Friday 30 November 2012

PHÔ TRƯƠNG




Có nhiều cách phô trương.
- Phô trương thanh thế;
- Phô trương kiến thức;
- Phô trương cơ thể;
- Phô trương con cái;
- Phô trương mối quan hệ xã hội;
- Phô trương nguồn gốc gia tộc;
- Phô trương sức khỏe;
- Phô trương tài năng đặc biệt;
...
Trừ loại phô trương của các nhà quản lý chính trị, quân đội sử dụng như là một chiến thuật để đưa lại thắng lợi trong tình huống cụ thể (đưa lại lợi ích cho dân tộc, đất nước) được coi là "mưu kế" thì các loại phô trương khác được cho là "khoe khoang", bị dư luận phê phán.
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều người có ham muốn phô trương tiêu dùng, mặc dù đất nước ta còn nghèo. Thì ra, tiêu dùng phô trương thực chất là một thuật ngữ "kinh tế học" đã được nghiên cứu kỹ. Xin hãy đọc những dòng định nghĩa và phân tích về nó trên trang wikipedia.

Tiêu dùng phô trương (một số tài liệu ở Việt Nam còn gọi là sự tiêu dùng nhằm thể hiện, sự tiêu dùng nhằm khoe khoang, sự tiêu thụ trưng phô) là một thuật ngữ kinh tế học để chỉ một loại hành vi tiêu dùng. Người ta tiêu dùng để cho mọi người xung quanh thấy mình ở địa vị xã hội nào đó, dù thực có địa vị xã đó hay không. Thuật ngữ này (tiếng Anh: conspicuous consumption) do Thorstein Veblen (1857-1929) đặt ra vào năm 1899 trong tác phẩm The Theory of the Leisure Class. Trong tác phẩm này, Veblen mô tả hành vi tiêu dùng của tầng lớp mới giàu (Veblen gọi họ là leisure class trong tác phẩm của mình) cuối thế kỷ 19 nhờ công nghiệp hóa  Hoa Kỳ.
Nhiều nghiên cứu thống kê đã cho thấy tiêu dùng phô trương là có trong thực tế. Chẳng hạn, Charles et al (2007) cho thấy người gốc Phi và người gốc Mỹ Latinh ở Hoa Kỳ có xu hướng dành một tỷ lệ lớn chi tiêu của mình cho những hàng hóa trưng diện được (như ô tô, quần áo, đồ trang sức) hơn so với người da trắng có cùng mức sống. Grossman and Shapiro (1988) tìm hiểu thấy có những người sẵn sàng mua hàng nhái (hàng gắn nhãn hiệu nổi tiếng nhưng không phải do hãng sở hữu nhãn hiệu đó sản xuất thực) hơn là mua hàng có cùng chất lượng nhưng không gắn nhãn hiệu nổi tiếng chứng tỏ họ cần nhãn hiệu để thỏa mãn nhu cầu trưng phô.
Nguyên nhân dẫn tới hành vi tiêu dùng phô trương được Veblen chỉ ra là: 1) sự ghen tỵ (envy) - người kém thành đạt muốn phô trương để che giấu sự kém thành đạt; và 2) sự kiêu hãnh (pride) - người ta muốn có danh tiếng thông qua phô trương để cho công việc của mình suôn sẻ hơn. Các nhà kinh tế học ngày nay dùng lý thuyết trò chơi để giải thích hành vi tiêu dùng này, chẳng hạn Friedman and Ostrov (2008). Các nhà kinh tế học và tâm lý học chỉ ra rằng hành vi tiêu dùng phô trương phụ thuộc vào kinh nghiệm, nhận thức và cả ý thức canh tranh của người tiêu dùng.
Liên quan đến hành vi tiêu dùng phô trương, Veblen còn giới thiệu một khái niệm khác, gọi là hàng hóa Veblen. Đây là loại hàng hóa mà giá cả của chúng càng cao thì càng hấp dẫn người mua, bởi vì giá cả chính là thước đo của sự kiêu hãnh.

Hàng hóa Veblen là những hàng hóa  lượng cầu về chúng tăng lên khi giá của chúng tăng và lượng cầu về chúng sẽ giảm nếu giá của chúng giảm. Đối với hàng hóa thông thường, thì lượng cầu sẽ giảm nếu giá hàng tăng. Veblen là đặt theo tên của nhà kinh tế Thorstein Veblen (1857-1929), người đã nêu ra thuyết tiêu dùng phô trương.
Những hàng hóa thường được liệt vào nhóm hàng hóa Veblen là xe ô tô sang trọng, đồ trang sức đắt tiền, tác phẩm nghệ thuật của các tác giả nổi tiếng, rượu vang đắt tiền, v.v... Những người có hành vi tiêu dùng phô trương sẽ xem giá hàng là một tín hiệu của địa vị và động cơ tìm kiếm địa vị của họ khiến họ thích những mặt hàng đắt tiền. Mặt hàng càng đắt tiền thì mức độ thích thú của họ đối với mặt hàng càng lớn, thỏa dụng mà tiêu dùng mặt hàng đem lại càng lớn, và vì thế lượng cầu đối với mặt hàng càng cao.
Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trong thực tế có hiện tượng người ta cảm thấy hạnh phúc hơn khi tiêu dùng mặt hàng đắt tiền hơn. Lại có nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu dùng hàng hóa Veblen của một người chịu sự tác động của việc tiêu dùng hàng hóa Veblen của những người xung quanh.
Chú ý là có những mặt hàng mà lượng cầu tăng khi giá của chúng tăng nhưng lại không phải là hàng hóa Veblen. Lượng cầu về hàng hóa Veblen tăng lên cùng với sự lên giá mặt hàng là vì thỏa dụng mà hàng này đem lại lớn hơn khi giá hàng tăng. Những mặt hàng mà lượng cầu tăng khi giá tăng vì thu nhập thực tế của người tiêu dùng bị giảm gọi là hàng hóa Giffen.

Tiêu dùng "phô trương" với tiêu dùng "không phô trương" được điều chỉnh bởi chính chủ thể cá nhân, có liên quan đến tầm văn hóa của chủ thể đó.
Tầm văn hóa của chủ thể cao thì chủ thể đó sẽ giảm đi sự muốn thể hiện phô trương; ngược lại tầm văn hóa của chủ thể thấp thì mong ước và ý chí muốn phô trương lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Ông bà ta từng nói "Chiếc áo không làm nên thầy tu" chắc là để giáo dục con cháu tiết chế sự phô trương tồn tại trong mỗi con người chúng ta.
  
PVH

Tuesday 27 November 2012

TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM, CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ



Đã từ lâu, bên cạnh những trẻ em có hoàn cảnh gia đình giàu có, chỉ biết học hành ăn chơi thì luôn tồn tại một bộ phận trẻ em nghèo, mưu sinh kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, đặc biệt là ở các thành phố lượng lao động trẻ em càng nhiều. Hầu hết các em này đều thất học hoặc bỏ học sớm và gia đình nghèo khổ, hoàn cảnh đặc biệt. Công việc các em thường làm như: đánh giày, bán vé số, bán báo, bán hàng rong trên đường phố, ăn xin, làm thuê cho các cơ sở tư nhân hay chủ xưởng,…

Theo Bà Phan Thanh Minh - Trưởng Ban chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em TP.HCM - cho biết vấn đề kinh tế là nguyên nhân chính yếu dẫn tới việc trẻ phải lao động sớm, 53,6% trẻ có hoàn cảnh gia đình quá nghèo khó, 23,6% muốn có tiền để tự tiêu dùng riêng... chỉ 9,7% trẻ em bị gia đình bắt phải đi làm.
          Thiết nghĩ, trẻ lao động sớm đóng góp được khá nhiều cho kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, thậm chí có những em là thu nhập chính trong gia đình. Như vậy, việc lao động của các em là góp phần xây dựng gia đình, đỡ gánh nặng cho bố mẹ.
          Tuy nhiên, điều đáng nói là các em phải lao động rất cực nhọc và độc hại, làm việc quá sức và quá giờ qui định, làm việc cả ngày chủ nhật và làm việc nhiều vào ban đêm… Vì hoàn cành gia đình cùng cực, quá khó khăn, ngặt nghèo, nên các chủ xưởng, các cơ sở tư nhân ra sức lợi dụng bóc lột sức lao động các em bằng cách tăng thời gian làm việc, giao các công việc nặng nhọc, trong khi trả thù lao cho các em những đồng lương rất ít ỏi.
          Không còn sớm nữa, các cơ quan chức năng nên có các giải pháp kịp thời cụ thể, nên làm dứt điểm để cứu các em, nên có qui định về lao động trẻ em,  đưa ra khung phạt rõ ràng cho những cá nhân, tập thể lợi dụng, bóc lột trẻ em cũng như phạm vi cụ thể trong việc sử dụng trẻ em lao động; hỗ trợ các gia đình nghèo ngay tại địa phương.
          Và hơn bao giờ hết, trong lúc chờ đợi sự quan tâm của các cơ quan chức năng thì các cá nhân, tổ chức hảo tâm nên kết hợp với chính quyền địa phương giúp các em có sự ổn định công việc,  phần nào trả lại sự công bằng cho các em. Như tạo điều kiện để các em có thể vừa học vừa làm; có biện pháp cụ thể để đào tạo hướng nghiệp cho trẻ, đồng thời trang bị kiến thức, kinh nghiệm để các em tránh những tệ nạn, bảo vệ các em không bị xâm hại.

H.S

Sunday 25 November 2012

Một khoảnh khắc và cả cuộc đời




Cuộc sống chẳng là gì, nhưng một khoảnh khắc lại có thể làm nên tất cả!
Có khi cuộc sống không là gì cả nhưng một khoảnh khắc lại là tất cả! Và những khoảnh khắc ấy là những miếng ghép cho cuộc sống, dần dà chúng hiện lên theo năm tháng tạo nên một bức tranh to hơn, rộng hơn mà khi càng khôn lớn, con người ta ai cũng muốn vẽ lên đó những gam màu tươi sáng nhất định. Khoảnh khắc ấy là nước mắt…
 Khi lắng nghe tiếng khóc chào đời của bạn, cha mẹ bạn đã khóc, vì có một sinh linh bé nhỏ đã chào đời. Trong khoảnh khắc linh thiêng ấy, bạn là món quà mà tạo hóa ban cho cuộc đời, để cha mẹ thêm yêu thương gắn bó, cho một nụ cười nhăn nheo trên đôi mắt ông bà. Một khoảnh khắc tạo nên cuộc đời…
Khoảnh khắc ấy là niềm vui…
Khi bạn nói nói được một từ đầu tiên, cha mẹ đã rất vui. Đó là vì bạn đã bắt đầu gõ cửa một thế giới mới. Những tiếng đầu tiên, ôi thiết tha làm sao. Trẻ con dễ thương bởi giọng nói của chúng, những từ ngữ trong sáng, làm bố mẹ quên đi cả những nỗi vất vả cực nhọc đời thường. Một khoảnh khắc vượt lên trên cuộc đời…Khoảnh khắc ấy là nỗi buồn…
Khi bạn thất bại trong kì thi học sinh giỏi, bạn đã khóc và nghĩ rằng chưa bao giờ lại thấy buồn và thất bại như thế này. Nhưng rồi cha mẹ vẫn bên bạn, động viên an ủi bạn, cho bạn hơi ấm, tình thương cũng như một chỗ dựa để bạn có thể vững bước hơn nữa trên đường đời. Một khoảnh khắc khắc sâu trong tim rằng cả cuộc đời đâu mãi chỉ có niềm vui…
Khoảnh khắc ấy là sự tin tưởng…
Đó là ngày nhận tin báo con đỗ Đại học, mẹ đã cố gắng dành dụm đủ tiền để con lên thành phố học. Mẹ lo cho con, cuộc sống nơi thành thị, rời xa vòng tay cha mẹ. Liệu con có làm được không? Mẹ yên tâm, con sẽ làm được. Chim non sẽ cất cao đôi cánh, bay khỏi tổ và đi đến với bầu trời tự do phải không mẹ? Cha không nói gì nhưng trong mắt cha là niềm vui, là sự tin tưởng rằng con sẽ làm được và làm tốt đúng không ba? Một khoảnh khắc mở ra một cánh cửa mới trong hành trình gian nan đi đến cuối con đường mang tên cuộc đời…
Khoảnh khắc ấy là sự yêu thương…
 Chứng kiến đứa con bé bỏng ngày nào lớn khôn, giờ đã thành cô dâu, chú rể rồi, mẹ đã khóc thầm. Những giọt nước mắt hạnh phúc khi mà mẹ tin rằng đàn con của mẹ nay đã lớn khôn, đã bay đi xa. Nhưng mẹ ơi, tổ ấm nơi này vẫn luôn là mái nhà của chúng con. Chúng con vẫn sẽ luôn hướng về tổ ấm này. Vì nơi ấy con biết vẫn có vòng tay cha mẹ vỗ về… Con tin tưởng người đàn ông này, con tin tưởng người phụ nữ này, người sẽ mang lại hạnh phúc trong suốt phần đời còn lại cho con. Vậy nên cha mẹ hãy yên tâm nhé!
Con lớn rồi!
 Một khoảnh khắc mà những niềm vui, nỗi buồn giao nhau, hòa quện, trộn lẫn trong cuộc đời… Khoảnh khắc ấy là sự mất mát…
Sự lớn khôn của con đổi lấy những nếp nhăn trên vầng trán cha, những sợi bạc trên mái đầu mẹ. Và khi con cái đã lớn khôn, cha mẹ ra đi, cho đến lúc này mới được nhìn thấy nụ cười mãn nguyện trên môi cha. Vì cha biết con đã sống tốt và làm được những gì cha mong ước. Nhưng con biết cha mẹ sẽ dõi theo chúng con, vẫn sẽ yêu thương các con như ngày nào…
 nào…
Khoảnh khắc ấy chỉ trọn vẹn một nỗi buồn. Một nỗi buồn cho một cuộc sống tiếp diễn…
Lá rụng về cội… Và khi chiếc lá rụng về nơi vốn sinh ra nó, ấy là kết thúc một chu trình cuộc đời. Nhưng hãy biết rằng bức tranh này sẽ lại có những thế hệ tiếp theo vẽ tiếp. Làm cho nó rộng hơn, sáng hơn và tươi hơn bao giờ hết.
Nhưng rồi trong số những gam màu sáng, hãy có những gam màu tối đan xen, để tổng thể bức tranh không quá chói lòa, chỉ vừa vặn đủ để có một nụ cười…
Cả cuộc sống chẳng là gì, nhưng một khoảnh khắc lại có thể làm nên tất cả!
Trân trọng cuộc đời để thấy yêu thương nhiều hơn bạn nhé!

Ngọc Thủy
( st)

Thursday 22 November 2012

Ỷ LẠI VÀ THỤ ĐỘNG



Người xưa đã dạy rằng: Ngọc nào chẳng có vết. Nhưng đối với con người một trong những ham muốn là vươn lên để hoàn thiện bản thân. Trên hành trình hoàn thiện ấy, một trong những việc cần làm là phải tìm ra nhược điểm, những thói hư tật xấu để sửa và loại bỏ những cái đó. Có biết bệnh mới tìm ra thuốc chữa. Một trong những nhược điểm đó hầu như trong cơ quan, xí nghiệp, tổ chức nào cũng có: đó là thói ỷ lại và sự thụ động trong công việc của không ít người.
Có thể hiểu ỷ lại là sự trông chờ, thậm chí phó mặc cho người khác công việc đúng ra mình phải thực hiện. Cũng như thụ động là sự chậm chạp trong suy nghĩ, lười biếng trong tư tưởng. Thậm chí là bị động trước sự thay đổi  chỉ trông chờ vào người khác. Có thể thấy ỷ lại và thụ động là cặp phạm trù không thể tách rời nó xuất hiện ở những nhân viên lười biếng, quen hưởng thụ không chịu lao động và hơn hết là không có ý thức.
Đối với một tổ chức, những người có tính ỷ lại và thụ động sẽ làm cho tổ chức đó khó phát triển thậm chí là đi lùi, nó sẽ nảy sinh những tiêu cực không đáng có. Tác hại hơn là căn bệnh ỷ lại và thụ động giống như căn bệnh truyền nhiễm nó lây lan từ người này sang người khác. Ví như, nó không làm mà vẫn bình thường công việc đã có người khác làm, vậy mình làm chi cho nhọc công. Thụ động và ỷ lại có rất nhiều người chịu thiệt, công sức họ bỏ ra không được đánh giá công bằng. Nguy hiểm hơn nó còn gây hoang mang trong tư tưởng của tổ chức.
Để tránh và chống lại căn bệnh ỷ lại và thụ động trong công việc trước tiên phải cố gắng và nổ lực hết mình để tự hoàn thiện cũng như để những người nhiễm phải căn bệnh ấy phải tự hỗ thẹn với chính họ, cũng như mình làm gương cho họ noi theo. Có nhiều con đường để hoàn thiện bản thân nhưng con đường nào cũng cần sự nhiệt huyết, sự đam mê và thái độ tích cực cũng như chủ động. Và rõ ràng con đường ấy không chấp nhận sự ỷ lại, thụ động trong suy nghĩ cũng như hành động. Và có những con người nỗ lực hết mình để hoàn thiện thì khi đó tổ chức hoặc tập thể mới ngày một phát triển đi lên được.

ĐN

Wednesday 21 November 2012

TÌNH YÊU CON



Trong sự phát triển của xã hội, một vài hành động lệch lạc của cha mẹ đối với con cái được báo chí đề cập rất nhiều, từ bạo lực gia đình, hành hung con trẻ, lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động con cái, lạm dụng trẻ em để làm tiền, bán con vào các "động quỷ"...thì vẫn còn đó tấm lòng thương yêu con cái vô bờ bến của đa số các bậc mẹ cha.
"Công cha nghĩa mẹ" là câu nói cửa miệng của người Việt ta, và không ai mà không thuộc được câu ca dao nói về "cha mẹ " rất hay và đầy đủ như:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con"

Phận làm con, như có người nói nếu phải cõng cha mẹ đi hết chân trời góc bể thì vẫn chưa làm tròn chữ Hiếu một cách đúng nghĩa. Nhân đọc được một bài báo hay trên mạng, xin được post để độc giả cùng biết.

PVH

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/96525/nhung-nghe-la-lung-kiem-tien-nuoi-con.html

Sunday 18 November 2012

20/11 VÀ MẸ




Mẹ tôi dã từng làm nghề dạy học, sau đó do hoàn cảnh phải chuyển ngành. Cứ gần đến ngày 20/11(Ngày Nhà giáo Việt Nam) tôi thường nhớ tới mẹ như một cô giáo trong cuộc đời mình.
Người mang nặng đẻ đau để sinh ra tôi.
Thức trắng đêm canh từng giấc ngủ, lo từng bữa ăn, từng xấp vở, cái nhãn, lọ mực, đồng phục, cặp sách, mũ đội đầu, đôi dép mang theo chân suốt thời thơ ấu đến trường.
Quan tâm tới sự tiến bộ, cũng như những biểu hiện hư hỏng lệch lạc của tôi.
Người chắc hẵn rất đau lòng khi phải trách mắng hay dùng đòn roi để dạy và cảnh cáo tính ham chơi nhác học của tôi, hoặc cứ đầu trần chạy bắt chuồn chuồn giữa trời nắng chang chang hay trốn đi tắm sông,  tắm hồ mà không xin phép.
Rồi khi tôi bước vào tuổi thanh niên, người càng quan tâm và lo lắng hơn bao giờ hết; vì biết cái thế giới mà tôi sắp bước vào có nhiều cám dỗ và cạm bẫy và nguy hiểm hơn thời của người từng sống trước đó.
Rồi tôi cũng bước vào cuộc đời đầy sống gió.
Và người rạng ngời hạnh phúc khi biết tôi tìm được người bạn đời tâm đầu ý hợp. Người lại quan tâm chăm sóc con dâu như chính con mình đẻ ra. Những đứa cháu nội lần lượt ra đời làm tóc người bạc nhiều thêm, nếp nhăn trên khuon mặt ngày càng nhiều hơn.
Hôm nay, nhìn đôi bàn tay người nhăn nheo và không còn trắng hồng như thời ẵm tôi vào lòng, bao nhiêu kỹ niệm ngày xưa ùa về, mới đó mà mẹ tôi từ một thiếu nữ xuân sắc đã trở thành một bà lão tuổi xưa nay hiếm. Thời gian trôi đi sao quá là nhanh.
Ngẫm lại mình chưa làm được gì để báo hiếu mẹ. Thời gian còn lại không còn nhiều, càng nghĩ lại càng thương mẹ hơn.

Ước gì tạo hóa cho phép con người có sự hoán đổi, tôi sẽ hoán đổi sức khỏe và mái đầu xanh của mình để tóc mẹ bớt bạc đi, da ít nhăn hơn, sức vóc người khỏe hơn để sống lâu với con cháu hơn nữa trên cuộc đời này.

Biết rằng mẹ chỉ có một trên đời, mong sao những ai đang còn mẹ đều ý thức được mình hiện còn có một chổ dựa tinh thần lớn lao mà nhiều khi trong đời thường tất chúng ta ít để ý đến.

Ngày 20/11, nghĩ đến đức hy sinh của mẹ tôi chỉ viết được mấy dòng chữ rời rạc này như một cử chỉ biết ơn xin gửi đến Người.

PVH

Thursday 15 November 2012

TRƯỜNG HỢP THƯƠNG TÂM Ở PHƯỜNG PHÚ HIỆP




Bà Nguyễn Thị Túy Phượng, năm nay 51 tuổi, ở phường Phú Hiệp – Thành Phố Huế. Hoàn cảnh gia đình bà thật đáng thương, gia đình bà có 4 người con, chồng bà mất sớm do bị tai biến, một mình bà phải bươn chải kiếm tiền để lo cho gia đình. Để có tiền lo cho gia đình bà phải thức khuya, dậy sớm làm bánh bao, bánh bò, nước đậu nành…để hàng ngày đẩy xe đi bán khắp các con đường, ngõ hẽm ở quanh thành phố Huế, vì thấy mẹ quá vất vã kiếm tiền lo cho gia đình nên các người con đều nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền phụ giúp mẹ. Tuy điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng gia đình bà vẫn rất hạnh phúc vì các con rất ngoan và chăm chỉ làm việc phụ giúp mẹ để lo cho gia đình và dành dụm tiền để sữa lại căn nhà. Nhưng thật không may là cách đây 3 năm tai họa bổng nhiên ập đến với gia đình bà, người con gái đang khỏe mạnh và chuẩn bị lấy chồng thì bị bệnh u não, bao nhiêu tiền bạc và tài sản có được bà đều bán hết để lấy tiền chữa bệnh cho con, nhưng vì chi phí điều trị quá lớn, thời gian điều trị lại dài, gia đình không có đủ khả năng nên người con gái này đã mất khi chưa đầy 25 tuổi. Mặc dù rất buồn và thương cho người con gái xấu số nhưng bà vẫn cố gắng động viên những người con còn lại cố gắng vượt qua nỗi đâu để tiếp tục làm việc, nhưng vì các con bà đều là lao động tự do không nghề nghiệp nên nguồn thu nhập không ổn định. Thương cho hoàn cảnh của gia đình bà, một nhà sư ở Huế đã tài trợ kinh phí để cho người con trai út ( Tên là: Văn Viết Đăng Khoa, sinh năm 1993) đi học nghề thợ may để sau này có nghề nghiệp ổn định và lo cho gia đình, để không phụ lòng tốt của nhà hảo tâm, Khoa cố gắng học hành chăm chỉ để sớm thành nghề đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình và chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là học xong và có thể đi làm việc được. Nhưng một lần nữa tai họa lại ập đến với gia đình bà, Khoa bị tai nạn và bị chấn thương sọ não rất nguy kịch phải nằm điều trị ở bệnh viện. Để có tiền lo phẩu thuật cho con bà phải đi vay mượn khắp nơi, nhưng vì số tiền mà gia đình bà còn nợ lần trước để lo cho người con gái vẫn chưa trả xong nên số tiền bà vay mượn được cũng không nhiều, thương cho hoàn cảnh của bà, một số nhà hảo tâm, bà con hàng xóm và những người bạn đã giúp đỡ để bà có tiền lo cho con phẩu thuật, nhưng do không được phẩu thuật kịp thời nên đến thời điểm này đã hơn 12 ngày nhưng Khoa vẫn trong tình trạng hôn mê sâu chưa tỉnh, trong khi chi phí nằm bệnh viện của Khoa là 2,5-3 triệu/ngày và thời gian điều trị tại bệnh viện của Khoa là còn rất dài. Sau hơn 17 ngày Khoa nằm điều trị tại bệnh viện thì tất cả các khoảng tiền mà gia đình có được đều đã đóng viện phí hết, trong nhà hiện không có bất cứ thứ gì có giá trị ngoài những dụng cụ để làm bánh bao, bánh bò, nước đậu nành… của bà nên để có tiền tiếp tục điều trị cho con, bà Phượng đang rao bán căn nhà nhỏ của mình để lấy tiền chữa trị cho con. Với bà Phượng bây giờ thì không có gì quan trọng hơn là có tiền để cứu con, bà chấp nhận tất cả cho dù phải ra đường ở, vì cách đây 3 năm do không có tiền chữa bệnh cho con nên bà đã để người con gái ra đi khi mới 25 tuổi là quá đủ rồi. Nhưng với tình hình của Khoa như hiện nay thì rất cần tiền để điều trị kịp thời nếu để kéo dài thì rất nguy hiểm, trong khi để có tiền từ việc bán căn nhà là rất khó và cần phải có thời gian nên lúc này gia đình bà Phượng rất cần sự quan tâm giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm và của cộng đồng, mọi sự giúp đỡ dù lớn hay nhỏ cho gia đình bà Phượng lúc này điều có ý nghĩa rất quan trọng. Để giúp đỡ cho gia đình bà Phượng, Trung tâm chúng tôi đã trích 1.000.000đ để tặng cho gia đình, so với số tiền viện phí mà gia đình phải đóng hàng ngày cho Khoa tại bệnh viện thì số tiền chúng tôi giúp đỡ thì chẳng đáng kể gì nên chúng tôi rất mong các nhà hảo tâm và cộng đồng hãy chung tay giúp đỡ thêm cho gia đình, một người một ít sẽ giúp gia đình bà Phượng có đủ tiền để lo chi phí điều trị nhằm lấy lại sự sống cho Khoa.
 Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm và của cộng đồng.


Nguyễn Xuân Quý

Wednesday 14 November 2012

HÃY TỰ TRỌNG CON NHÉ!




Tôi học rất nhiều ở các thế hệ đi trước về lòng tự trọng của họ.
Ngày xưa đó là tính cách có thể nhìn thấy bất cứ nơi đâu, ở bất cứ một  người nào. Nay vật đổi sao dời, tìm được một người nổi tiếng, vai vế có lòng tự trọng sao mà khó thế, khó như "mò kim đáy bể".

Lòng tự trọng là một thiên tính, hình như sinh ra ai cũng mang trong mình tính cách này; do hoàn cảnh xã hội và điều kiện sinh hoạt, môi trường làm việc, tính cách này sẽ càng được trau dồi để trở nên siêu việt hơn, thâm trầm, sắc bén hơn, hoặc ngược lại bị thui chột, mai một đi.

Thiết chế của pháp luật và xã hội, cộng đồng cũng góp phần quan trọng để hun đúc phát triển lòng tự trọng cũng như nhân cách con người, nâng cao tính "nhân" trong mỗi con người. Vì vậy có thể nói, người có lòng tự trọng cao sẽ có nhân cách lớn và tính nhân văn hơn hẵn người không có lòng tự trọng.
Trong xã hội, xây dựng được lòng tự trọng nơi mỗi con người, thì xã hội sẽ bớt đi tệ nạn, trị an tốt hơn, phát triển hài hòa hơn, con người sống với nhau chân tình, hạnh phúc hơn... Đối với người có trọng trách, ảnh hưởng lan truyền "của lòng tự trọng trong con người đó" sẽ lớn gấp bội lần người bình thường.

Một người dân bình thường không có lòng tự trọng, sẽ bị người khác chê trách là "người thiếu  lòng tự trọng" thôi!. Nhưng một lãnh đạo mà không có lòng tự trọng, sẽ bị người dân, cấp dưới phê là "trơ trẽn", "mặt dày", "vô liêm sĩ"...
Bác Hồ khuyên dạy cán bộ về việc phải: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG, VÔ TƯ.Với mỗi cán bộ, công bộc của dân nếu tu dưỡng và đạt được lòng tự trọng ngay đối với  bản thân mình thôi, tức cũng là đã đạt được chữ LIÊM vậy!

Xem ra, nên đừng rao giảng cho người khác những gì mà mình không biết, không thực hiện, "thủ đắc" được! Tôi đã và sẽ luôn dạy con mình như thế! Có thể mình nghèo, nhưng không ai có thể khinh được. "Tự trọng của mình" hãy tự "xây đắp" và giữ gìn lấy, con nhé!

PVH  

Monday 12 November 2012

MÔ HÌNH TIẾT KIỆM HÀNG NGÀY DÀNH CHO NHỮNG GIA ĐÌNH CÓ CON EM ĐANG THEO HỌC Ở NHỮNG LỚP HỌC NGHÈO



1. Giới thiệu
Chương trình tiết kiệm hàng ngày cho những gia đình có con em đang theo học ở những lớp học nghèo miễn phí được Trung tâm khuyến khích tự lập – Huế (CESR) triển khai nhằm mục đích giúp trẻ em nghèo có điều kiện để đến trường, đặc biệt là nâng cao trình độ quản lý tài chính, hình thành thói quen tiết kiệm, ý thức tự lực vươn lên của những gia đình nghèo có mức thu nhập thấp
Từ năm 2010 đến 2012, Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập đã triển khai thí điểm mô hình này cho những gia đình nghèo có con đang học mẫu giáo (chỉ dành cho các em chuẩn bị vào lớp 1) ở tổ 11, phường Phú Bình, Thành Phố Huế; và trong năm 2012 Trung tâm tiếp tục triển khai chương trình này cho những gia đình nghèo có con  đang theo học lớp học ghép miễn phí ở thôn Đập Góc- Phú Mỹ - huyện Phú Vang. Trong năm đầu tiên khi triển khai mô hình này, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn vì người dân chưa tạo cho mình được thói quen tiết kiệm trong các mặt của cuộc sống hàng ngày từ sản xuất đến tiêu dùng. Ngoài ra, đối với người nghèo thì họ luôn tự ti, mặc cảm và luôn nghĩ rằng “ mình chẳng bao giờ tiết kiệm được, vì ăn còn chẳng đủ, tiền đâu mà tiết kiệm”. Vì vậy, để triển khai được mô hình này chúng tôi đã tiến hành vận động, thuyết phục người dân như: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm? lợi ích của việc tiết kiệm là gì? vì sao chúng ta phải đầu tư cho cái đi học?, và chúng tôi lấy nòng cốt là phụ nữ vì họ là người quản lý vấn đề tài chính trong gia đình. Sau gần 3 năm triển khai, Trung tâm chúng tôi đã giúp cho các em chuẩn bị vào lớp 1 trong lớp mẫu giáo ở Tổ 11, phường Phú Bình có điều kiện để vào lớp 1, và giúp các em đang theo học ở lớp học ghép miễn phí ở thôn Đập Góc có điều kiện để tiếp tục việc học của mình ở những ngôi trường khác tốt hơn. Mặc dù, mô hình này chúng tôi chỉ triển khai cho những gia đình có con em đang theo học ở các lớp học nghèo này, nhưng từ những hiệu quả mà chương trình mang lại, nhiều gia đình không có con theo học ở các lớp học này vẫn đăng ký tham gia chương trình tiết kiệm. Thông qua chương trình tiết kiệm, nhận thức của người dân nghèo đã được nâng lên rõ rệt, con cái có điều kiện học hành tốt hơn, tình làng nghĩa xóm được gắn bó chặt chẽ hơn, sẵn sàng hỗ trợ nhau để phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con cái.
2. Mục đích
- Giúp trẻ em ở các vùng nghèo có điều kiện để đi học cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm của các bậc phụ huynh đối với việc học hành của con cái
- Hình thành thói quen tiết kiệm cho người dân nghèo từ sản xuất đến tiêu dùng
- Nâng cao năng lực quản lý tài chính cho phụ nữ, những người trực tiếp quản lý vấn đề tài chính trong gia đình
3. Đối tượng tham gia
Là những gia đình ở các vùng nghèo vì hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện để cho con cái đi học ở trường mà phải đi học ở những lớp học xóa mù, hoặc những lớp học miễn phí do những người hảo tâm đứng ra giảng dạy có điều kiện để tiếp tục  học thêm các chương trình cao hơn ở các ngôi trường khác hoặc những gia đình có con em đang đi học nhưng có nguy cơ phải nghĩ học giữa chừng.
4. Thời gian tham gia tiết kiệm
Thời gian tham gia đóng tiền tiết kiệm là 12 tháng, sau khi hoàn thành thời gian này chúng tôi sẽ tiến hành hoàn trả lại số tiền tiết kiệm mà người dân đã đóng
5. Hỗ trợ của Trung tâm dành cho những người tham gia tiết kiệm
Tùy vào số tiền mà những gia đình này đã đóng hàng ngày cho con em mình trong thời gian 12 tháng, Trung tâm sẽ có mức hỗ trợ thêm từ 25%-30% trên số tiền đã đóng
6. Cách thức thực hiện
Để thuận tiện trong việc thu tiền hàng ngày của những gia đình tham gia chương trình tiết kiệm thì ở mỗi nhóm Trung tâm sẽ chọn một người có uy tín để làm Cộng Tác Viên (CTV), CTV là người trực tiếp thu tiền đóng góp hàng ngày từ những gia đình này rồi nộp lại cho Trung tâm. Thông thường, người được chọn làm CTV cho Trung tâm là người trực tiếp giảng dạy ở lớp học đó. Và hàng ngày các em đi học thì phụ huynh sẽ đưa tiền để các em hoặc phụ huynh trực tiếp đóng cho CTV. Vì số tiền tiết kiệm mà các em hoặc phụ huynh đóng hàng ngày cho CTV không phải là nhiều (từ 5.000-10.000đ/ ngày) tùy vào nguồn thu nhập hàng ngày của mỗi gia đình nên để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại thì cuối mỗi tuần chúng tôi mới về lớp học đó để thu tiền từ CTV.
7. Hoàn trả tiền tiết kiệm
Sau khi kết thúc thời gian tham gia chương trình tiết kiệm, Trung tâm sẽ tiến hành hoàn trả số tiền mà những gia đình này đã đóng hàng ngày cho CTV, cộng thêm số tiền mà Trung tâm hỗ trợ ( từ 25% đến 30%) trên số tiền đã đóng. Vì chương trình tiết kiệm hàng ngày mà Trung tâm triển khác nhằm mục đích là giúp trẻ em nghèo có điều kiện đi học nên để thuận lợi cho những gia đình tham gia chúng tôi thường tiến hành hoàn trả tiền tiết kiệm vào dịp chuẩn bị bắt đầu năm học mới để họ có tiền mua sắm sách, vở, áo quần…và đóng tiền học cho các em.
            Chương trình tiết kiệm hàng ngày là một chương trình rất có ý nghĩa cho những gia đình nghèo nên được được người dân và cộng đồng quan tâm, chương trình không chỉ giúp trẻ em nghèo có điều kiện để đi học mà còn giúp những người nghèo hình thành được thói quen tiết kiệm, góp phần thay đổi nhận thức cho người nghèo, giúp người nghèo quan tâm hơn đến việc học của con cái cũng như góp phần giảm tỷ lệ xóa mù và giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương.


Wednesday 7 November 2012

BẦU CỬ KIỂU MỸ




Ở Mỹ việc bầu cử rất được quan tâm. Vì vậy cách thức bầu cử qua thời gian đã được điểu chỉnh, cải tiến, nâng cấp để rồi đến ngày bầu cử, cử tri cả nước háo hức đi bầu chọn tổng thống cũng là bầu chọn các đại cử tri đại diện cho quyền lợi của mình.

Ở Mỹ có nhiều Đảng, nhưng chi phối chính trường vẫn là hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Để được Đảng lựa chọn làm ứng cử viên của đảng mình, các chính trị gia có tham vọng làm tổng thống phải có chương trình tranh cử để ganh đua với các đồng nghiệp trong đảng. Cuộc maraton vận động của bà H.Clinton và ông B. Obama năm 2008 cho thấy sự cạnh tranh đầy kịch tính giữa 2 đối thủ cùng đảng, cuối cùng Obama chiến thắng và được đại hội đảng Dân chủ lựa chọn làm ứng cử viên tổng thống của Đảng ra tranh  cử cùng ứng viên Đảng Cộng hòa là ông McCain.
Kỳ bầu cử 2008 có điểm thú vị là một vị tranh cử phó tổng thống là nữ (của đảng Cộng hòa).

Ngày 6 tháng 11 2012 (theo giờ Mỹ) người dân Mỹ đã đi bầu trực tiếp tổng thống lần thứ 57. Ngoài việc bầu tổng thống, dân Mỹ còn bầu 1/3 số thượng nghị sĩ (33 người), thống đốc, dân biểu, thị trưởng, nghị viên hội đồng thành phố… cùng các dự luật. Dân Mỹ được quyền quyết định hầu hết các vấn đề liên quan đến quyền lợi bằng chính lá phiếu của họ. 

Bầu cử tổng thống Mỹ không theo phổ thông đầu phiếu mà bầu theo lựa chọn đại cử tri. Có nghĩa là các bang của Mỹ tùy theo dân số sẽ được qui định số đại cử tri, ứng viên tổng thống nào nhiều phiếu trong bang sẽ lấy trọn số đại cử tri của bang đó. Ai đạt con số 270 phiếu đại cử tri sẽ được coi là thắng cuộc vì hai viện của quốc hội Mỹ  có 538 ghế. Khỏe re, được ăn cả, ngã thì bò lui, về số mo.


Theo tin các hãng thông tấn đưa thì thủ tục bầu cử ở Mỹ khá đơn giản đó là: "Ký tên, lấy mật mã, vào máy bỏ phiếu". Chắc là thủ tục này đã được cải tiến nhiều sau vụ phải kiểm lại phiếu mấy kỳ trước khi ông Bush "con" đắc cử nhưng thiếu thuyết phục....phải nhờ tới phán quyết của tòa án tối cao...
Bầu cử trong vòng 24 tiếng là có kết quả chính thức. Đó cũng là kiểu Mỹ đích thực: Rõ ràng, nhanh gọn.

Nay thì đã biết ông Obama đã tái đắc cử, và chờ đợi ông trước mặt là 4 năm sóng gió. Không biết nhiệm kỳ 2 của vị tổng thống đảng Dân chủ này sẽ mang lại những điều gì mới mẽ cho nước Mỹ và thế giới với những lời hứa 4 năm trước chưa thấy được thực thi hiệu quả cho mấy.
PVH

Tuesday 6 November 2012

DÂN CHỦ VÀ BẦU CỬ



Hoa Kỳ đã bắt đầu bước vào kỳ bầu cử tổng thống, thu hút dư luận của thế giới. Để hiểu thêm về vai trò của Tổng thống và các Đại cử tri trong hệ thống chính trị HK, xin đọc lại bài viết trên http://vi.wikipedia.org/wiki/ về Dân chủ Đại nghị với các ý chính:"Hoa Kỳ dựa trên nền dân chủ đại nghị, nhưng hệ thống chính phủ [của nó] phức tạp hơn nhiều. Không phải là một nền dân chủ đại nghị thông thường mà là một nền cộng hòa lập hiến nơi thành phần đa số nắm quyền được kiềm chế bởi các quyền của thiểu số được luật pháp bảo vệ." "Một cộng hòa lập hiến được tạo hình để "không một ai hay nhóm nào [có thể] vượt lên giữ quyền tuyệt đối."

 Nền Dân chủ đại nghị là một hình thức chính phủ được các đại diện của dân thành lập trên nguyên tắc thi hành chủ quyền nhân dân (Popular sovereignty). Các đại diện không phải chỉ đại diện cho sự ủy quyền của nhân dân mà có nghĩa vụ thực hiện quyền lợi của họ, ví dụ: không nhất thiết phải luôn tuân theo ước muốn của họ, nhưng phải đủ quyền lực để thực thi những khởi xướng thích ứng với những tình huống một cách nhanh chóng và triệt để. Điều này thường trái ngược với nền Dân chủ trực tiếp, là hình thức mà không có đại diện hoặc nếu có thì bị giới hạn quyền lực; chỉ được xem như các đại diện ủy quyền.
Các đại diện được chọn bởi đa số cử tri (khác với đa số dân số/số cử tri đủ tư cách) trong cuộc bỏ phiếu tự do và bí mật, đa đảng. Trong khi tồn tại các nền dân chủ đại nghị như vậy để chọn đại diện, theo lý thuyết, thì các phương thức khác như bắt thăm (rất gần với dân chủ trực tiếp) cũng được dùng. Ngoài ra, các đại diện thường nắm giữ quyền chọn các đại diện khác, tổng thống (hay chủ tịch), hoặc các quan chức chính phủ khác (đại diện gián tiếp). Ví dụ, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ có liên quan đến Ủy ban Bầu cử Hoa Kỳ và ở nhiều hệ thống nghị viện, người đứng đầu chính phủ thường cũng là lãnh đạo của đảng hay liên minh đa số và không được chỉ định rõ ràng bởi các cử tri. Quyền của các đại diện trong nền dân chủ đại nghị thường bị hiến pháp giảm bớt (như trong nền cộng hòa lập hiến hay nền quân chủ lập hiến) hay bằng các cách thức khác để cân bằng quyền đại diện:
§                    Một bộ máy tư pháp độc lập có thể có quyền tuyên bố các đạo luật là vi hiến (ví dụ như Tòa Án Tối Cao)
§                    Nó (bộ máy tư pháp độc lập) cũng chỉ định một số hình thức dân chủ thảo luận (Tiếng Anh:deliberative democracy ) (ví dụ Hội đồng Hoàng gia)
§                    Các hình thức dân chủ trực tiếp (ví dụ các cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm, đề cử, trưng cầu dân ý ). Tuy nhiên, những cuộc bỏ phiếu này không phải luôn luôn bắt buộc và thường cần thêm một số tác động của lập pháp - các đại diện thường vẫn có quyền lực hợp pháp vững chắc.
§                    Trong một số trường hợp, cơ quan lập pháp lưỡng viện có thể có một "thượng viện" không được bầu trực tiếp, như ở Thượng viện Canada đã lấy từ mô hình của Thượng viện Anh.
Một nền dân chủ đại nghị cũng bảo vệ các đặc quyền được gọi là dân chủ đầy đủ, không phải là một nền dân chủ không đầy đủ. Các đặc quyền riêng lẻ không nhất thiết phải được tôn trọng trong nền dân chủ đại nghị. Chẳng hạn, "Hoa Kỳ dựa trên nền dân chủ đại nghị, nhưng hệ thống chính phủ [của nó] phức tạp hơn nhiều. Không phải là một nền dân chủ đại nghị thông thường mà là một nền cộng hòa lập hiến nơi thành phần đa số nắm quyền được kiềm chế bởi các quyền của thiểu số được luật pháp bảo vệ." 

Các cộng hòa lập hiến là một nỗ lực có chủ ý nhằm giảm bớt mối họa đa số thống trị, cho nên có thể bảo vệ được các cá nhân bất đồng và những nhóm thiểu số khỏi họa chuyên chế của nhóm đa số bằng cách áp đặt kiểm soát trên quyền lực của nhóm đa số. Quyền lực của nhóm đa số bị kiểm soát qua việc giới hạn quyền lực của nó bằng cách bầu lên những đại diện cầm quyền trong giới hạn của luật hiến định bao quát hơn là qua bầu cử để có được quyền tự lập nên pháp luật. John Adams định nghĩa một cộng hòa lập hiến là "một chính phủ với luật pháp, và không phải là chính phủ với những con người. "Cũng như vậy, quyền lực của các quan chức chính phủ bị kiểm soát bằng cách không để một cá nhân nào giữ hết các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp. Thay vào đó, các quyền lực này được phân chia thành các ngành riêng biệt mà phục vụ như là một hệ thống kiểm soát và quân bình đối trọng với nhau. Một cộng hòa lập hiến được tạo hình để "không một ai hay nhóm nào [có thể] vượt lên giữ quyền tuyệt đối."

BBT

Monday 5 November 2012

CHIẾN TRANH





"CHIẾN", tức là phải chủ động đánh, không lùi bước hay nhượng bộ. Trái với đức tính cam chịu, đấu tranh bất bạo lực của Phật giáo, thì hình như trong quá khứ một số tôn giáo lớn khác đã sử dụng công cụ chiến tranh để giải quyết các bất đồng hoặc để đạt được mục đích tôn giáo.

Nghĩa tiếng Anh là "war"  nhưng từ tính chất, qui mô và phạm vi, thời gian, địa điểm..  một cuộc chiến sẽ có một tên gọi cụ thể, đặc trưng; ví dụ:
- Cuộc chiến chớp nhoáng XYZ,
- Chiến tranh Triều Tiên,
- Chiến tranh Việt Nam,
- Chiến tranh biên giới Việt-Trung,
- Cuộc chiến vùng Vịnh 1,2,
- Thế chiến I, Thế chiến II,
- Cuộc chiến chống khủng bố,
...

Chiến tranh là hủy diệt và tàn bạo, gây hậu quả lớn cho khu vực và trên toàn thế giới.
Các nhà chính trị cần phải học lại các bài học lịch sử để lãnh đạo quốc gia, không sử dụng chiến tranh để giải quyết các vấn đề bất đồng.

Kẻ bạo tàn,  độc đoán, khát máu và mạnh mẽ với vũ khí giết người siêu đẳng  bao nhiêu chăng nữa cũng sẽ không chiến thắng được lực lượng tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Tự do và hòa bình cho nhân loại, muôn năm.

PVH

Thursday 1 November 2012

TIN BÔI XẤU LÃNH TỤ




Tin tức từ "Thế lực xấu"

Thường trước mỗi kỳ đại hội hay bầu cử của các nước theo thể chế CS, các thế lực xấu thường tung tin thất thiệt để hạ thấp uy tín các nhân vật chóp bu hoặc các phe cánh liên quan.
Dân tình hả hê vì được biết những thông tin thâm cung bí sử từ nội bộ cao cấp thất thoát ra ngoài, không biết thực hư ra sao.
Gần đây một tờ báo Mỹ nêu đích danh gia đình thủ tướng đương nhiệm Trung quốc có tài sản nhiều quá mức tưởng tượng.
Ai tin thì tin, tôi không tin những tin xấu này; chắc hẵn đó là thông tin của các thế lực xấu, tức là thế lực đã nhào nặn ra các tin này rồi rĩ tai tới các nhà báo- chứ không phải tờ báo đưa tin là tờ báo xấu.
Trung Quốc là một quốc gia có luật pháp trừng trị nghiêm minh tội tham nhũng, đặc biệt là các quan chức cấp cao. Chức càng cao thì càng xử nghiêm.
Chỉ lấy ví  dụ về 3 nhân vật nguyên là Ủy viên Bộ chính trị ĐCSTQ là Trần Hy Đồng- bí thư Bắc Kinh - bị kết án 16 năm tù giam từ 1998;  Trần Lương Vũ - bí thư Thượng Hải-đang thụ án 18 năm tù giam từ năm 2008; Bạc Hy Lai - Bí thư Trùng Khánh - sắp hầu tòa về tội hình sự, có dính líu tham nhũng- có thể chịu tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình...cũng cho thấy luật pháp nước họ nghiêm đến mức nào!!!.

Vì vậy, những tin tức nói đến tài sản kếch xù của gia đình Thủ Tướng ắt hẵn là bịa đặt. Vì ông này nổi tiếng là liêm khiết, tự trọng và có uy tín với toàn Đảng toàn dân Trung Hoa trong nhiệm kỳ qua.

Không lẽ nào một người suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cs, lên đến dỉnh cao danh vọng như vậy, chuyên môn rao giảng về đạo đức và lối sống trong sạch cho quần chúng và cán bộ như ông Ôn mà lại làm ngơ cho và bỏ qua cho các thủ đoạn làm giàu của người thaanm gia đình mình như vậy được.

Một con người giàu tình đồng chí, đồng đội, tình nghĩa cộng sản bao la, từng được đào luyện qua bao gian khổ hy sinh và trưởng thành trong đất nước Trung hoa đầy loạn lạc như ông,  một người đạo đức sáng ngời chân lý như ông lại có thể dễ dàng buông thả, phai nhạt lý tưởng cộng sản, sức chiến đấu của người chiến sĩ trung kiên, xa rời lời thề trung thành với lợi ích của nhân dân, rồi ngoảnh mặt làm ngơ với sự mâu thuẩn xã hội gay gắt, bất công ngập tràn trong lòng đất nước TH, bằng cách để cho người thân làm giàu trên mồ hôi và nước mắt dân nghèo Trung Hoa. Tin không tin có chuyện đó!.

Tôi dứt khoát rằng, các tin tức bôi xấu ông là được nhào nặn từ những kẻ xấu, và có động cơ không tốt. Chúng sẽ bị lộ tẩy và lương tâm chúng sẽ không được thanh thản khi cố tình bôi xấu vô căn cứ một nhân cách cộng sản sáng ngời. Chúng sẽ bị quả báo!

PVH