời gian qua, liên tiếp nhiều đề thi dành cho các em học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở được cộng đồng mạng chia sẻ, khiến nhiều người phải ngỡ ngàng vì độ ngô nghê, khó hiểu cũng như vượt quá tầm hiểu biết của các em học sinh và nhiều người lớn cũng phải chào thua. Những đề thi toán nêu trên là một điển hình:
Ví dụ
- Đề thi toán lớp 2: Con lợn nặng 45 kg, con chó nhẹ hơn bao gạo 28 kg. Hỏi con chó nặng bao nhiêu kg? Đáp án: A. 17kg - B. 7kg - C. 27kg.
- Trên tàu thủy có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?
Ở đề thi này, nếu là người lớn, rất dễ nhận ra đề bài ra nhầm. Song nhiều bậc phụ huynh than phiền là không thể giải thích được với các cháu, bởi với ý thức của các cháu học sinh lớp 2 làm gì có chuyện sách sai
Có nhiều giáo viên được phân công ra đề dường như có một tâm lý là cố gắng làm sao cho đề càng khó càng tốt, học sinh càng khó giải thì càng chứng minh kiến thức cao siêu của mình, nhưng họ quên mất nguyên tắc quan trọng cấu thành một đề thi hợp chuẩn đó là: phù hợp với lực học của nhiều học sinh và đề thi phải mang tính trọng tâm phù hợp với thực tế và độ tuổi của các em. Bên cạnh đó, cũng tồn tại một số giáo  viên thiếu trình độ với những đề thi được đưa ra với cách diễn đạt mập mờ, không chặt chẽ. Điều đó đặt ra một câu hỏi rằng những giáo viên này khi giảng dạy có mập mờ khó hiểu như đề thi hay không?
Và hệ lụy của những sự mập mờ, khó hiểu, xa rời thực tế này đã được minh chứng bởi những bài kiểm tra ngô nghê của những em học sinh được cộng đồng mạng chia sẻ gần đây. Ngoài ra, ở nhiều em học sinh còn mang tâm lý sợ học, mất tự tin khi đến lớp.
Các kiểu đề thi này đã gây ra tâm lý hoang mang cho không ít những bậc làm cha mẹ. Thiết nghĩ, để xảy ra tình trạng trên thì cũng cần phải có một “ai đó” đứng chịu trách nhiệm, hay ít ra là giải thích để giải tỏa tâm lý cho những người đang rất quan tâm. Tương lai của con em chúng ta nói riêng và của cả đất nước nói chung đang gặp phải những vấn đề về kiến thức, đi kèm với nó là những tư duy lệch lạc. Vậy nên, ngay lúc này, rất cần những người có tâm, có trách nhiệm hãy có cái nhìn đúng đắn và quan tâm sát sao đến sự phát triển của thế hệ mai sau. Đừng chạy theo bệnh thành tích và những đổi mới, cải cách xa rời thực tế.

D.N

Tuesday 8 July 2014

NHỮNG TẤM LÒNG ĐẸP


Hàng năm, cứ sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học thì có hàng chục nghìn sỹ tử và người thân đổ về Huế để tham dự kỳ thi cao đẳng, đại học. Do từ các tỉnh xa đến nên các thí sinh và người nhà đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nơi ăn ở, đi lại, địa điển thi…
          Để giúp cho sỹ tử và người nhà thuận tiện hơn trong việc đi lại, có chỗ nghỉ ngơi trong những ngày diễn ra các kỳ thì nên các sinh viên tình nguyện tại Huế không ngại nắng mưa, sớm tối… các sinh viên tình nguyện luôn túc trực suốt ngày đêm ở các bến xe, nhà ga… để hướng dẫn sỹ tử và người thân đến những địa điểm thi, tìm những khu nhà trọ giá rẻ….
          Đồng hành với các tình nguyện viên thì hiện nay tại Huế đã có không ít gia đình có điều kiện kinh tế đã tự nguyện cho thí sinh về ở miễn phí. Các chùa Cát Tường, Thành Nội, An Hòa, Trung tâm Văn hóa Liễu quán… giúp các sỹ tử và người nhà  bằng những suất cơm miến phí.
          Hy vọng vơi sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị sinh viên tình nguyện, các gia đình có tấm lòng hảo tâm tại Huế thì các sỹ tử có một kỳ thi thi làm bài thất tốt. Chúc các sỹ tử  thành công trong kỳ thi sắp tới!
N.IH

          

Friday 4 July 2014

KẺ THUA TRẬN


Viết lại suy nghĩ về World Cup sau khi đi hết ½ chặng đường.

          Cứ xoay vòng 4 năm 1 lần, chúng ta lại háo hức đón chờ vòng chung kết World Cup toàn thế giới diễn ra ở 1 đất nước đăng cai tổ chức. Các trận bóng cứ diễn ra theo đúng lịch trình, kèm theo đó là bao nhiều lời bình luận từ cầu thủ đến huấn luyện viên, rồi tình hình đội bóng cũng như các vấn đề liên quan khác.
          Cũng như những vòng chung kết World Cup trước, World Cup 2014 đã dần đi được ½ chặng đường để từ từ chọn lựa ra những đội xuất sắc tiêu biểu bước vào vòng trong. Còn nhớ trong trận Tây Ban Nha và Hà Lan, khi mà mọi thứ đang chuẩn bị để bắt đầu. Trên vô tuyến còn nghe các anh bình luận tung hô Tây Ban Nha nào là ứng cử viên vô địch cho năm này, nào là lối đá tiki taka không ai có thể qua mặt được ... Những lời tung hô đó theo suốt đến khi Tây Ban Nha dẫn trước 1-0. Khi bị gỡ hòa, bị dẫn bàn rồi thua với tỷ số cách biệt, cũng chính anh bình luận trước đó quay lại 1800 lại cho rằng Tây Ban Nha đã hết thời, đội hình đã già nua, lối đá tiki taka đã bị thoái trào, rằng cơn lốc màu da cam đã cuốn văng những con bò tót. Và mới đây nhất, trận đấu giữa Đức – Bồ Đào Nha, khi mà Pepe bị đuổi ra khỏi sân và chung cuộc Bồ Đào Nha thất bại thảm hại trước cỗ máy xe tăng, thì các anh bình luận lại cho rằng, CR7 không phải là số 1, CR7 không thể cứu toàn đội bóng của mình ...
          Bóng đá là như thế, cuộc sống chắc có lẽ cũng vậy. Khi bạn thất trận thì chắc gì tất cả mọi người đều ủng hộ bạn, nâng đỡ bạn đứng lên. Những người bên ngoài đều cho rằng đấy là lỗi của bạn. Ai trong cuộc đời cũng có sai sót, những hay tin vào chính kiến của mình dù bất kỳ hoàn cảnh nào.

 DT

Wednesday 2 July 2014

XAO NHÃNG



Có thể World Cup 2014 đang làm cho nhiều người xao nhãng chuyện HD981.
Quốc hội cuối cùng không ra nghị quyết về Biển Đông.
Người dân xao nhãng việc phải bày tỏ sự phản đối quyết liệt nhất có thể có.
Giới chức xao nhãng việc có kiện hay không kiện, khi nào thì kiện, ai quyết định việc kiện, đến mức nào thì kiện…
Giới thạo tin xao nhãng chuyện chính danh trong việc ủng hộ lãnh đạo đứng lên làm đầu tàu chống lại sự hung hăng, đã đi đến mức thái quá của Trung Quốc, khi truyền hình VTV hôm 23/6 đã đăng tải hình ảnh tàu Trung Quốc đâm nhằm triệt hạ tàu kiểm ngư Việt Nam, phá gàn như nát thân sau của tàu này.
Và cụ thể những người yêu thể thao vua, vì quá mến mộ tài năng của những ngôi sao sáng nhất thế giới, họ có thể xao nhãng trong giây lát tình yêu tổ quốc với tình yêu quả bóng da.
Đối với những kẻ tham nhũng và muốn lũng đoạn đất nước, chúng chắc không có sự xao nhãng nào, vì mục đích và động cơ của chúng là rình rập và tìn kẻ hở để vét cho đầy túi tham. Chỉ tụi này thôi cũng nguy hại vô cùng như tụi Tàu ở ngoài biển Đông ta đó!

PVH