Việc điều
chỉnh giá xăng lên cao nhất trong lịch sử một lần nữa cho thấy sức mạnh ghê gớm
của độc quyền và lợi ích nhóm.
Việc tăng giá
lần này được nhận định là một cú “đánh trúng huyệt” người nghèo và hệ thống
doanh nghiệp buộc phải sử dụng xăng dầu.
Lần tăng giá
này, mức tăng tuyệt đối là 1.431 đ/lít, tức tăng gần 6,2% so với mức giá trước
đó. Phải nói đứng về phía doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đó là mức tăng rất
đẹp, rất tuyệt!.
Rồi đây, chắc
người dân phải thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm hết sức có thể để có tiền mua
xăng (bắt buộc), đó là đối với những ai không thể đi làm, di chuyển bằng xe đạp
hoặc đi bộ hoặc sử dụng giao thông công cộng…Đất nước này đã sở hữu số lượng xe
máy trên 33 triệu chiếc, do tiến trình đô thị hóa nhanh chóng, số người dân bắt
buộc sử dụng xe máy để đi lại là rất lớn. Do vậy, họ phải mua xăng dầu với giá
cao ngất trên trời mà không có lựa chọn nào khác. Vậy đứng trên góc nhìn này,
chuyện gì sẽ xảy ra?
Giả
dụ thu nhập thực tế của người đi xe máy không tăng trong năm nay và họ buộc
phải sử dụng xe máy để đi lại như trước đây, việc tăng giá xăng hơn 6%
sẽ buộc họ phải cắt giảm chi tiêu cho nhiều khoản thứ yếu khác, trong đó có
việc ăn ngon, mặc mới, mua sắm mới dụng cụ gia đình, giảm mua sách báo hoặc
giải trí mất tiền; phải có kế hoạch tiết
kiệm nhiều hơn để đề phòng xăng tăng giá tiếp…
Và chỉ từng bấy nhiêu điều thôi của hàng
chục triệu người và hộ gia đình cũng đã là quá đủ cho nền kinh tế nước ta bị giảm
cầu, và đó cũng là nguyên nhân làm cho sự phục hồi kinh tế càng thêm xa vời
hơn.
Như một người bệnh đang từng bước hồi
phục tốt, bị một cú điểm huyệt của “kẻ ác”, bổng lăn ra nằm ngay đơ không biết
khi nào mới tỉnh ra và đứng dậy được.
Việc tăng giá xăng vừa rồi tương tự như
một cú đánh trúng huyệt “nền kinh tế” Việt Nam vậy!
Khen thay cho các nhà quản lý vĩ mô “tài
ba” của chúng ta!
PVH
No comments:
Post a Comment