Monday 31 December 2012

"ẤN TƯỢNG" NĂM 2012: NGÂN HÀNG





Cùng thời gian này cuối năm 2011, nhân viên ngân hàng được biết là những người nhận tiền thưởng tết cao nhất. Khi đó ai cũng ước gì mình là nhân viên ngân hàng XYZ nào đó!

Một năm mới trôi qua thôi mà sự thay đổi diễn ra quá nhanh chóng. Không đề cập tới chuyện một số nhân vật cộm cán liên quan đến ngân hàng bị bắt hoặc phải làm việc với cơ quan điều tra, hoặc phải thoái vốn khỏi ngân hàng...chỉ là số nhỏ, thì những việc nêu dưới đây, số người liên quan có thể kể tới hàng ngàn, hàng vạn.
- Bị thất nghiệp do ngân hàng mình làm việc bị sáp nhập, ngân hàng mới thừa nhân viên và tình hình kinh doanh bết bát không thu nhận hết nhân viên ngân hàng cũ, hoặc nếu thu nhận thì thời gian ngắn sau cũng tìm "kế" để cho họ ra đi.
- Bị cho thôi việc vì không hoàn thành chỉ tiêu hội đồng quản trị giao.
- Bị gợi ý thuyên chuyển công tác vì HĐQT không cho phép chi nhánh trả tiền cho bộ phận: IT-Hành Chính-Nhân sự.
- Không được ký hợp đồng sau thời gian tập sự, thử việc (dù tưởng rằng đã chắc chắn ngon suất) do ngân hàng không mở chi nhánh mới và tình hình kinh doanh thua lỗ phải cắt giảm chi phí nhân sự.
- Bị cắt giảm lương và phụ cấp để "phù hợp" với tình hình chung.
- Không còn nhận được tiền thưởng "khủng" như các năm trước nữa.
-...
Trong năm vừa rồi, nhân viên của các công ty chứng khoán gặp khó khăn chồng chất; thất nghiệp tràn lan, số công ty chứng khoán có lãi chỉ đếm được trên đầu ngón tay của hơn 100 công ty đang đăng ký hoạt động. Nhân viên chứng khoán làm thủ tục vay tiền ngân hàng mà khai nghề nghiệp thật là bị ngân hàng từ chối thẳng thừng.
Nay đến lượt nhân viên ngân hàng cũng chịu chung số phận đó chăng?
Tại sao lại có kết cục này? Không biết nên kêu than với ai bây giờ đây?


PVH

Friday 28 December 2012

SAU NGÀY TẬN THẾ



 Cuối cùng ngày tận thế chỉ là một ngày đẹp trời trên thế gian. Ít ra thì chúng ta, mỗi người cũng rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân sau sự kiện có tính phổ biến rộng rãi này.
Người lạc quan thì cho rằng, chẳng có gì phải lo sợ cả, nếu xảy ra tận thế, tất cả đều như nhau, không phải là luật bình đẳng được áp dụng đó sao?
Người bi quan thì nói: có lẽ ngày này sẽ tới trong tương lai gần, vì dự báo của người xưa chắc chắn đúng, và nếu chưa đúng thì chỉ có sai số nhỏ mà thôi.
Các nhà khoa học thì tập trung nghiên cứu xác suất va đập của trái đất với các thiên thạch khác, rồi công bố rằng: ít nhất cho tới năm 2040 không có sự va đập lớn nào cả, như vậy ngày tận thế nếu có phải là sau năm 2040 kia!
Còn bạn bè tôi thì không ai tin vào cái ngày đó cả, trước khi ngày đó tới nói chuyện ai cũng cười khì khì, không thấy một biểu hiện lo lắng hay chuẩn bị gì cả.
Mấy trẻ nhỏ thì cứ hỏi người lớn về chuyện ngày tận thế thực sự có hay không, và chúng thì rất lo, rất sợ.

Thực ra, những ai đã kinh qua bể khổ của cuộc đời này chắc sẽ đón nhờ sự kiện của ngày tận thế một cách an nhiên, bình tâm nhất. Vì đối với họ, sau tận thế có thể là một cuộc sống mới tốt đẹp hơn so với những gì họ coi như là đang sống trong địa ngục.
Vậy thì tại sao chúng ta không đoạt lấy tư tưởng đó, lối suy nghĩ đó để sống lạc quan vui vẽ hơn sau ngày tận thế "hụt" vừa rồi?

PVH

Thursday 27 December 2012

NIỀM TIN Ở BẢN THÂN



     Trong cuôc sống , đôi lúc chúng ta phải đối đầu với những khó khăn, thử thách. Biết tin tưởng vào bản thân , luôn dũng cảm là một trong những thứ cần phải có. Nếu ta tin tưởng vào chính mình , không e ngai khó khăn thì dù vật cản có khó đến mức nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua được. Trong cuộc sống , ai cũng mong có được sự thành công . Nhưng nó không bao giờ tự đến với ta mà chúng ta cần phải luôn tự tin , kiên trì , dũng cảm vượt qua ngững chông gai thì chắc hẳn cánh cửa đi đến thành công sẽ mở rộng chào đón ta . Còn nếu cứ e dè, tự ti, không dám đối mặt với những thử thách thì ta sẽ không bao giờ tiến bộ được. Khi đã đánh mất niềm tin , sự quyết tâm thì ta sẽ trở thành người không có ý chí , không có nghị lực , không thể tự lập và có thể bỏ qua nhiều cơ hội tốt đẹp. Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được chở che từ nhỏ nên khi đối diện với khó khăn thì không thể sống bằng chính khẳ năng của mình.

    Ai cũng muố mình có đựơc thành công nhưng lại có nhiều người không dám đối đầu với thử thách mà chỉ muốn trốn tránh , bỏ cuộc . Thực tế , trong xã hội hiện nay , có không ít người luôn tự ti , không dám thể hiện năng lực của mình . Nhưng ngược lại , có nhiều người không ngại chông gai , không quản gian khổ mà vượt lên chính mình . Chẳng hạn như những em nhỏ ở cùng núi xa xôi, phương tiện đi lại không thuận lợi mà trường lại cách nhà rất xa , có khi cả bốn , năm cây số. Muốn đi học , các em ấy phải đi bộ nhiều giờ liền và có khi phải vượt qua sông , suối mới đến được lớp học. Nhưng với một lòng quyết tâm, các em vẫn băng sông , vượt suối để hằng ngày được cáp sách tới trường.
  Con đường đi nào cũng có nhiều chông gai , thử thách . Nhưng hãy đặt niềm tin vào bản thân , luôn quyết tâm , kiên trì , thì sẽ đến với thành công .

Đức Nhân

Wednesday 26 December 2012

LÀM GIÀU TỪ NUÔI DẾ



Nghe đến Dế người ta cứ nghĩ đến con dế trong “Dế mèn phiêu lưu ký”. Đúng vậy, chính là con dế mà người xưa thường cho đá nhau, để tạo những thú chơi giải trí. Nhưng ngày nay, Dế không chỉ mang lại niềm vui cho con người mà nó còn được tạo ra những món ăn côn trùng đặc sản, rất giàu đạm, canxi, vị ngon bỗ dưỡng và mang lại lợi ích cho nhiều người tăng gia sản xuất.
Chính vì thế mà hiện nay không ít chàng trai trẻ ở các vùng nông thôn trưởng thành và làm giàu nhờ nuôi dế. Vì sao xu hướng ngày càng có nhiều người thích tìm hiểu và nuôi dế? Theo tiến sỹ Nguyễn Thị Chắt giảng dạy về côn trùng học, trường Đại học Nông lâm TP HCM, cho rằng: “Do thức ăn của dế chủ yếu là thực vật, một số sách Đông y còn dùng thịt dế để trị bệnh nên người dùng có thể yên tâm khi ăn vào cơ thể. Thức ăn để nuôi dế cũng dễ kiếm, chủ yếu là các loại cỏ mọc tự nhiên, nhiều nơi muốn tăng dinh dưỡng thì cho dế ăn thêm cám (loại dành cho chim ăn)”.
Những lợi ích của việc nuôi dế:
- Ngâm rượu uống rất thơm ngon và bổ dưỡng.
- Chế biến các món ăn đặc sản cao cấp ngon và bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não của người lớn và trẻ em do có các khoáng chất và nhiều loại vitamin…
- Làm thuốc chữa các bệnh sỏi thận, tiểu đêm, đái rắt, đái són, cổ trướng, thở dốc, tiêu hóa ...
- Hàng năm con dế còn làm nguồn thức ăn rất lớn cho: chim cảnh, cá cảnh, tắc kè, bọ cạp, kỳ tôm, ếch, gà, và rất nhiều vật nuôi khác, mang lại lợi nhuận khá cao cho người chăn nuôi.
          Lợi ích kinh tế cho người nuôi dế: Theo nhiều người kinh nghiệm nuôi dế cứ 1 đồng chi phí thì thu lại khoảng 4 – 5 đồng. Như vậy bà con mang lại lợi nhuận gấp 4 – 5 lần chi phí. Điều này chúng ta cũng dễ thấy rằng: các dụng cụ và chuồng trại nuôi rất đơn giản, chỉ sử dụng những thùng xốp, thùng catton, thùng gỗ,… và thức ăn thì các loại rau cỏ kiếm đâu cũng có nên chi phí thấp. Trong khi đó giá 1 Kg dế thịt khoảng 200 – 300 ngàn đồng. Sau khi trừ đi tất cả chi phí thì bà con cũng còn phần lợi nhuận khá cao.
          Như vậy, nuôi dế là một nghề giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu ở nhiều vùng nông thôn, đầu tư chi phí thấp mà thu nhập lại cao và rủi ro lại ít nếu vệ sinh chuồng trại cẩn thận. Nghề này phù hợp với hầu hết mọi người đặc biệt là với những người già yếu, bệnh tật, những người yếu về thể lực… vì công việc này rất nhẹ nhàng, chỉ cần siêng năng, chăm chỉ.

H.S

Tuesday 25 December 2012

“ĐẸP VÕ” VÀ “CHÂN TÂM”



Kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam rất phong phú. Từ khía cạnh đạo đức và tính cách con người nghiên cứu kho tàng này hẵn như nghiên cứu một “Giáo khoa thư” giúp ta nhìn nhận và đánh giá con người một cách toàn diện, tránh võ đoán, thiên kiến, thiếu khách quan...

Triết học Mác-Lê có phạm trù “nội dung” và “hình thức”, những ai học qua sẽ thấy mối liên hệ phổ biến, ràng buộc giữa hai khái niệm này  được lý luận rất khoa học.

Những ai có học Phật, chắc sẽ hiểu được từ “Chân Tâm” đặc biệt là quí Tăng Ni Phật tử tu thiền theo phái Thiền Tông.

Khái niệm “chân tâm”  trong đời thường được hiểu khác “Chân Tâm” trong đạo Phật hoặc “Nội Dung” theo Triết học.

Những trao đổi dưới đây người viết dùng khái niệm “chân tâm” theo nghĩa đời thường: đó là tâm thật của một con người.

Chúng ta đã từng nghe những áng tục ngữ ca dao như dưới đây:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người...”;

“Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi trung;

“Cái nết đánh chết cái đẹp”;

Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân;

Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người“;

Hết thảy đều nói về tâm thật của một con người, “tâm” này được khuất lấp ẩn mình qua bao thời gian năm tháng, vẽ đẹp bên ngoài, những lời nói có cánh, sự cố tạo ra một “giả hình” rất đẹp đẽ để lòa mắt thiên hạ...Rồi tất cả đều không che dấu được ai cả,  chân tâm tự nó lên tiếng hiện hình.
Cuối cùng chân tâm, “chân tướng” phải bị lòi ra ở thời điểm không ai ngờ. Vì vậy dân gian gian mới có câu xách mé: “ Được cái bề ngoài”; hay là để phê bình những ai khéo dệt “ đặng hồng võ” tức ĐỂ “ĐẸP VÕ”!
Từ đó... mới biết “chân tâm”!

Mùa Phật Đản 2012

PVH

Monday 24 December 2012

ĐẤT SÀI GÒN



 Nhiều người bạn cùng thời với tôi, nếu không làm việc ở địa phương, hay về quê thì phần lớn đều chuyển vào Sài gòn ngay sau khi mới tốt nghiệp đại học.

Mỗi lần có dịp gặp nhau hàn huyên, tôi hỏi các bạn tại sao lại chọn Sài Gòn, nhiều câu trả lời cùng chung một ý: Cơ hội nhiều hơn và an tâm hơn khi sống ở đó, coi như đất mẹ luôn bao bọc mình.

Ở Sài gòn, người tứ xứ rất nhiều, do đồng cảnh ngộ, nên những người đi trước luôn đồng cảm giúp đỡ những người tới sau.
Người gốc SG cũng hào sảng và nghĩa hiệp, ra tay giúp người dưng mà không chút chần chừ suy nghĩ thiệt hơn.
Ở Sài gòn, thời tiết không như ở mình, không mưa dầm, nắng gắt và lạnh thấu xương.
Ở đó người ta ít quan tâm xoi mói vào đời tư của nhau, vì vậy con người dù thân phận thế nào cũng không bị sức ép của sự coi thường khinh miệt về giai tầng xã hội, và ở đó cũng có nhiều đại gia nhưng lại cư xử, ăn mặc, đi xe cà tàng như bình dân vậy. Điều này cũng khiến giới bình dân nhiều lúc cũng cho mình có thể là một đại gia dấu mình nào đó chứ sao không?
Ở Sài gòn, ngôn ngữ trao đổi qua lại dễ hiểu và giản đơn, ít thâm nho, nên người đâu tới cũng thấy dễ hòa nhập, thông cảm. Chỉ cứ việc cố gắng sống và làm việc hết sức, thì bao giờ đời cũng cho người nhập cư một cơ hội ở đây.

Sài gòn không phải là thiên đường đối với tất cả mọi người, nhưng là nơi mở ra cánh cửa hy vọng cho tất cả những ai có niềm tin vào sự đổi thay bằng chính sức lực của mình.

Bao gồm tất cả những điều các bạn nói ra ở trên, tôi đã thấy hiện ra hình ảnh của một Sài gòn tốt bụng và rộng lượng, bao dung.

 PVH

Sunday 23 December 2012

À! RA THẾ!




Nói về truyền thông thì không gì gây ấn tượng nhanh bằng hình ảnh. Sức lan tỏa của các bức ảnh thường mạnh và tức thì. Vì vậy hàng năm báo chí quốc tế thường trao giải cho những nhiếp ảnh gia ghi lại được những khoảnh khắc đầy ý nghĩa của thời cuộc.

Có những bức ảnh không được giải nhưng cũng lột tả được sự thật của những địa danh được người ta cho là thần kỳ trong phát triển kinh tế thời gian qua.

Tôi chỉ xin nêu ra hai trường hợp của năm 2012:

1) Người TQ xếp hàng dài để chờ phát miễn phí bắp cải.
http://giaoducthoidai.vn/channel/2767/201212/Canh-nguoi-Trung-Quoc-xep-hang-hang-gio-xin-bap-cai-1965714/
2) Người Đà Nẵng chen lấn đổi mũ bảo hiểm.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/04/hang-nghin-nguoi-chen-lan-doi-mu-bao-hiem/

À, ra thế!

PVH

Friday 21 December 2012

BỐ THÍ



Đã sắp tới thời điểm phải ra đi, ông cảm thấy nhẹ nhõm khi xem lại cuốn phim quay lại cuộc đời mình rõ một một đang hiện ra trước mắt ông. Là phật tử, ông rất hiểu trách nhiệm của người con Phật là phải ra tay bố thí. Từng được nhiều bậc chân tu trực tiếp tiếp chuyện, đàm đạo và giảng kinh Phật, ông thấm nhuần và thuộc từng lời các Hòa Thượng răn dạy về bố thí.
Bố thí (zh. 布施, sa., pi. dāna) là hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí huệ cho người khác, được xem là hạnh quan trọng nhất trong Phật pháp. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba-la-mật-đa (Lục độ), một trong Thập tùy niệm (pi. anussati) và là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng Công đức (sa. puya).
Trong Tiểu thừa, bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, vị kỉ và được thực hành để tránh khổ đau của đời sau. Theo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng Từ bi và là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ. Hành động bố thí thức ăn cho các vị Khất sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phật pháp Nam truyền. Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vật cho chùa chiền và tăng sĩ, ngược lại các vị tỉ-khâu "bố thí" Phật pháp, hướng dẫn tu học. Hành động này cũng được xem là để nuôi dưỡng phúc đức.
Ông không phải là người có trí óc siêu việt, lại càng không phải là người có năng lực gì đặc biệt, nhưng cuộc đời ông đi lên từ bàn tay trắng để trở thành một đại gia bất động sản, ngân hàng  khét tiếng như hôm nay thì không mấy ai là không biết sự giàu có của ông. Thế mà trong cuốn phim chiếu lại đó, tịnh không thấy ông bố thí cho ai cái gì cả. Tất cả đều là sự trao đổi sòng phẳng, ngang giá, hay phần lợi phải thuộc về ông. Ôi! sao lại không có hành động bố thí nào cả nhỉ? phải chăng đạo diễn quay phim sai lầm, bỏ sót...
Nhưng ngẫm kỹ lại, ông thấy mình đã đứng trước nhiều cơ hội để ra  tay bố thí làm phúc, nhưng ông đã ngoảnh mặt làm ngơ. Những việc đó ông còn nhớ rõ hơn bao giờ hết vào lúc này - sắp từ giã cõi trần.
- Có lần vào thăm bà con ở bệnh viện, năm đó bệnh dịch tả hoành hành khắp thành phố. Có một người con dắt mẹ già ở quê lên, không có tiền mua "nước biển" để truyền cho mẹ. Cũng không đáng là bao số tiền  ông vừa trúng quả một phi vụ lớn, thế mà không trích ra đồng nào giúp mẹ con nhà đó. Hôm sau nghe tin bà già qua đời vì mất nhiều nước; ông không động lòng chút nào.
- Có năm, tình hình biển đảo sục sôi, nhà nhà-người người góp đã xây đảo, giúp ngư dân ra khơi...Ông là doanh nghiệp xuất khẩu hải sản không đóng một đồng, lấy lý do đã nộp thuế đầy đủ. Rồi tình hình ngày càng căng thẳng, ít có ngư dân nào dám ra khơi. Công ty ông không thu mua đủ hải sản xuất khẩu, nên lại đổi hướng kinh doanh lâm sản. Ông ra sức phá rừng, và trận lụt năm Mão hồi ấy đã làm mấy trăm mạng thị dân bị trôi ra bể. Ông tỏ ra vô can, không có đóng góp giúp khắc phục hậu quả sau lụt.
- Có năm Thìn nọ, ông đã là chủ nhà băng, doanh nghiệp bị ông siết nợ với giá rẽ bèo đếm không xuể. Khi đó tiền lời xiết nợ vào ngân hàng ông như nước. Nghiều doanh nghiệp cầu xin ông khoanh nợ hoặc giản nợ để họ có thời gian phục hồi sản xuất, kinh doanh và có tiền trả cho ông...nhưng ông lạnh lùng một mực từ chối. Một số doanh nghiệp đã tự sát, nhưng ông đâu có động lòng...
Cứ thế, cuốn phim chiếu lại các cơ hội bố thí đều bị ông bỏ qua một cách tàn nhẫn.
Nay ông muốn bố thí lắm, nhưng ông không còn nói, viết, động đậy gì được nữa rồi. Quá trễ rồi.
Bỗng bóng điện phòng vụt tắt, cùng lúc bộ phim ông xem kết thúc và ông "thăng" luôn.
Một tài sản đồ sộ được ông để lại đang chờ đợi các vụ tranh chấp thừa kế khốc liệt của các hàng thừa kế theo pháp luật.
 (Tản truyện)
PVH

Thursday 20 December 2012

NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI


Thế rồi, ông cũng phải sống những ngày cuối đời trên giường với bệnh ung thư giai đoạn cuối quái ác, ở độ tuổi sung mãn nhất đời người và đang giữ trọng trách trong một doanh nghiệp tầm cở.
Cuộc đời biết đâu mà nói trước.
Ông dự tính sau ngày khi về hưu sẽ dành thời gian đi đây đó thăm bà con, về quê làm lại nhà thờ họ, thăm lại các bạn bè đã cùng sống với nhau qua những ngày bom đạn chiến tranh...
Nhiều dự định lắm.
Và ông bổng thấy tiếc nuối, ân hận.
Cũng vì con đường thăng tiến sự nghiệp và tích lũy của cải, ông đã chưa làm tròn bổn phận của người con đối với cha mẹ già. Việc chăm sóc hai cụ, ông giao hết cho thằng em út. Đến khi Tết nhất cũng không mấy lần về thăm. Khi các cụ lần lượt ra đi không khi nào có ông hay vợ ông bên cạnh để ủi an hai cụ.
Rồi việc xây dựng lại nhà thờ họ ở quê, nghe ông là quan chức giàu có, bà con anh em muốn ông chủ xướng đứng ra vận động làm lại nhà thờ. Các họ trong làng toàn là nông dân mà họ đều chung tay làm được, huống hồ anh em bà con họ ông đông gấp mấy người ta, lại có nhiều người thoát ly lên phố như ông. Thế mà ông lại chần chừ, nói là vài năm sau khi ông về hưu hẵng hay.
Đau nhất là của cải ông tích lũy được khá nhiều, làm cho mấy đứa con ông trai cũng như gái cứ trông vào đó, ỷ lại, không chịu học hành gì cả. Nói ra thì chúng nó hay cự lại, nói rằng có tiền thì mua được bằng, như bố học mới hết lớp 3 thôi, sau đó thoát ly lên rừng, không học hành gì thêm mà sau đó lấy được bao nhiêu là bằng, thậm chí còn có bằng tiến sĩ quốc tế! Thật là xỏ lá hết chổ nói!.
Trong thời gian ông nằm viện, chúng nó không đoái hoài gì đến bệnh tình của ông. Chúng chỉ tới thăm ông với mục đích duy nhất là đốc thúc ông làm nhanh di chúc thừa kế. Khác gì cầu cho ông mau chết.
Điều ông ân hận nhất là chưa bao giờ được sống thật với con người mình. Không phải ông sinh ra là như vậy, nhưng sự đời lại buộc ông phải như thế! Đau quá!

Thế rồi ông đi vào giấc ngủ mê và ông được gặp bà tiên cho ông có một vài điều ước trước khi qua bên kia thế giới. Ông có ngay được những điều ước hết sức giản đơn xa lánh kim tiền:
- Được sống thật với mình, làm lợi cho đời nhiều hơn.
- Của cải ít đi tới mức tối thiểu nhưng hạnh phúc.
- Để lại cho con cái vốn tri thức thay vì vốn tài sản và bất tài.
- Ra đi không có gì để hối tiếc cả.
Ước đến đó, ông ra đi nhẹ nhàng như bay được trên chính đôi cánh của mình vậy.

(Tản truyện)

PVH

Wednesday 19 December 2012

CHÂN THÀNH



Người khôn ngoan thường làm đẹp lòng người khác và dễ đạt những thành công, nên hầu hết mọi người đều mong mình trở thành một người sớm khôn ngoan. Để nhanh chóng có được điều ấy, một số bạn trẻ đã tìm cách làm đẹp lòng người khác bằng mọi cách, kể cả sự dối trá và lối sống hai mặt... Thế nhưng một bậc hiền triết lại cho rằng "Sự khôn ngoan cao cấp, đó là sự chân thành". Đơn giản bởi lẽ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được ưa chuộng nhất trong cuộc sống. Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tạo một sức hấp dẫn với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, về chân lý.Người chân thành luôn tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè, người thân. Sống bên họ ta cảm thấy yên ổn, thanh thản vì không phải dò xét, dè dặt, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay phải khám phá ra những sự thật phũ phàng, đen tối. Sự chân thành được thể hiện không chỉ trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa từ trong một tấm lòng thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục.

Hành xử trong sự chân thành, sẽ cho bạn sự tự tin, sức lôi cuốn và sự vững mạnh... Hãy thành thật với người khác và với chính mình. Muốn thế hãy đánh giá đúng bản thân, đừng tự huyễn hoặc mình và cũng đừng huyễn hoặc người khác. Nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự tế nhị, đôn hậu và có văn hóa, nếu không nó cũng dễ trở thành thô thiển khó chấp nhận. Hãy phân biệt sự khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn hoặc khôn ranh, đó là kẻ chỉ ''khôn" để cầu lợi. Nếu được sống giữa một cộng đồng của những người chân thành thì đó là lúc cuộc sống đang tiến dần đến một thiên đường nơi trần thế.

D.N

Tuesday 18 December 2012

Nhà Nuôi Dạy Trẻ Mồ Côi Ưu Đàm



Ngày 16/12, CESR đã đến thăm Trung Tâm Ưu Đàm và tặng áo ấm cho các em nhỏ đang học ở đây.
Số tiền may áo là của một nhà hảo tâm tên là Minh Ngọc ở Úc gửi tặng.
Thay mặt các cháu được nhận áo ấm CESR xin gửi lời tri ân đến các nhà hảo tâm đã cùng đồng hành với CESR trong hoạt động thiện nguyện suốt thời gian qua.

Nhà Nuôi Dạy Trẻ Mồ Côi Ưu Đàm
Địa chỉ liên lạc: 
Thích nữ Phước Thiện
thôn Vinh Vệ, xã Phú Mỹ,  huyện Phú Vang
Thừa Thiên Huế
Điện Thoại: 054-3859753    *Di Động: 0935787835
Email: uudam06@yahoo.com

Trung tâm  do chùa quản lí và đang nhận nuôi từ thiện cho 48 trẻ mồ côi. (cuối tháng 11/2012)

*Nhà nuôi dạy trẻ mồ côi ƯU ĐÀM sẽ tạo điều kiện cho các em đuợc :
+Nuôi dưỡng
+Đi học
+Hướng nghiệp.

*Đối tượng nhà nuôi dạy trẻ hướng đến là:
+Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.
+Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ có hoàn cảnh khó khăn.
+Trẻ sơ sinh đến 16 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt.

*Để được nhận nuôi , các bạn cần :
+Đơn xin vào nhà nuôi dạy trẻ mồ côi ƯU ĐÀM có xác nhận của chính quyền địa phương (viết tay).
+Giấy xác khai sinh(nếu có).
(Sau đó các ni , sư trong chùa sẽ tiến hành khảo sát).

                   
***Chúng tôi rất mong các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện quan tâm giúp đỡ Trung Tâm nhiều hơn.

(Theo báo Dân Trí)

Nhà nuôi dạy trẻ mồ côi Ưu Đàm (thôn Vinh Vệ, xã Phú Mỹ, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) từ lâu là nơi nương tựa của mấy chục trẻ em mồ côi, cơ nhỡ. Mái nhà chung này là kết quả từ những nỗ lực của một ni sư chỉ có hai bàn tay trắng.

  Từ một ý tưởng táo bạo
Thích Nữ Phước Thiện tên thật là Nguyễn Thị Nguyệt, quê ở xã Hương Phong, Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, cô trải qua những ngày tháng cơ cực, thiếu hơi ấm gia đình. Năm 19 tuổi, cô vào nương nhờ cửa phật tại chùa Hồng Ân. Năm 2002, khi 32 tuổi, Thích Nữ tốt nghiệp trường Đại học Mở Bán Công TP.HCM, bắt đầu con đường đạo pháp giúp đỡ mọi người.
Trở về quê hương với tấm bằng tốt nghiệp loại ưu và tâm niệm “giúp đỡ những đứa trẻ bất hạnh”, Thích Nữ Phước Thiện đã đi vận động, quyên góp tiền để xây dựng nhà nuôi dạy trẻ mồ côi. Được sự đồng ý của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2003, Thích Nữ chọn cơ sở xây dựng nhà nuôi dạy trẻ là trường mầm non dạy bán trú ở thôn Vinh Vệ (xã Phú Mỹ, Phú Vang, Thừa Thiên Huế). Trước năm 1975, nơi đây là trường mầm non nhưng chiến tranh và thời gian đã làm cơ sở này hoang tàn đổ nát, ngừng hoạt động từ lâu.
Từ hai bàn tay trắng và trái tim khao khát làm việc nghĩa, Thích Nữ Phước Thiện đã đi vận động nhiều nơi, từ hội phật giáo của tỉnh ủy, những cơ quan tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm. Tuy nhiên, số tiền ban đầu cũng không được là bao. Thích Nữ đã đứng ra vay vốn ngân hàng. “Hồi đó vay tiền không dễ dàng như bây giờ, tôi phải trình bày điều kiện và thuyết phục mãi người ta mới cho vay”, Thích Nữ kể lại.
Rồi từ một nơi cỏ mọc um tùm đã mọc lên một dãy nhà cấp bốn khang trang, sạch sẽ đủ cho hàng chục trẻ cơ nhỡ sinh sống. Những đứa trẻ bất hạnh từ các huyện Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc và TP.Huế đã được Thích Nữ mang về nuôi dưỡng, dạy bảo. Cô đi khắp nơi, hễ nghe đâu có hoàn cảnh khó khăn là cô tìm đến. Những đứa trẻ lang thang bụi đời không nhà cửa, mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống phiêu dạt nay đây, mai đó ở TP.Huế đã được cô động viên đưa về trung tâm. “Ban đầu các em còn “cô hồn” lắm, nhiễm cuộc sống giang hồ nên chưa thể dạy bảo ngay được, phải từ từ uốn nắn, bảo ban các em mới dần lấy lại bản tính của mình”, cô Nguyệt cho biết.
Những bước chân khắp cùng ngõ hẻm của cô ở TP.Huế hay những miền quê nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm cho mái nhà trung tâm ngày một đông thêm, thời gian đầu mới thành lập chỉ có 8 em, nhưng đến nay đã có 32 em.

Mái ấm cho trẻ mồ côi

Các em ở nhà nuôi dạy trẻ mồ côi Ưu Đàm đều xem cô Nguyệt như một người mẹ thứ hai của mình. Cô cháu tâm tình với nhau, chủ nhật thì học văn hóa phụ đạo, đọc truyện tranh và cùng làm tổng vệ sinh trung tâm, còn ngày bình thường thì các em đều đi học văn hóa ở các trường tiểu học và trung học lân cận. Em Trần Thị Mỹ Hạnh, sinh năm 1994, thủ thỉ: “Mẹ Nguyệt con tốt lắm, mẹ thương chúng con lắm. Vì vậy, chúng con đều ngoan và cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng của mẹ”. Năm 2005, trung tâm đã có tới 7 em nhận được những suất học bổng từ các quỹ từ thiện và nhà trường cơ sở, đó là món quà mà các em dành tặng mẹ Nguyệt, đền đáp những ngày tháng mẹ vất vả vì các em.
Lâu lâu, nhà nuôi dạy trẻ mồ côi Ưu Đàm lại đón thêm một thành viên mới, đó có thể là những đứa trẻ lang thang không gia đình, một em bé mới lọt lòng bị mẹ bỏ rơi, hay những đứa trẻ có cha mẹ đều chết vì mắc căn bệnh thế kỷ, chơ vơ không họ hàng thân thích. Mới đây, khi nghe tin ở huyện Phú Vang có ba đứa trẻ cha mẹ vừa qua đời vì nhiễm HIV, cô Nguyệt vội xuống đó đưa cả ba về nuôi. Qua nhiều lần xét nghiệm, rất may mắn là không có em nào bị nhiễm căn bệnh này. Ở trung tâm, ba anh em mồ côi được đón nhận như người thân trong một gia đình, không còn cảm giác mặc cảm và nhất là đều được ăn học và chăm sóc chu đáo.
Không chỉ là thành viên của hội phật giáo Thừa Thiên Huế, Thích Nữ Phước Thiện Nguyễn Thị Nguyệt, còn là thành viên của phòng tư vấn HIV hội phật giáo tỉnh. Mỗi tuần, cô đều có những buổi tư vấn, hướng dẫn cho thanh thiếu niên ở khu vực lân cận về cách phòng tránh HIV và những căn bệnh lây nhiễm khác.
Ngoài việc giúp đỡ những trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, Thích Nữ Phước Thiện còn chia sẻ với những người già neo đơn. Số tiền giúp đỡ dù ít ỏi nhưng cũng đủ làm “ấm lòng” những người già yếu không nơi nương tựa. Cụ Nguyễn Thị Liễu năm nay đã 79 tuổi cảm động cho biết: “Nhờ cô Nguyệt nên tôi mới được khỏe mạnh đến bây chừ, chớ tôi già yếu rồi, không làm được gì cả, con cái lại chẳng có, người thân cũng không.”
Điều mà Thích Nữ Phước Thiện Nguyễn Thị Nguyệt luôn trăn trở là mong sẽ có ngày các em trong nhà nuôi dạy trẻ mồ côi Ưu Đàm có điều kiện ăn ở và học tập tốt hơn. Hiện tại, nhà nuôi dạy trẻ mồ côi Ưu Đàm vẫn chưa có một đơn vị tài trợ chính thức nào. Tất cả chỉ nhờ vào những nỗ lực của Thích Nữ cộng với những đóng góp của các nhà hảo tâm và phật tử trong và ngoài nước.
Triều Dương – Phan Chung
 (Theo DanTri)

Monday 17 December 2012

NGÀY TẬN THẾ



Rất nhiều người trên hành tinh này tin tưởng ngày tận thế là có thật, sắp đến gần, cuối tháng 12 của năm 2012. Nhiều người đã chuẩn bị cho sự kiện này một cách rất nghiêm túc.
Theo một cách logic, trái đất này được hình thành cùng với vụ nổ Big Bang thì nó cũng sẽ kết thúc với một kịch bản nào đó. Không thể có vũ trụ tồn tại mãi mãi được. Vì vậy, chắc chắn rồi sẽ có một ngày tất cả đều "kết thúc" để bắt đầu "một chu kỳ mới".
Vì vậy, ngày tận thế có thể là ngày mai hay hàng tỉ năm sau mới xảy ra, thì cũng không có gì khác nhau lắm. Nó chắc chắn phải xảy ra.
Tất nhiên, vì không biết chính xác thời gian nào, nên tốt hơn hết là nhân loại cứ an vui sinh sống, hưởng thụ thích đáng từng giây phút còn tồn tại trên cõi đời này. Sống sao cho đáng sống, trút bỏ lo âu và bao chuyện không đáng để tâm hồn nhẹ nhàng thư thái hơn.
Ai mà mà có thể sống mãi vĩnh hằng được.
Trái đất này, vũ trụ này cũng vậy thôi.
"Quẳng gánh lo đi mà vui sống".

PVH
Quẳng gánh lo đi và vui sống (How to Stop Worrying and Start Living) là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch và đưa vào tủ sách Học làm người. Quyển sách này là một cẩm nang về cách làm việc và vui sống không bị lo âu.

Thursday 13 December 2012

HÙ DỌA?




Tối qua tình cờ xem được bản tin trên đài Trung Quốc  thấy đài này đưa tin Tập Cận Bình đi thăm Quân Khu Quảng Châu và Hạm Đội Nam Hải. Khi đó do không rõ ông này đi thăm nơi nào.
Nay đọc báo Giáo dục, mới biết thông tin cụ thể bằng hình ảnh rằng nơi ông tới là quân khu Quảng Châu và hạm đội Nam Hải. Tuy nhiên, hình ảnh của báo Giáo dục đăng lại so với bản tin của truyền hình còn thiếu rất nhiều thông tin, ví dụ về việc bắn đạn thật của pháo binh, tên lửa, không quân, và cảnh ông Tập dùng ống nhòm thị sát cuộc diễn tập hợp đồng tác chiến, rồi cảnh ông ta phát biểu với cán bộ quân khu...trông rất là hoành tráng.

Hãy đặt câu hỏi về Quảng Châu và Hạm đội Nam Hải có vị trí thế nào mà ông Tập chọn đi công cán đầu tiên sau Đại hội?

Quảng Châu, về vị trí địa lý thì nằm ngay trên đầu Việt Nam, xem bản đồ trên sẽ thấy rõ.
         Hạm đội Nam Hải là một hạm đội của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập lần đầu cuối năm 1949. Kỳ hạm của hạm đội này là AOR/AK Nam Xương (Nanchang).
Ban đầu, lực lượng của hạm đội này chủ yếu là các tàu chiến và quân nhân của Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã bị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chiếm được. Là một trong 3 hạm đội của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, hạm đội này có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Quảng Châu và khu vực Châu Giang và hỗ trợ Quân giải phóng chiếm các đảo thuộc quyền kiểm soát của Quốc Dân Đảng. Quá trình phát triển của hạm đội này tiến triển chậm chạp do phần lớn ngành đóng tàu của Trung Quốc nằm ở bờ biển phía bắc hoặc phía đông. Thập niên 1970, hạm đội này trải qua thờ kỳ phát triển lớn do xung đột tại quần đảo Hoàng Sa và các vùng bãi đá san hô khác ở Biển Đông. Năm 1974, hạm đội này đã tham gia chiến đấu với quân lực Việt Nam Cộng hòa trong hải chiến Hoàng Sa, 1974. Lần thứ hai là vào năm 1988, hạm đội này đã giành được quyền kiểm soát một số đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Phần lớn các tàu nổi của hạm đội này đóng ở căn cứ hải quân Trạm Giang, còn các tàu ngầm đóng ở căn cứ tàu ngầm Hải Nam. Ngoài ra, các tàu thuộc hạm đội này còn đóng ở Quảng Châu, Hải Khẩu, Sán Đầu, Mã Vĩ  Bắc Hải, còn các căn cứ không quân của hải quân nằm ở Lăng Thủy, Hải Khẩu, Tam Á, Trạm Giang, và Quế Bình. Lực lượng hạm đội này được chia làm 6 khu tác chiến, phòng thủ, với căn cứ tại Trạm Giang, Bắc Hải, Quận Hoàng Phố  Quảng Châu, Sán Đầu, Hải Khẩu  Hoàng Sa.
Như vậy, mục đích chuyến đi với tư cách chủ tịch nước, chủ tịch đảng, bí thư quan ủy của ông Tập tới Quảng Châu là quá rõ ràng.
Nhưng lịch sử luôn cho thấy rằng, bất cứ một đạo quân hùng mạnh và kiêu căng bao nhiêu nữa, nếu xâm phạm đến lãnh thổ của Việt Nam ta thì đều bị thất bại ê chề, mà kẻ xâm lăng không bao giờ lường trước được điều đó. Lục quân Tống đã bị đánh tan tác ở Sông Như Nguyệt; các chiến thuyền hùng mạnh của Nam Hán đã bị nhấn chìm ở Bạch Đằng; vó ngựa Mông Nguyên và chiến  thuyền Mông-Nguyên đã bị Vua tôi nhà Trần rút phép thông công, bạo ngược như quân tướng nhà Minh đã bị Lê Lợi quần cho nhũn ra như con chi chi, xấc xược như nhà Thanh mà còn  bị Nguyễn Huệ rượt đuổi chạy toe khói.
Và gần đây, đúng 40 năm trước B52 là pháo đài chiến lược bất khả chiến bại đã bị vít cổ trên bầu trời Thủ đô và vùng phụ cận.
Dân Việt ta  hiện nay vẫn còn nhiều người nghèo, đa số chỉ muốn yên ổn để kết thân làm ăn với bầu bạn năm châu, yên hưởng thanh bình xa rời binh đao khói lửa-đó là khát vọng lớn nhất. Nhưng khi bị đối phương đè nén và thách thức, áp đặt và trắng trợn rồi dùng vũ lực một cách thô bạo thì tất cả người dân sẽ đồng lòng đoàn kết để đập tan mọi sự dọa nạt xâm chiếm của bất cứ thế lực nào!
Đó là đúc rút từ lịch sử! Lịch sử vẫn có  thể lập lại như trận Bạch Đằng năm xưa. 
Đừng có hù dọa Việt Nam!

PVH