Thế nào là đầy
tớ?.
Theo thiển
nghĩ, đầy tớ là người phục vụ người chủ, phải phục tùng mệnh lệnh của chủ triệt
để, được chủ trả công theo thành tích và số lượng công việc cùng phong cách
phục vụ, ít khi được phàn nàn về thái độ đối xử, trọng đãi hay không của người
chủ.
Nói chung, đầy
tớ là người phải làm việc theo chỉ dẫn của chủ, cấm được kêu ca, phàn nàn.
Đầy tớ, cũng
là cách nói ví von của Việt Nam .
Bất cứ xã hội nào ở Việt Nam
cũng có loại người gọi là "đầy tớ".
Nếu bỏ qua lý
luận chính trị về giai cấp tồn tại trong các phương thức sản xuất khác nhau,
đầu tớ có thể là tên gọi để chỉ hạng người nô lệ, tôi tớ, nông nô, tù binh
chiến tranh, vật phẩm cống nạp của chư hầu, người nghèo mất quyền tự do, người
tự do nhưng không có quyền lực về kinh tế, người mạnh khỏe nhưng bị tước đoạt
về quyền làm người do xã hội không có pháp luật bảo vệ quyền con người, người
yếu thế bị ép buộc, khống chế làm việc theo yêu cầu của người có quyền, có tiền
vì quyền lợi riêng.
Đầy tớ có thể
nói là tên gọi đầy tủi nhục và mang đậm dấu ấn lịch sử.
Trước đây, có
thời nhà nước giương cao khẩu hiệu "cán bộ phải là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân".
Khẩu hiệu này
được hiểu ra sao và cán bộ nhà nước làm tới đâu, thực hiện di huấn của Bác Hồ
như thế nào rồi, thì chưa có sách vở hay công trình nghiên cứu nào ghi lại một
cách đầy đủ cả.
Cán bộ có phải
là đầy tớ chưa, hoặc cán bộ có cần phải là đầy tớ hay không là một việc rất
nghiêm túc, cần chấn chỉnh lại cách phát biểu và cách hiểu này.
Cũng có người
nói: Cán bộ là công bộc của dân! Công bộc là gì? có giống như nghĩ đầy tớ không
thì không mấy người hiểu được.
Cán bộ, đơn
giản chỉ cần làm đúng chức năng mà pháp luật qui định, là dân đã phúc lắm rồi.
Đừng có phấn
đấu là đầy tớ, là công bộc, khó lắm thay, lắm thay!
2013.04.30
PVH
No comments:
Post a Comment