Tuesday 31 December 2013

KINH TẾ 2013



Năm 2013 đã khép lại. Mượn lời của các kinh tế gia trường phái “lạc quan”, xin được điểm lại những nét “tích cực” trong điều hành kinh tế vĩ mô một năm vừa qua.
1) Lạm phát đã thấp nhất trong 10 năm vừa qua. Như vậy mục tiêu kiềm chế lạm phát đặt ra trong 2 năm vừa qua đã đạt được hiệu quả tốt. Do nhiều người làm công ăn lương, khi lương tăng không đáng kể, lạm phát giữ mức thấp có vai trò quan trọng là không để thu nhập thực tế của người dân bị giảm đi một cách tương đối.
2) Tỉ giá và quản lý ngoại tệ có bước tiến lớn về chất. Thứ nhất là tỉ giá chỉ tăng khoảng 1% và mức giao động đối với các ngân hàng là +/-2%. Thứ hai là, không có nạn sốt mua bán ngoại tệ như các năm trước đây. Thứ ba là thị trường tự do có tỉ giá không chênh lệnh nhiều so với ngân hàn. Ổn định tỉ giá giúp cho  tiền Việt có giá trị, nền kinh tế không bị “đô-la hóa” hay bị “vàng hóa” như một số người đã tiên đoán.
3) Quản lý vàng đã đi vào quỹ đạo, nhà nước độc quyền kinh doanh vàng, người dân không còn “mặn mà” với việc mua tích trữ vàng nữa. Năm 2013 vàng đã giảm 24% giá so với cuối năm 2012. Thị trường vàng quốc gia ngày càng đi vào thế ổn định. Các ý kiến chỉ trích NHNN đấu thầ bán vàng đã yếu dần đi.
4) Tăng trưởng GDP gần đạt mức 5,5% như đề ra. Như vậy có thể nói, các nhà điều hành vĩ mô đã chấp nhận quản lý theo thực tế thị trường, không ham muốn tăng trưởng bằng mọi giá để lại hệ quả nặng nề cho điều hành kinh tế các năm sau.
5) Thị trường Bất động sản theo đánh giá của giới chuyên gia, kể cả nước ngoài là đã “bắt đáy” trong năm nay và đang ấm dần lên đối  với các dư án có vị thế tốt. Việc xem xét cho người nước ngoài mua nhà sắp tới cũng là một chủ trương đúng đắn.
6) Không liên quan đến tăng trưởng kinh tế, nhưng việc đưa các vụ trọng án kinh tế ra xử cuối năm rồi cùng với các mức án nghiêm khắc cho đồng bọn phạm tội đã phần nào lấy lại niềm tin của nhân dân và có tác dụng răn đe những ai kẻ muốn tham nhũng khủng.
Con người cần sống với niềm tin và sự lạc quan, nhân dịp đón năm mới dương lịch 2014, xin ghi lại những nét lạc quan của kinh tế nước ta 2013 và hy vọng sẽ đồng hành cùng toàn dân tộc ta đón chào năm mới 2014.

PVH

Monday 30 December 2013

TÍNH HAI MẶT CỦA INTERNET


Internet là nơi hội tụ các nguồn thông tin trở thành thế giới thu nhỏ được mọi người đặc biệt quan tâm, nhất là các bạn học sinh, thanh niên. Trên Internet có rất nhiều thể loại giải trí khác nhau làm cho nhiều bạn trẻ lạm dụng dẫn đến tình trạng nghiện ngập và trở thành vấn đề nóng mà mọi người vô cùng bức xúc.
 Nghiện Internet là lạm dụng quá mức, sử dụng vô tổ chức ở mọi lúc mọi nơi, không làm chủ bản thân, bỏ cả ăn uống, nghỉ ngơi, học hành mà sa đọa trong thế giới hư ảo.Có rất nhiêu nguyên nhân dẫn đến nghiện Internet nhưng chủ yếu là do bản thân các bạn trẻ chưa nhận thức được mặt trái của Internet, còn ham chơi, tò mò, hiếu động, muốn chứng tỏ bản thân với người xung quanh. Các bậc phụ huynh chưa quản lí chặt chẽ con em mình, còn thiếu sót trong vấn đề giáo dục con cái. Nhà nước và chính quyền địa phương không quản lí các tiệm Net, để mặc các chủ tiệm mở cửa sát bên trường học và mọc lên ngày càng nhiều.
Trong xã hội đang phát triển và hội nhập, chúng ta không thể phủ nhận tiện ích mà Internet mang lại,Internet trở thành từ điển sống của tất cả mọi người. Nhờ Internet, con người có thể tra cứu tài liệu, cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ mà không mất thời gian, công sức; là công cụ làm việc đối với một số ngành công nghệ thông tin; cung cấp các thể loại giải trí như phim, âm nhạc, trò chơi,… Nhưng bên cạnh đó có không ít tác hại do việc quá lạm dụng của các em học sinh, thanh niên. Ngoài những thông tin hữu ích, Internet còn chứa rất nhiều những thông tin mang tính chất đồi trụy; các trò chơi giải trí bạo lực khiến nhiều bạn trẻ nghiện bỏ rơi cuộc sống thực tại. Từ đó tệ nạn xã hội cũng xảy ra nhiều hơn như giết người, trộm cắp để thỏa cơn nghiện… Rất nhiều bạn mắc bệnh hoang tưởng từ những trò chơi khiến gia đình vô cùng lo lắng, xã hội vô cùng bức xúc. Có thể nói Internet cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức con người.
 Vì vậy, các bậc phụ huynh, nhà nước, chính quyền, đặc biệt là trường học phải quan tâm, quản lí, giáo dục các bạn trẻ tránh xa những tư tưởng không lành mạnh, giúp đỡ người nghiện ngập quay về thế giới thực, hòa nhập lại với thế giới thực tại.

D.N

Friday 27 December 2013

CÁI LẠNH CUỐI NĂM



Thời gian trôi qua nhanh thật, mới nhớ ngày nào đó còn tưng bừng chào đón năm mới, vậy mà bây giờ đã cuối năm rồi.
Trong những ngày này, trời trở nên lạnh đến lạ thường. Đi ngoài đường nếu mọi người không được trang bị đầy đủ thì sẽ rất dễ bị đau cảm lạnh.
Cái lạnh đến thế đó, đối với người làm việc tại văn phòng thì không sao, nhưng đối với những người lao động chân tay thì thật là tội nghiệp. Họ phải đứng hàng giờ ngoài trời để làm việc.
Trong đợt này, tôi được có cơ hội tham gia trên một chuyến đi phát áo ấm cho trẻ em nghèo, đó thật sự là một sự trải nghiệm. Tôi được đi đến trên 20 phường xã của tỉnh Thừa Thiên Huế. Được tận tay mặc từng chiếc áo ấm cho trẻ em nghèo. Tôi cảm nhận được niềm vui biểu lộ trên ánh mắt mỗi em. Tuy trời lạnh dưới 20 độ nhưng có những em ăn mặc thật phong phanh, chỉ mặc một cái áo sơ mi đã cũ kỹ. Tôi thay mặt các em, cám ơn những nhà tài trợ đã ủng hộ cho chuyến đi này.
Trong cái lạnh này, đi trên đường tôi cũng bắt gặp những cụ già đi bán vé số. Những người đó, đáng lẽ giờ này họ phải ở nhà để con cái phụng dưỡng, nhưng do hoàn cảnh họ phải đi bán vé số kiếm tiền mưu sinh.
Bởi vậy, tôi mong sao mọi người dân trên đất nước Việt Nam này, ai cũng được hưởng hạnh phúc và may mắn. Ai ai cũng được “ăn no mặc ấm”. Nếu may mắn hơn thì “ăn ngon mặc đẹp”.

T.N

Thursday 26 December 2013

HOẠT ĐỘNG GIÚP ĐỠ EM HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ Ở TRƯỜNG THPT GIA HỘI



Trong tháng này với sự tài trợ của nhà hảo tâm, chúng tôi đã tiến hành thăm và trao tặng số tiền 2.000.000đ cho em Nguyễn Thị Như Quỳnh, hiện đang học lớp 12 Trường THPT Gia Hội. Đây là số tiền mà chúng tôi hỗ trợ cho em trong 4 tháng (từ tháng 09/2013 -12/2013), mỗi tháng 500.000đ để giúp em mua thêm sách, vở, bút…phục vụ cho việc học của mình được tốt hơn. Như vậy kể từ tháng 05/2013 đến tháng 12/2013, thông qua sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm và sự đóng góp của các nhân viên trong Trung tâm, chúng tôi đã hỗ trợ cho em được 8 tháng, hy vọng sang năm 2014 sẽ tiếp tục nhận được thêm sự đóng góp và giúp đỡ của các nhà hảo tâm và của cộng đồng để giúp em có điều kiện học hành tốt hơn. Hoàn cảnh của em Như Quỳnh là rất khó khăn, bố mẹ em không có nhà để ở phải ở nhờ nhà của ông bà ngoại rất bất tiện, gia đình em có đến 6 anh chị em và em là con thứ 2 trong gia đình, mẹ em bán vé số, còn bố em làm thợ hớt tóc, vì quán hớt tóc cũng rất ít khách nên thỉnh thoảng bố em còn tranh thủ để đi bốc vác hàng cho người khác kiếm thêm thu nhập. Mặc dù cả bố và mẹ đều rất cố gắng làm việc nhưng nguồn thu nhập ít ỏi mà bố mẹ em kiếm được không đủ để trang trải các chi phí trong gia đình và lo cho mấy chị em Quỳnh ăn học. Nhận thấy được sự vất vã của bố mẹ và với suy nghĩ phải cố gắng học tập thật giỏi để sau nay có một tương lai tốt đẹp hơn nên ngoài thời gian đi học ở trường thì Quỳnh, anh trai và người em kế Quỳnh (chỉ trừ ba người em còn nhỏ) còn đi bán vé số để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học và mua thêm sách vở để phục vụ cho việc học của mình, vì việc đi bán vé số cũng rất vất vã, nếu học buổi chiều thì em phải đi bán buổi sáng và buổi tối, có tối phải hơn 9h em mới về nhà. So với các bạn cùng trang lứa thì điều kiện học của Quỳnh còn rất nhiều thiếu thốn, các bạn của em thì ngoài thời gian học ở trường còn có thời gian để vui chơi và học thêm các môn khác mà mình còn yếu, còn em thì ngoài thời gian đi học ở trường thì phần lớn thời gian còn lại em phải đi bán vé số để kiếm tiền, thậm chí thời gian để học bài ở nhà cũng không được thỏa mái như các bạn. Mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng Quỳnh luôn cố gắng vươn lên trong học tập, với hy vọng sau này sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn, có thể giúp được bố mẹ và các em nhiều hơn nữa, cầm số tiền mà chúng tôi trao tặng Quỳnh đã rất cảm động, vì đây là một số tiền khá lớn đối em và gia đình, nó không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ em mà còn giúp em và những anh chị em của em có điều kiện để mua thêm sách, vở, viết… phục vụ cho việc học của mình được tốt hơn.
XQ

Monday 23 December 2013

ÁN TỬ HÌNH




Phiên tòa sơ thẩm xử Dương Chí Dũng và đồng bọn đã kết thúc với 2 mức án tử hình cho 2 tên cầm đầu. Luật sư bào chữa phát biểu chưa có căn cứ buộc tội “lại quả ăn tiền” trong vụ mua trụ nổi và cảnh báo rằng tòa án cần làm sáng tỏ nhiều vấn đề để thân chủ không chịu án oan sai.
Bào chữa là quyền của luật sư, đánh giá chứng cứ và tranh luận tại tòa đối với từng tội danh thân chủ bị truy tố cũng là quyền của luật sư (trong vụ án này). Đó là nghề bảo vệ công lý cho xã hội, một nghề rất vinh quang. Xã hội không nên trách cứ luật sư khi họ bào chữa cho một tội phạm, dù người đó phạm tội ác tày trời, rõ ràng và không thể dung tha đi chawnt nữa.
Hình phạt đối với ông Dũng, tòa phúc phẩm và có thể là chung thẩm sẽ có phán quyết cuối cùng. Theo dư luận, bản án tòa sơ thẩm tuyên là thích đáng.
Điều còn đọng lại sau phiên tòa này chính là thái độ của ông ta trước tòa.
+ Đó là thái độ không biết hối hận việc mình đã làm, cho đó chỉ là do lỗi nhận thức.
+ Đổ lỗi cho cấp dưới, trong khi trách nhiệm chủ mưu của ông ta là rất rõ ràng.
+ Loanh quanh chối tội, khi bị truy vấn thì năn nỉ bằng việc kê khai thành tích, danh gia vọng tộc, truyền thống gia đình, có hai bằng đại học…
+ Thái độ quá bình thản, gần như là biết trước kết cục-không rõ có phải là kết cục tốt đẹp đối với ông ta hay không, vì ông ta còn cười tươi và đọc thơ trước tòa án.
+ Không có từ ngữ nào để bình cho việc ông ta lừa dối vợ con, đem tiền (nghe bà vợ nói đó là tiền của bà này cho mượn)- để đi mua 2 căn hộ cao cấp tặng bồ nhí, trong khi con đẻ của  ông ở Hải phòng khi sinh nở phải ở trong căn nhà 24m2.

Theo lời khai của bà vợ thì bà này đồng ý cho chồng bà quan hệ ngoài luồng với phụ nữ khác, đồng ý đưa tiền cho chồng mua nhà cho bồ nhí. Chồng thì gần như trâng trâng cái mặt xấu xa trước phiên tòa và công luận.
Biết nói sao cho hết sự nghi ngờ của người dân về bản chất thực sự của gia đình DCD và những người liên quan tới ông ta bây giờ. Sao đến nước này họ lại coi thường hàng triệu con mắt phát xét của xã hội đến thế!
Theo tôi thì không cần tử hình, cứ để ông ta sống với đời người trong sự khinh bỉ!.


PVH
















































































































































































































Friday 20 December 2013

TẶNG ÁO ẤM CHO CÁC CHÁU CÓ BỐ MẸ VAY VỐN BBĐP


Tặng áo ấm cho các cháu học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn ở các phường/xã là một hoạt động từ thiện hằng năm của TTKKTL. Khác với mọi năm, năm nay TTKKTL phát áo ấm thêm cho một số cháu học sinh có hoàn cảnh gia đình thật khó khăn mà bố mẹ đã vàng đang vay vốn buôn bán đường phố của TT.
Trên tinh thần đó, qua tìm hiểu thực tế trong quá trình cho vay vốn chúng tôi đã chọn bốn cháu học sinh có hoàn cảnh gia đình rất nghèo khó trú tại các địa bàn phường Hương Long, phường Phú hiệp – Thuế để phát áo ấm cho các cháu. Bố mẹ các cháu hầu hết làm thuê, bán buôn vĩa hè, kéo xe, bốc vác hàng ở chợ đầu mối Bãi Dâu. Vào một buổi chiều (18/12/2013) trời mưa lâm thâm của đất xứ Huế với cái giá rét đầu đông, bố mẹ các cháu tâm sự rằng: Thời tiết mưa lạnh như thế này thì chúng tôi nghỉ buôn bán cả, nếu ai làm ở chợ đầu mối thì cũng chỉ được 30,000 – 40,000đ/đêm. Thời tiết khắc nghiệt đã làm cho cuộc sống khó khăn của bà con càng thêm nỗi nhọc nhằng, càng thiếu thốn. Không ai khỏi chạnh lòng trước những lời tâm sự mang nhiều nỗi buồn hằn sâu trên nét mặt của bà con. Chúng tôi tiếp tục trở lại với công việc phát áo ấm cho các cháu. Các cháu đã 7 tuổi mà trông dáng hình còi cọc, nhỏ nhắn như 4-5 tuổi. Nhận quà các cháu và bố mẹ rất vui mừng, nhưng đằng sau niềm vui le lói, nhỏ nhoi ấy vẫn không thể xua tan hết nỗi buồn sâu thẳm trong lòng của các bậc làm cha làm mẹ.
Mong sao cuộc đời của bà con sẽ được đổi thay, nhiều niềm vui hơn lại được đến với các cháu.

H.S

Thursday 19 December 2013

Tuyết trắng ở Sapa


Chưa bao giờ, Sapa hứng chịu một trận mưa tuyết dày đặc như thế này.Nhìn những ruộng rau bị tuyết phủ trắng xóa, diện tích hoa hồng phục vụ dịp tết nguyên đán cũng bị ảnh hưởng người dân không khỏi xót ruột bởi chắc chắn khi tuyết tan, cây trồng đều bị dập nát. Nếu cứ kéo dài băng giá như thế này thì đàn gia súc, gia cầm trên Sapa khó mà tránh khỏi thiệt hại. Không chỉ thiệt hại về chăn nuôi, trồng trọt mà còn ảnh hưởng cả đời sống sinh hoạt của con người hơn đây.
Hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học vì cái rét. Và hơn thế, có những dân tộc vùng sâu vùng xa còn phải chịu đựng nhiều hơn. Những em nhở không có nỗi đôi giày mang trong mùa đông lạnh giá, chân trần đi trên tuyết. Những khuôn mặt nứt nẻ, vừa buốt, vừa rát thì đối với mấy em đó những bông tuyết không còn đẹp như những người khách du lịch tham quan lên đây để chụp ảnh.
Những tấm hình của nười khách tham quan chụp vui vẻ, cười đùa nhưng đâu biết rằng cũng ở nơi đó cũng có những con người đang khóc vì bông hoa tuyết kia. Nhưng không phải là chê trách ai về vấn đề này. Một vùng nhiệt đới như nước ta, nếu như có tuyết là chuyện lạ nên ai cũng muốn ghi lại khoảng khắc ấy. Chia sẻ niềm vui, khoảng khắc trong cuộc đời không có lỗi và có thể khi bắt gặp hình ảnh khó khăn của người dân bản địa khi trời tuyết cũng sẵn lòng giúp đỡ họ. Vì vậy, thay vì chia sẻ những cảm xúc rung động trước những hoa tuyết cũng nên lắng cảm xúc trước những khó khăn của người dân nơi đây sẽ có ý nghĩa hơn.
Hãy quên đi niềm vui của cá nhân mà cùng hòa vào nỗi buồn, khó khăn của cộng đồng.

P.K

Tuesday 17 December 2013

NƯỚC MÌNH NÓ VẬY!


         Không biết tuyển U23 bóng đá nam có vào được bán kết hay không, nhưng nhìn cách đá của các cầu thủ trong trận gặp Singapo đêm 10 tháng 12 vừa qua thì thấy con đường đi của chúng ta còn gian nan lắm.
         Đánh rằng ta đá hay hơn họ, kỹ thuật siêu hơn họ, huấn luyện viên kinh nghiệm hơn, vừa có trận thắng tưng bừng 7-0 trước Brunei mấy ngày trước đó, thì việc thắng hoặc ít nhất hòa Singapo là điều đương nhiên.
         Nhưng thành quả tốt không thể dựa trên những suy nghĩ nông cạn không có tầm nhìn và đặc biệt là không cần tới sự cố gắng, của tất cả mọi thành viên trong đội bóng.
         Thế mà chúng ta lại 1 lần nữa thua Singapo. Một bàn thua lãng nhách, xuất phát từ cú phá banh bằng đầu của hậu vệ để bị phạt góc khi thời gian gần hết hiệp 1. Quả banh đó thủ môn có thể khống chế 1 cách dễ dàng, vậy mà…Rồi quả treo banh phạt góc không gì nguy hiểm, để rồi hậu vệ lúng túng đưa banh đốt lưới nhà.
         Thôi thì nước mình nó vậy! Nếu còn nông cạn xốc nổi, thiếu quyết tâm và tầm nhìn hạn hẹp và thiếu sự cố gắng hết mình thì không thể làm nên điều gì tốt đẹp cả.


PVH

Friday 13 December 2013

ĐÁNH DÂN



         Dân là cha mẹ. Đánh dân cũng như đã đánh cha mẹ vậy. Đứa con đánh cha mẹ ắt hẳn là đồ bất hiếu, ngỗ ngược, nếu như thời trước thì pháp luật sẽ không cho người đó còn đất để sống, người đời sẽ khinh bỉ đương sự suốt đời và cả ngay khi hắn ta bị chết đi.
Lực lượng công quyền hoặc hỗ trợ công quyền ở nước ta theo như thông tin báo chí trong thời gian qua thì hình như ngày càng hung tợn, không còn là chổ dựa vững chắc cho lòng dân nữa.
-         Họ đánh dân lành để ép cung,
-         Bóp cổ dân để giải tán việc bán rong,
-         Lấy cuốc bổ vào đầu dân khi giải tỏa cưỡng chế,
-         Bắn đạn sát thương vào nhà dân khi thu hồi đất,
-         Lấy gậy giao thông vụt vào đầu dân khi người ta quên đội mũ bảo hiểm,
-         Đả thương đến chết những người bị tạm giam tại cơ quan công an rồi đổ vấy cho đương sự tự tử,
-         Đánh cả nhà báo tiếp cận các cuộc giải tỏa đất đai,
….
         Câu hỏi là tại sao một chế độ tốt đẹp mà lại đẻ ra nhiều cán bộ công quyền lộng hành như vậy? Các nội dung trên không phải cóp nhặt từ các báo “chống chế độ”, chúng được người viết trích từ các báo chính thống nhà nước cả đấy.
          Báo chí mạnh dạn công khai các việc “đánh dân” trên là rất đáng hoan nghênh, nhưng không có cơ quan nào ra tay trừng phạt nặng những kẻ đánh dân một cách nhẫn tâm đó cả. Hay phải đợi người dân dùng tới luật riêng của mình?

PVH

Tuesday 10 December 2013

LẮNG NGHE DÂN


Phải học cách lắng nghe Dân.
Khi Dân còn góp ý cho nhà nước, tức họ còn yêu mến nhà nước đó. Khi họ ghét bỏ, họ sẽ ngoảnh mặt làm ngơ, mọi sự coi như không biết.
Vì vậy, lãnh đạo nhà nước phải chịu lắng nghe, học cách lắng nghe được tiếng Dân, tâm tình của Dân.
Có người nói: "Cần rửa tai để nghe Dân nói".
Lại có lời khuyên: "Cần sự tỉnh táo và dũng cảm để nghe Dân phản biện".
Nhưng phải chăng cần phải lắng nghe Dân bằng cả tấm lòng thành thật của người lãnh đạo được Dân giao phó trọng trách.
Đừng nghĩ Dân góp ý trái chiều là "thù ngịch, bị kích động, bất mãn". Đừng lấy "chủ trương lớn để chặn họng Dân".
Không có chủ trương lớn nào bằng lời ông cha đã khắc " Dân vi bản".
Hệ quả nhãn tiền của "chủ trương lớn phát triển dự án Boxit" là kết quả tất yếu của việc không chịu lắng nghe tiếng Dân.

Lại nữa, nếu không nghe Dân thì nghe Ai?


PVH

Friday 6 December 2013

NÓNG GIẬN



Nóng giận là một trạng thái tâm lý, có biểu hiện là phùng má, trợn mắt, đỏ mặt, tía tai, giọng phát ra to, âm cao hơn bình thường…
Nhiều người do không kiềm chế được cơn nóng giận, thường có những hành vi để lại những hậu quả hết sức đáng tiếc.
Phụ huynh mà nóng giận thì hiệu quả giáo dục con trẻ sẽ giảm.
Thầy giáo hay nóng giận, hiệu quả chuyển tải bài giảng sẽ thấp, học trò ít tiếp thu.
Người lãnh đạo cơ quan đoàn thể nóng giận, sẽ dẫn tới quản lý độc đoán chuyên quyền.
Lãnh tụ có tính nóng giận, dân tộc sẽ bị lèo lái bởi một người thiếu chín chắn trong khi ra quyết định.
Biết vậy, nhưng để kiềm chế sự nóng giận trong mỗi con người không phải là đơn giản.
Có nhiều phương pháp giảm nóng giận: tọa thiền, dưỡng sinh, tu tập…là một trong những phương pháp khá hiệu quả; tuy nhiên, người làm chủ các phương pháp này không có bao nhiêu, họ là những vị bồ-tát đời thường vậy.

Xem ra, bớt nóng giận không phải là chuyện dễ thực hành.

PVH

Wednesday 4 December 2013

AN GIẤC NGÀN THU



Thế là đại danh tướng của Việt Nam trong lịch sử  đương đại đã ra đi để lại sự tiếc thương vô hạn của biết bao người dân Việt và bạn bè gần xa.
Những câu hỏi về cuộc đời ông vẫn được gợi lại trong những ngày này:
-         Ông là nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất nhưng có phải là lãnh tụ hay không, vì chức vụ cao nhất của ông chỉ là Phó Thủ Tướng?
-         Nếu không có chiến tranh, ông có mãi là giáo sư dạy sử hay không?
-    Tại sao danh tướng lại phải chịu những thăng trầm không đáng có trong sự nghiệp vốn quá lẫy lừng?
-         Vai trò tổng chỉ huy quân đội trong các cuộc điều quân Mậu Thân, Quảng Trị, Chiến tranh BG Tây Nam, Xung đột Trung-Việt được thể hiện như thế nào? So sánh với các trận quyết chiến 1954, 1975?
-         Và nhiều câu hỏi khác…
Các nhà sử học và giới nghiện cứu sẽ có nhiều việc phải làm để hiểu rõ hơn di sản của Người để lại.
Điều vinh dự nhất cho đến thời điểm này là Người đã thanh thản ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của đại đa số nhân dân Việt Nam, những người không thể sai lầm trong đánh giá nhân cách và tầm tư tưởng các nhân vật có vai trò làm nên lịch sử dân tộc ta.
Xin kính cẩn nghiêng mình bên di ảnh ông, và cầu mong Người được an giấc ngàn thu.
Ngôi nhà tại Hà nội nơi ông từng sinh sống và Vũng Chùa-Quảng Bình nơi ông an giấc ngàn thu vẫn là điểm hội tụ niềm tin của người dân trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước.
           PVH

Monday 2 December 2013

CON GÁI HUẾ


Nhắc đến Huế người ta thường nghĩ đến hình ảnh sông Hương thơ mộng, núi Ngự uy nghi hay là cầu Tràng Tiền cổ kính. Và một hình ảnh nữa cũng tạo nên một nét riêng của đất Huế, đó là nét dịu dàng của con gái Huế.

Khi khách du lịch đến tham quan Huế, họ rất ấn tượng với vẻ đẹp tự nhiên của các di tích lịch sử của đất thần kinh này, rồi bị thu hút bởi cách tiếp đãi chân tình của con người Huế nói chung, và một cái gì đó làm họ lưu luyến khi được tiếp xúc nói chuyện với người con gái Huế nói riêng.

Trong giao tiếp, con gái Huế ăn nói rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Khi bắt đầu một câu nói thì thường có tiếng dạ thưa. Điều đó tạo nên một cảm giác rằng, người đang nói chuyện với họ được tôn trọng.

Do ảnh hưởng của nền nho giáo và chế độ phong kiến, con gái Huế được gia đình quản giáo rất là nghiêm túc về lối sống và cách ứng xử. Trong một gia đình, con cái thì phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, đi phải thưa về phải trình. Trong cách ăn mặc cũng phải kín đáo lịch sự.

Hình ảnh lúc tan trường về, con gái Huế với mái tóc dài đen óng ả cùng với chiếc nón bài thơ thật đẹp làm sao, rồi đến tà áo dài tím bay trong gió làm siêu lòng biết bao chàng trai. Ngày xưa, cô gái Huế được các nhà văn nhà thơ nhắc nhiều trong các tác phẩm của họ. Nhưng trong thơ văn ngày nay, người ta ít nhắc đến hình ảnh đó nữa. Do bây giờ, con gái Huế đã thay đổi rất nhiều đề phù hợp với lối sống hiện đại. Ta thấy rằng, hình ảnh con gái ở khắp các vùng miền đều có phong cách gần như giống nhau.

Còn một đặc điểm nữa, khiến con gái Huế luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người. Đó là họ luôn yêu thương gia đình, luôn đặt yếu tố chồng con lên hàng đầu. Họ có thể từ bỏ niềm đam mê yêu thích của mình, để dành toàn bộ thời gian chăm sóc chồng con. Bởi vậy họ có thể thiệt thòi nhiều thứ khác, nhưng bù lại họ có được gia đình hạnh phúc.

Bản thân tôi cũng là một người con gái đã được sinh ra và lớn lên trên đất Huế thân yêu này. Tôi cũng sẽ cố gắng lưu giữ những nét đẹp riêng của người con gái Huế.

" Giữ chút gì rất Huế ..đi em.."
TN

Friday 29 November 2013

GỌT CHỮ


“Tàu ngầm thể hiện tình hữu nghị”.
Đó là phát biểu của lãnh đạo cao cấp Việt Nam khi thăm Nga. Ai cũng biết mua sắm vũ khí không đơn giản chỉ là vũ khí, nó có nhiều ý nghĩa ẩn sâu sau đó, nhiều người biết nhưng không nói ra. Phát biểu trên có thể hiểu theo nghĩa đen. Nhưng có người “gọt” chữ bêu rếu câu nói đó như sau “ Tàu – ‘ngầm’ thể hiện tình hữu nghị”. Ai mà biết nghĩa gì?
Cũng vậy, “Trâu cày không được giết” thành “Trâu cày không được, giết”. Coi như xong đời trâu bệnh, trâu đau.
Nhà 2 con vợ chồng hạnh phúc thành, “Nhà 2 con vợ, chồng hạnh phúc”.
Tin nhắn “Em đang ở trường, anh đến em chờ” thành …tầm bậy khi mất thêm bớt dấu.

Gọt chữ, thật tai hại, đố ai mà biết được tác hại khi chữ bị gọt.



PVH

Wednesday 27 November 2013

10 ĐIỀU TUỔI TRẺ THƯỜNG LÃNG PHÍ



Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
Thời gian: Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!

PTM (st)

Monday 25 November 2013

XE ĐẠP ĐIỆN: SẠCH, TIẾT KIỆM VÀ TIỆN ÍCH



Một khi xe đạp điện có khả năng đi được quãng đường lên tới 70-85km sau 1 lần sạc, thì nhu cầu sử dụng xe đạp điện để thay thế xe máy là một lẽ tất yếu sớm muộn sẽ được phổ biến rộng rãi trong dân chúng.
Ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng xe đạp điện ngày càng được phổ biến rộng rãi chủ yếu đối với đối tượng học sinh. Đối với dân văn phòng (người lớn), xe máy là phương tiện chính dùng để đi lại, nhưng từ khi giá xăng tăng cao đến mức kỷ lục, gần 25.000Đ/lít, họ đã phải tìm nhiều cách để giảm chi tiêu. Rất nhiều người đã tính tới phương án sử dụng xe đạp điện với sự tiện lợi mà vẫn đảm bảo tiêu chí nhanh chóng và hơn thế nữa đây lại là một phương tiện xanh, chạy năng lượng sạch không khói, không ảnh hưởng tới môi trường. Xe đạp điện không những không gây ô nhiễm, không ồn ào, giá rẽ, tiết kiệm được chi phí nhiều hơn nếu đi xe máy, mà con mang lại tiện ích cho người tiêu dùng. Sau một lần sạc đầy, xe đi được 4 ngày mới phải sạc lại, một quãng đường rất lý tưởng. Không những thế, bình pin của xe cũng rất nhẹ nhàng, có thể tháo ra và sạc ở bất cứ đâu. Điều tiện lợi hơn nữa là công việc đi chợ, hay đi lại trong quãng đường ngắn thì việc di chuyển càng trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng, tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, so với đi xe máy thì xe đạp điện di chuyển tối đa chậm hơn ảnh hưởng đến công việc, thiếu an toàn hơn, và càng nguy hiểm hơn nếu gặp những đoạn đường xấu, nhiều ổ gà vì hệ thống giảm sóc của xe không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, thời gian sạc điện lâu, sẽ bất tiện nếu hết điện khi đang di chuyển trên đường. Thiết nghỉ muốn thay thế xe máy bằng xe đạp điện để đi lại, các nhà sản xuất cần phải có những sáng kiến hơn nữa để xe đạp điện được hoàn thiện hơn về chất lượng phù hợp với điều kiện sử dụng của mọi người. Nhà nước cũng phải có những chính sách về xây dựng hạ tầng, thiết kế giao thông, phân làn hợp lý. Nếu được quan tâm đúng mức 2 vấn đề trên thì việc phổ biến đi xe đạp điện sạch, tiết kiệm và tiện ích trong dân chúng sẽ được phát triển rộng rãi.
H.S

XE ĐẠP ĐIỆN: SẠCH, TIẾT KIỆM VÀ TIỆN ÍCH



Một khi xe đạp điện có khả năng đi được quãng đường lên tới 70-85km sau 1 lần sạc, thì nhu cầu sử dụng xe đạp điện để thay thế xe máy là một lẽ tất yếu sớm muộn sẽ được phổ biến rộng rãi trong dân chúng.
Ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng xe đạp điện ngày càng được phổ biến rộng rãi chủ yếu đối với đối tượng học sinh. Đối với dân văn phòng (người lớn), xe máy là phương tiện chính dùng để đi lại, nhưng từ khi giá xăng tăng cao đến mức kỷ lục, gần 25.000Đ/lít, họ đã phải tìm nhiều cách để giảm chi tiêu. Rất nhiều người đã tính tới phương án sử dụng xe đạp điện với sự tiện lợi mà vẫn đảm bảo tiêu chí nhanh chóng và hơn thế nữa đây lại là một phương tiện xanh, chạy năng lượng sạch không khói, không ảnh hưởng tới môi trường. Xe đạp điện không những không gây ô nhiễm, không ồn ào, giá rẽ, tiết kiệm được chi phí nhiều hơn nếu đi xe máy, mà con mang lại tiện ích cho người tiêu dùng. Sau một lần sạc đầy, xe đi được 4 ngày mới phải sạc lại, một quãng đường rất lý tưởng. Không những thế, bình pin của xe cũng rất nhẹ nhàng, có thể tháo ra và sạc ở bất cứ đâu. Điều tiện lợi hơn nữa là công việc đi chợ, hay đi lại trong quãng đường ngắn thì việc di chuyển càng trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng, tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, so với đi xe máy thì xe đạp điện di chuyển tối đa chậm hơn ảnh hưởng đến công việc, thiếu an toàn hơn, và càng nguy hiểm hơn nếu gặp những đoạn đường xấu, nhiều ổ gà vì hệ thống giảm sóc của xe không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, thời gian sạc điện lâu, sẽ bất tiện nếu hết điện khi đang di chuyển trên đường. Thiết nghỉ muốn thay thế xe máy bằng xe đạp điện để đi lại, các nhà sản xuất cần phải có những sáng kiến hơn nữa để xe đạp điện được hoàn thiện hơn về chất lượng phù hợp với điều kiện sử dụng của mọi người. Nhà nước cũng phải có những chính sách về xây dựng hạ tầng, thiết kế giao thông, phân làn hợp lý. Nếu được quan tâm đúng mức 2 vấn đề trên thì việc phổ biến đi xe đạp điện sạch, tiết kiệm và tiện ích trong dân chúng sẽ được phát triển rộng rãi.
H.S

XE ĐẠP ĐIỆN: SẠCH, TIẾT KIỆM VÀ TIỆN ÍCH



Một khi xe đạp điện có khả năng đi được quãng đường lên tới 70-85km sau 1 lần sạc, thì nhu cầu sử dụng xe đạp điện để thay thế xe máy là một lẽ tất yếu sớm muộn sẽ được phổ biến rộng rãi trong dân chúng.
Ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng xe đạp điện ngày càng được phổ biến rộng rãi chủ yếu đối với đối tượng học sinh. Đối với dân văn phòng (người lớn), xe máy là phương tiện chính dùng để đi lại, nhưng từ khi giá xăng tăng cao đến mức kỷ lục, gần 25.000Đ/lít, họ đã phải tìm nhiều cách để giảm chi tiêu. Rất nhiều người đã tính tới phương án sử dụng xe đạp điện với sự tiện lợi mà vẫn đảm bảo tiêu chí nhanh chóng và hơn thế nữa đây lại là một phương tiện xanh, chạy năng lượng sạch không khói, không ảnh hưởng tới môi trường. Xe đạp điện không những không gây ô nhiễm, không ồn ào, giá rẽ, tiết kiệm được chi phí nhiều hơn nếu đi xe máy, mà con mang lại tiện ích cho người tiêu dùng. Sau một lần sạc đầy, xe đi được 4 ngày mới phải sạc lại, một quãng đường rất lý tưởng. Không những thế, bình pin của xe cũng rất nhẹ nhàng, có thể tháo ra và sạc ở bất cứ đâu. Điều tiện lợi hơn nữa là công việc đi chợ, hay đi lại trong quãng đường ngắn thì việc di chuyển càng trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng, tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, so với đi xe máy thì xe đạp điện di chuyển tối đa chậm hơn ảnh hưởng đến công việc, thiếu an toàn hơn, và càng nguy hiểm hơn nếu gặp những đoạn đường xấu, nhiều ổ gà vì hệ thống giảm sóc của xe không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, thời gian sạc điện lâu, sẽ bất tiện nếu hết điện khi đang di chuyển trên đường. Thiết nghỉ muốn thay thế xe máy bằng xe đạp điện để đi lại, các nhà sản xuất cần phải có những sáng kiến hơn nữa để xe đạp điện được hoàn thiện hơn về chất lượng phù hợp với điều kiện sử dụng của mọi người. Nhà nước cũng phải có những chính sách về xây dựng hạ tầng, thiết kế giao thông, phân làn hợp lý. Nếu được quan tâm đúng mức 2 vấn đề trên thì việc phổ biến đi xe đạp điện sạch, tiết kiệm và tiện ích trong dân chúng sẽ được phát triển rộng rãi.
H.S

Thursday 21 November 2013

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO



Ông cha ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

            Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn.

Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.
 D.N