Thursday 30 June 2011

NƯỚC - NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ

Nước chiếm ¾ trái đất và là nguồn tài nguyên quí giá đối với sự sống của con người. 70% diện tích Trái Đất được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2,5% nước trên thế giới là nước ngọt, trong khi 97,5% là đại dương. Trong đó, 0,3% nước ngọt của thế giới nằm trong các sông, hồ; 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trên các sông băng, núi băng. 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp, 22% cho công nghiệp và 8% phục vụ sinh hoạt. Theo ước tính, trung bình một người ở các nước phát triển sử dụng 500-800 lít/ngày so với 60-150 lít/người/ngày ở các nước đang phát triển.
 Hiện nay, các thành phố lớn, nhất là ngay tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nơi vẫn đang thiếu nước sạch sinh hoạt. Nguồn nước ngầm đang bị khai thác không thể kiểm soát. Việc khoan giếng lấy nước ngầm xảy ra tràn lan, không những gây thất thoát, lãng phí còn có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước đó.Hơn nữa, do không thấy hết vị trí quan trọng của tài nguyên nước, nên trên khắp cả nước, đâu đâu cũng thấy có những bãi rác, nơi chôn cất, xử lý rác thải không được thực hiện theo đúng quy định và quy trình bảo vệ môi trường, để nước rác rò rỉ ngấm xuống nguồn nước ngầm và tràn ra nguồn nước mặt
Tại Singapore đã khai mạc Tuần lễ nước quốc tế. Thông điệp được đặt ra là: phải giữ cho nguồn nước sạch, thậm chí hứng từng giọt nước; cần tái chế nước bẩn thành nước sạch để lấy nước cho cuộc sống, cứu vãn môi trường. Theo đánh giá tại đây, ở Việt Nam nước sạch rất rẻ, trong khi ở nhiều quốc gia khác, giá nước sạch có khi đắt gấp 10 lần so với Việt Nam. Tỷ lệ thất thoát nước sạch ở Singapore chỉ khoảng 1% còn ở Việt Nam là hơn 10%, thậm chí còn cao hơn nữa. Đất nước ta có những vùng “đất khát” đến cùng cực như cao nguyên đá Hà Giang, thiếu nước chạy thủy điện, cho trồng trọt mùa khô mà vẫn bị đánh giá là lãng phí nước mới thấy việc sử dụng nước của ta còn nhiều điều phải bàn.   Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những năm gần đây, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm với mức độ trầm trọng hơn, nguy cơ thiếu nước sạch đã hiện hữu.
            Riêng đối với cuộc sống của con người. nước có một vai trò hết sức đặc biệt. Đối với cơ thể con người nước không phải là một chất dinh dưỡng nhưng chúng ta có thể nhịn ăn thậm chí 1 tuần nhưng không thể nhịn không uống nước trong vòng 3-5 ngày được. Như chúng ta đã biết, 70%cơ thể chúng ta là nước, nước trong cơ thể ta chính là dòng máu đỏ chảy trong mỗi con người.Các bạn hãy thử tưởng tưởng xem nếu không có dòng máu này liệu con người có sống được không???? Chỉ một ví dụ rất đơn giản cũng đủ để chúng ta thấy được tầm quan trọng của nước. Tất nhiên là một việc làm cần thiết của mọi con người chúng ta là phải biết quý trọng nguồn nước quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Không có nước sạch mọi sinh hoạt của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không có nước sạch sẽ sinh ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sự sống của con người. Lúc đó: bệnh tật nảy sinh, môi trường cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
            Với tầm quan trọng về tài nguyên nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, Nhà nước cần có chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, bảo đảm sự cân bằng sinh thái và cân bằng môi trường. Đặt vị trí, vai trò của tài nguyên nước cũng quan trọng, cần được bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý như các nguồn tài nguyên khác của đất nước, thậm chí coi như tài nguyên than đá. Sử dụng nước sạch sao cho hợp lý là cần thiết. Nếu ta lãng phí nước thì một ngày nào đó chúng ta sẽ hết nước đến lúc đó ta sẽ cảm thấy nuối tiếc và muốn quay lại thời gian trước đó để có thật nhiếu nước sạch dùng. Được biết hiện nay nước biển đang xâm chiếm khá mạnh đến nước ngọt đến một lúc nào đó ta sẽ hết nước ngọt để dùng. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Hạn chế đến thấp nhất việc khoan giếng tự do, tràn lan. Việc khoan giếng này không những sẽ làm cho việc khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm mà qua đó nước bẩn lại theo những giếng khoan này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm là cả một hệ sinh thái nước sạch bị mất cân bằng, mất đi một nguồn cung cấp nước sạch tin cậy cho cuộc sống. Có lý khi các chuyên gia khuyên rằng, trước hết phải nhận thức sâu sắc sự quan trọng của tài nguyên nước, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước và những người có trách nhiệm có thể từ chối những dự án gây ô nhiễm nguồn nước, dù rằng dự án đó có đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Nhưng sự từ chối hôm nay là để đỡ tốn kém và gìn giữ cho mai sau.

Đ.N

Wednesday 29 June 2011

VĂN HÓA ĐỘI MŨ BẢO HIỂM

“Giao thông Việt Nam thật là khủng khiếp“ là những gì mà hầu hết người nước  cảm nhận về đất nước ta khi họ có dịp đi du lịch đến Việt Nam. Trái ngược với những tình cảm tốt đẹp của họ về đất nước, con người Việt thì tình hình giao thông Việt Nam đặc biệt là giao thông đường bộ quả thực vẫn còn là vấn đề nhức nhối mang tính thời sự. Hàng ngày, chúng ta không thể ước tính có bao nhiêu vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên địa bàn thành phố. Lý giải nguyên nhân trên một phần trước hết là cơ sở hạ tầng giao thông không theo kịp sự phát triển của phương tiện giao thông và đặc biệt một phần không thể thiếu đó là ý thức người tham gia giao thông vẫn chưa cao. Chẳng hạn như: lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu, lái xe trong trạng thái say rượu hay không đội mũ bảo hiểm trong khi đang tham gia giao thông…

Đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc đối với tất cả những người tham gia giao thông bằng xe máy được ban hành bởi Thủ Tướng chính phủ năm từ tháng 12/2007 nhằm giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. Tuy nhên vẫn không ít người vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định này của pháp luật mà chiếm đa số là đại bộ phận giới trẻ. Để đối phó, nhiểu tiểu xảo đã được thực hiện nhằm qua mặt CSGT như thuê, quay vòng mũ bảo hiểm, rú ga, người ngồi sau ép sát đầu vào người ngồi trước khi qua chốt kiểm tra hoặc khi phát hiện CSGT. Những người tham gia giao thông dường như bức bối, khó chịu khi đội mũ bảo hiểm, coi việc đội mũ bảo hiểm là phiền toái, mất thẫm mỹ, không cần thiết....Nắm bắt xu hướng thị trường và thị hiếu của giới trẻ, hàng loạt các loại mũ bảo hiểm không đạt chất lượng được sản xuất đại trà không rõ nguồn gốc được lưu hành mặc dù đã có sự can thiệp của lực lượng CSGT. Chỉ quan tâm đến hình thức bên ngoài mà người trẻ ngày nay quên mất việc bảo vệ tính mạng bản thân, đến khi có sự cố bất ngờ xảy ra thì hối tiếc cũng đã muộn màng. Cứ hàng ngày, ước tính có không ít những vụ TNGT đáng tiếc xảy ra trên các địa bàn mà hầu hết nạn nhân chủ yếu là những đối tượng trẻ không đội mũ hoặc đội mũ không an toàn, kém chất lượng...

Xã hội nào có văn hóa ấy. Nếu bạn sống ở thời nguyên thủy, bạn không cần phải cạo râu. Nhưng nếu ở xã hội hiện đại, bạn không thể cởi hết quần áo mà đi ra đường. Cái đó gọi là văn hóa, và người dân vẫn tự thân tuân theo nó mà không cần sự nhắc nhở của một điều luật nào.  Tại sao trong khi ở một số nước dân trí cao, dù đi xe đạp - trên những con đường phẳng và vắng hơn nhiều - họ cũng đội mũ bảo hiểm thì ở ta, đa số vẫn đầu trần ra đường, lạng lách giữa dày đặc xe cộ, ổ voi, ổ gà, khói, bụi, còi? Coi thường tính mạng mình, và rất có thể vì thế mà trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội, phải chăng đó là một cách hành xử văn minh? Có trăm ngàn lý do “ bất tiện xung quanh việc đội mũ bảo hiểm thì cũng có hàng ngàn dẫn chứng về những vụ tai nạn giao thông đã và đang diễn ra từng ngày từng giờ. Cho nên việc viện dẫn lý do chỉ là ngụy biện, che dấu sự thiếu ý thức tự giác của người đi xe máy mà thôi. Nếu mọi người đều tự giác đội MBH khi đi xe máy thì lâu ngày ắt sẽ thành thói quen. Những thói quen được duy trì lâu dài, được cộng đồng chấp nhận và thực hiện sẽ hình thành một nếp sống, một hành vi văn hóa. Không ai nhận mình là không có văn hóa. Vậy hãy thực hiện một hành vi văn hóa đang được cộng đồng hưởng ứng đó là: Hãy đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là bảo vệ tính mạng cho bản thân và cho cả cộng đồng.

N.T

Monday 27 June 2011

LÒNG NHÂN ÁI

Con người sinh ra có một đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, một bộ óc để suy nghĩ….Và có một trái tim để yêu thương. Con người biết yêu thương quan tâm sẻ chia với mọi người là con người có lòng nhân ái Steve Godier đã khẳng định: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người”. Nhân ái là cái gốc của đạo đức con người, là nền tảng của luân lí xã hội. Không có tình thương con người chỉ là một con vật. Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “Đời thừa” đã khẳng định: “Tình thương là lẽ sống, là tiêu chuẩn làm người lớn nhất. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình”.  Đó là cha mẹ người cho ta cuộc sống, cho ta được biết thở bầu không khí trong lành, cho ta dòng sữa ngọt ngào với tình thương không bao giờ vơi cạn. Đó là ông bà là anh em ruột thịt, là bạn bè, bà con lối xóm,…..Biết yêu thương mình, yêu thương những người thân yêu, yêu đồng bào chung một bọc, yêu thương đồng loại đó chính là biểu hiện của tấm lòng nhân ái. Tinh yêu thương ấy không chỉ biểu hiện ở tấm lòng, lời nói mà còn những hành động cụ thể:  hành động giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn, một mùa hè xanh tình nguyện, một giọt máu cứu giúp người đang lâm trọng bệnh, một cái nắm tay, một ánh mắt đồng cảm sẻ chia,….Đó là những nghĩa cử bình thường mà cao đẹp của những tấm lòng nhân ái. Biểu hiện cao nhất của tấm lòng nhân ái chính là đức hi sinh. Những người chiến sĩ như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọ người. Những bà mẹ Việt Nam tảo tần lặng lẽ hi sinh cuộc đời vì chồng con, vì đất nước. Người sinh viên lao mình xuống dòng nước lũ cứu những em nhỏ,…Họ đã quên cả bản thân mình vì người khác. Họ là những con người dũng cảm, những trái tim yêu thương.
Lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam. Tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” là đạo lí ngàn đời của dân tộc. Những cái tết của người nghèo, những mái ấm tình thương, nối vòng tay lớn, chung một trái tim, đã làm ấm lòng những người con đất Việt. Những ngôi nhà được cất lên, những mái trường được dựng lại, bình yên trở về sau nhũng bão giông nở nụ cười trên môi những đứa trẻ tật nguyền bất hạnh, những con người lầm lạc tìm thấy niềm tin ở sự khoan dung của cộng đồng….Ngạn ngữ có câu: “Lòng nhân ái là vũ khí cao thương nhất để khắc phục kẻ thù”. Lòng nhân ái là sức mạnh bởi nó làm cho sức mạnh trở nên vô nghĩa. Đất nước ta đã tững đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, dấu ấn để lại trong những người lính không chỉ là tinh thần chiến đấu kiên cường mà còn là những con người Việt Nam nhân ái, bao dung.
Lòng nhân ái không phải là những gì cao đạo, xa vời, càng không phải lòng thương hại, sự bố thí. Lòng nhân ái có thể là một tình yêu, một lòng tốt bình thường nhưng có sức mạnh lớn lao có thể làm biến cải con người, tình thương kéo con người mắc sai lầm trở về cuộc sống của người lương thiện. Kiệt tác của bác Bomen trong “Chiếc lá cuối cùng” của Ohenri được vẽ bằng trái tim yêu thương và lòng nhân ái cao cả đã có sức mạnh kì diệu cứu cô bé Gionxi nằm trên giường bệnh trong cơn tuyệt vọng. Lòng nhân ái có thể làm tăng cuộc sống tinh thần cuẩ con người, làm phong phú tâm hồn người cho đi. Đừng bao giờ nuối tiếc vì cho đi tình yêu chính là cách nhân lên tình yêu. Cho đi người ta sẽ nhân lại được rất nhiều. Nhân ái với mọi người ta thấy tâm hồn mình thật giàu có. “Lòng nhân ái mang một sức mạnh lớn lao làm cho cuộc sống nhân loại trở lên tốt lành”. Ngạn ngữ Nga đã từng nói như vậy bởi “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu”. Nếu không có tình yêu thương, cuộc sống sẽ trở thành địa ngục, Trái Đất sẽ trở thành nấm mồ lạnh giá và dẫu khi ấy trái tim ta chưa ngừng đập sống cũng chỉ là vô nghĩa.

Đ.N

Friday 24 June 2011

Dinh dưỡng cần thiết cho mùa hè

Mùa hè trời nóng làm cho mọi quá trình trao đổi chất của cơ thể luôn bị tăng nhanh. Để thích ứng được với mọi hao tổn về năng lượng và duy trì sự cân bằng môi trường sinh lý trong cơ thể, chúng ta cần chú ý ăn uống sao cho phù hợp. Dưới đây là những món cháo, món ăn thuốc vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa có tác dụng thanh nhiệt.
Những món cháo thuốc
Cháo hoa cúc, ngân hoa: hoa cúc trắng 6g, ngân hoa 6g, hai thứ sấy khô, tán bột. Lấy 100g gạo tẻ nấu thành cháo, khi cháo sắp được cho bột thuốc vào khuấy đều, sôi một lát là được. Ăn ngày 1 - 2 bữa. Có thể dùng thường xuyên trong từng đợt nắng nóng.
Cháo sữa đậu nành: sữa đậu mới 500ml, gạo tẻ 100g, tất cả cho vào nồi đất nấu nhừ thành cháo, cho đường, đun sôi là được, chia ra ăn 1 - 2 lần trong ngày.
Cháo sơn tra: sơn tra tươi 80g, gạo tẻ 150g; sao vàng sơn tra cho vào nước nóng ngâm một lúc, sau sắc lấy nước đặc, bỏ bã, cho gạo, đường cát nấu thành cháo ăn.
Cháo táo nhân chua: lấy 50g táo nhân chua xào chín, cho vào nồi đổ vừa nước đun 20 phút, gạn lấy nước thuốc cho gạo tẻ 100g vào đun lửa sôi 20 phút, hạ lửa đun nhừ thành cháo, cho đường đỏ vài phút sau là ăn.
Cháo gạo tẻ, tỏi: lấy 30g tỏi tía bóc vỏ, cho vào nồi nước sôi luộc chín rồi vớt ra, cho 100g gạo tẻ vào trong nước tỏi nấu thành cháo loãng, sau đó cho tỏi đã vớt ra vào trong cháo nấu và đem ra ăn.
Cháo đậu xanh, hạt sen, bách hợp: bách hợp 50g, hạt sen 50g, đậu xanh 200g, gạo tẻ 100g, trần bì 50g, đường trắng 100g. Cho nước vào đun sôi và cho hạt sen, đậu xanh, gạo, trần bì vào, đến khi sắp chín thì mới cho bách hợp và đường, chờ cháo sánh là được.
Những món ăn thuốc
Món vịt: vịt đực 1 con cắt tiết, vặt lông, rửa sạch, mổ lưng, bỏ ruột, dùng nước sôi nhúng 1 lượt, cho vịt vào liễn hấp chín nhừ. Để vịt nguội, bỏ xương, chia ra làm 2 nửa, sau lấy nước tỏi, lòng trắng trứng, vừng, mã thầy đã tán nhỏ, bột đậu cùng gia vị… bôi phết lên trên thịt cả 2 nửa con vịt làm nhiều lần. Dùng dầu rán xong vớt ra cho ráo dầu để chặt miếng ăn. Món này có tác dụng bổ phế thận, nhuận phế dứt ho.
Canh thịt lợn, hạ khô thảo: hạ khô thảo 15g, cho vào túi vải buộc kín, sau cho vào nồi cùng 30g thịt lợn nạc, nổi lửa nhỏ đun 1 giờ thì vớt túi thuốc ra, nêm gia vị vừa miệng là được. Món này ăn có tác dụng thanh nhiệt giải nóng.
Món nho sắc: nho tươi, ngó sen lượng vừa đủ để mỗi thứ sau khi ép lấy được 100ml nước của mỗi thứ, sinh địa tươi ép lấy 50ml nước. tất cả cho vào nồi đất đun sôi thì bỏ thêm 25g mật ong, hòa uống. Món này giúp thanh nhiệt, mát huyết và rất thích hợp cho người viêm nhiễm đường tiết niệu.
Cóc nấu sò khô, bí xanh: thịt cóc (làm đúng cách, không để dây da, đầu, trứng, gan) 500g, cho vào bát hầm lớn, bỏ vỏ trần bì và nước vừa lượng. Tiếp theo cho sò khô 80g vào bát hầm lớn, bỏ cả trần bì và nước vừa lượng. Cho sò khô 80g vào bát hầm nhỏ cho chút nước sôi hầm trong 10 phút, lấy bát hầm nhỏ ra đổ vào bát hầm to có thịt cóc, trần bì, và bỏ vào bát này vài lát gừng đem hấp 1 giờ thì lấy ra. Cho thêm bí xanh đã thái miếng và gia vị vừa đủ vào bát hầm to có thịt cóc rồi hầm tiếp 30 phút nữa là được. Lấy ra ăn hết trong ngày. Món này bồi bổ cho người bị thận hư hoặc phù nề do thể hư.
Món trứng gà, cá chạch: cá chạch sống 250g, cho vào trong chậu nước rửa sạch nuôi khoảng 10 ngày (chú ý phải thay nước nhiều lần, sau lấy 3 quả trứng gà đập vào bát, cho muối, hành gừng, đánh đều cho cá chạch ăn từ từ). Sau cho nước lượng vừa phải vào nồi, nêm gia vị, bỏ cá chạch vào đun hầm đến khi thịt cá chín nhừ là được. Món này có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, bổ trung, ích khí.
Vài loại cháo thanh nhiệt mùa hè
Trong mùa hè, cháo là món ăn khá hợp lý, bởi lẽ: quá trình ninh nấu đã giúp cho thức ăn trở nên dễ tiêu và dễ hấp thụ; hơn nữa với thành phần hết sức đặc thù, cháo là nguồn cung cấp nước và điện giải rất tốt cho cơ thể trong điều kiện thời tiết nóng bức dễ gây hao tổn phân dịch thể thiết yếu.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Y học cổ truyền, không phải loại cháo nào cũng thích hợp cho mùa hè. Bởi lẽ, ngoài gạo ra, các thực phẩm phối thuộc phải có tính thanh nhiệt và thanh đạm nhằm giúp cho cơ thể chống đỡ được với điều kiện thời tiết hết sức nóng bức, Đông y gọi là “thời khí có tính viêm nhiệt”. Một số cháo thanh nhiệt dẫn ra dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về vần đề này.
Bài 1: Đậu xanh 30g, lá sen tươi l/4 lá, gạo tẻ 100g. Đậu xanh loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi nấu trước. Khi chín, tiếp tục cho gạo tẻ đã vo sạch và lá sen tươi vào nấu nhừ thành cháo loãng, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát.
Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử và bồi bổ sức khỏe. Với những người thừa cân và béo phì, loại cháo này còn có tác dụng điều hòa rối loại lipid máu, làm giảm cân nhẹ người. Chú ý: đậu xanh phải để nguyên cả vỏ.
Bài 2: Dưa hấu 1.000g, cát cánh 25g, đường phèn 100g, gạo tẻ 100g. Dưa hấu bỏ hạt, thái vụn; cát cánh thái miếng nhỏ như hạt gạo; gạo tẻ vo sạch ngâm nước cho trương lên. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi ninh nhừ thành cháo. Mỗi ngày ăn một vài bát.
Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu và làm hết khát. Trong dược học cổ truyền, dưa hấu được mệnh danh là “thiên nhiên bạch hổ thang”, ý muốn nói: loại dưa này có tác dụng thanh nhiệt mạnh như bạch hổ thang, một bài thuốc điển hình thuộc nhóm thanh nhiệt tả hỏa.
Bài 3: Bí xanh tươi cả vỏ 100g, gạo tẻ 50g. Bí xanh rửa sạch thái miếng nhỏ, gạo tẻ vo sạch, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, mỗi ngày ăn vài lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.
Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng và làm hết khát; rất thích hợp với những người thừa cân béo phì, người bị phù nề, đái tháo đường, cảm nắng cảm nóng, viêm đường tiết niệu, trẻ em bị bệnh ngoài da trong mùa hè.
Bài 4: Mía tươi 250g (có thể thay bằng nước mía ép 100 - 150ml), gạo tẻ 50g. Mía rửa sạch, róc vỏ, cắt đoạn chẻ nhỏ rồi đem ninh với gạo tẻ thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát.
Công dụng: thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận phế hòa vị, trừ phiền làm hết khát, bồi bổ sức khỏe và phòng chống táo bón; rất thích hợp cho trẻ biếng ăn, nóng sốt, bị bệnh ngoài da trong mùa hè và những người bị bệnh đường hô hấp và táo bón.
Bài 5: Bột sắn dây 50g (có thể dùng củ sắn dây 100g thay thế), đậu xanh để cả vỏ 50g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ vo sạch đem ninh với đậu xanh thành cháo. Khi chín, đổ bột sắn dây đã hòa nước vào, khuấy đều, đun thêm một lát là được (nếu dùng củ sắn dây thì cho vào ninh ngay từ đầu).
Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, giải khát; rất thích hợp với người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, thiểu năng tuần hoàn não trong mùa hè.
Bài 6: Bạch linh tán bột 20g, đậu đỏ 50g, ý dĩ 20g. Đậu đỏ rửa sạch, ngâm nước nửa ngày rồi đem ninh với ý dĩ cho nhừ, tiếp đó cho bột bạch linh vào đun thêm một lúc là được. Khi ăn cho thêm một chút đường trắng, mỗi ngày ăn vài lần, mỗi lần 1 bát.
Công dụng: kiện tỳ trừ thấp, thanh nhiệt giải độc; rất thích hợp cho những người bị bệnh gan mật, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mạn tính, biếng ăn trong mùa hè.
Bài 7: Đậu ván trắng tươi (bạch biển đậu) 120g (nếu dùng khô thì 60g), gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Đậu ván rửa sạch rồi đem ninh với gạo thành cháo, (nếu là đậu ván khô thì phải ngâm nước qua đêm), chế thêm đường, chia ăn vài lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.
Công dụng: thanh thử hóa thấp, kiện tỳ chỉ tả (cầm đi lỏng); rất thích hợp cho những người tỳ vị hư nhược, đi lỏng mạn tính, phụ nữ bị khí hư, trẻ em hay nôn và biếng ăn về mùa hè.

K.L

Monday 20 June 2011

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc ở những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố là  rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường.
            Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một thanh kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải ở các công trình xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan-Đài Loan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.
Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy?
Nguyên nhân đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu :
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao.
Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Nhưng mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì có lẽ không còn ai dám xả rác nữa.

Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm chết do dịch bệnh xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch.
Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức năng bởi chưa có biện pháp triệt để . Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì tác hại của nó đối với xã hội, vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp.

D.N

Friday 17 June 2011

RỪNG VÀ LỢI ÍCH CỦA RỪNG

Việt Nam có niềm tự hào về truyền thống trồng cây gây rừng. Đã thành tập quán tốt đẹp gần nửa thế kỷ qua, cứ mỗi độ xuân về, cả nước lại sôi nổi bước vào Tết trồng cây theo lời Bác Hồ dạy. Tết trồng cây mở đầu cho năm sản xuất mới, tạo ra phong trào xây dựng và bảo vệ vốn rừng rộng lớn trong cả nước, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường ở từng vùng miền và trong cả nước.
Cây rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây cung cấp cho chúng ta oxi và hút cacbonic do chúng ta thải ra. Ngày nay, dân số ngày càng tăng cao, lượng oxi càng ngày càng bị mất đi do nhu cầu hô hấp của con người. Thiếu cây rừng, thiếu oxi thì làm sao chúng ta tồn tại? Hơn thế nữa, cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Hiện nay, nhiều loài thú hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Một phần của việc đó cũng chính là vì nơi sống của chúng đang bị tàn phá. Chúng ta có thể khẳng định một điều: Đối với con người và động vật thì cây rừng giữ vai trò quan trọng tất yếu. Và đặc biệt, cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta.
Thế nhưng, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thế giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…
Đối với Việt Nam , tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ môi trường đe doạ. Ở các nước phát triển, hiểm hoạ môi trường là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện. Rừng ở nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Diện tích đất trống đồi trọc đang bị xói mòn mạnh. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện. Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Nồng độ bụi ở các đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Như chúng ta đã biết, khí bụi, hạt NIX, hàm lượng CO2 xuất hiện ngày càng dày đặc trong các thành phố, tạo thành một làn sương đen dày đặc ,những khí ấy rất độc và mang lại cho con người nhiều bệnh tật và nó đã trở thành vấn đề thời sự ngày nay.
Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng biến đổi khí hậu, sa mạc hóa ngày càng mở rộng, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường đang trở thành mối đe doạ đối với tất cả chúng ta. Và những “chủ nhân tương lai của đất nước” không thể thờ ơ và phải có sự chủ động để đối phó. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo điều kiện cho con người sinh sống và phát triển bền vững. Vì thế, chúng ta phải tự ý thức về lợi ích môi trường, và việc cấp bách của chúng ta lúc này là vận động tuyên truyền mọi người cùng nhau trồng rừng, bảo vệ, khôi phục và phát triển các khu sinh thái, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.v.v…

D.N

Thursday 16 June 2011

Khen thưởng nhân viên thời lạm phát


Thời buổi kinh tế khó khăn, bạn không thể dùng những chuyến du lịch xa xỉ hoặc những khoản tiền lớn làm phần thưởng cho nhân viên xuất sắc trong công ty. Vậy làm thế nào để động viên, khen thưởng những nhân viên hoàn thành tốt công việc?
Một số gợi ý sau sẽ giúp ích bạn:
- Khen thưởng, chúc mừng
- Một bữa tiệc nhỏ cũng có thể khiến nhân viên thấy mình đặc biệt và có động lực phấn đấu. Bạn có thể chúc mừng thành tựu của nhân viên bằng một chầu  hoặc karaoke, sau đó tặng họ một tấm bằng chứng nhận được đặt trong một khung ảnh đẹp và trang trọng.
- Nói "cảm ơn".
- Nếu không có thời gian để tổ chức một buổi tiệc mừng, bạn có thể làm những tấm thiệp cám ơn (trên Internet có rất nhiều mẫu để bạn lựa chọn) và tặng cho nhân viên mỗi khi họ làm việc tốt. Bạn cũng có thể gửi thư cảm ơn qua email hoặc phát biểu nhấn mạnh tới những thành công của nhân viên và cảm ơn họ trước cả phòng.
- Cho nhân viên thời gian nghỉ ngơi. Bạn có thể cho nhân viên nghỉ thêm buổi chiều hoặc cả ngày thứ 6. Đây là phần thưởng đặc biệt cần thiết với những nhân viên "nghiện" việc hoặc vừa tập trungnhiều thời gian và công sức để hoàn thành một dự án quan trọng.
- Cho phép nhân viên làm việc từ xa: Mọi người đều có cuộc sống bên ngoài công sở và đôi khi có những việc xảy ra bất ngờ khiến họ khó tập trung vào công việc. Những lúc như vậy, họ rất cần sự cảm thông và linh động của sếp. Bạn có thể để họ về sớm hoặc cho phép họ làm việc tại nhà. Theo một thống kê không chính thức, sự linh động của sếp là phần thưởng lớn cho nhân viên, đặc biệt với những nhân viên có con nhỏ.
- Tặng quà sinh nhật cho nhân viên: Vào ngày sinh nhật của nhân viên, bạn có thể tặng họ thiệp và bánh kem (bạn nên đề nghị tất cả nhân viên trong phòng ký tên vào thiệp chúc mừng). Để ấn tượng hơn, bạn có thể nhờ ai đó thiết kế một quyển album với những hình ảnh vui nhộn làm quà tặng. Chắc chắn nhân viên đó sẽ rất bất ngờ và hạnh phúc.

Q.H
(St)

Monday 13 June 2011

Thức ăn giải nhiệt mùa hè

Mướp đắng (khổ qua) có vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).
Trong ẩm thực mùa hè, ta cần chọn những loại thực phẩm mang tính hàn, lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân chỉ khát và bổ dưỡng âm khí.
Sau đây là một số loại thực phẩm thường dùng, có thể áp dụng tùy theo vùng địa phương với mục đích tăng cường sức đề kháng mùa hè:
Củ đậu
Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc khi say rượu; là thức ăn lý tưởng của mùa hè, có thể gọt vỏ ăn sống, ép lấy nước uống hoặc làm nộm, xào thịt, nấu canh.
Đậu phụ
Vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, bổ trung, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, có thể chần ăn sống, kho với bột nghệ, rán hoặc nhồi thịt, sốt hoặc nấu canh với cà chua... Đậu phụ còn chế biến thành những món ăn vị thuốc để chữa bệnh, có tới 100 vị thuốc như canh đậu phụ rau dền, canh đậu phụ dưa chuột, canh đậu phụ mộc nhĩ, đậu phụ cá trạch, đậu phụ nấm, đậu phụ chân giò...
Củ cải
Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
Cà rốt
Vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, can, phế, kiện tỳ, tiêu thực, bổ can, sáng mắt, hạ khí, trị ho, thanh nhiệt, giải độc. Ăn sống hay chín đều có tác dụng bổ máu, người già yếu, trẻ em ăn cà rốt rất tốt vì nó giúp dạ dày tiêu hóa, chữa chứng mắt khô, cam tích ở trẻ. Những người phế nhiệt ho hen, ho gà dùng cà rốt sấy vắt giã lấy nước cốt uống. Cà rốt thường nấu với xương lợn, xương bò, làm nộm với đu đủ, su hào, làm các món xào với gan, tim, thịt bò và ngâm giấm ăn sống.
Bí đao
Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.
Quả nho
Vị ngọt chua, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, sinh tân chỉ khát, bổ thận ích gan, kiện tỳ vị, mạnh gân cốt, an thai. Nho ăn rất thơm ngon, nhiều nước, vỏ mỏng, màu dịu mát mắt; thường ăn lúc quả chín, tươi mọng, có thể làm rượu vang.
Củ mã thầy
Vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, ôn trung ích khí, thanh nhiệt, khai vị, tiêu thực, tiêu đờm. Mã thầy còn trị được chứng lưỡi đỏ tấy, miệng khô, họng rát, táo bón, say rượu. Khi dùng ăn sống cần gọt sạch vỏ, có thể ép lấy nước uống giải khát rất tốt.
Quả dừa
Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
Quả lê
Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt nhuận táo, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát. Nếu trong người háo nhiệt nóng bức, nhọt mọc ăn lê vào sẽ hạ hỏa trong người nhanh chóng, làm giảm bệnh tình. Lê rất bổ, có lượng đường và vitamin phong phú, giúp cho những người mắc bệnh viêm gan, xơ gan phục hồi nhanh chóng, làm mát gan, mát huyết. Lê còn có tác dụng hạ huyết áp, trợ tim; nếu thấy hoa mắt chóng mặt ù tai..., ăn lê sẽ nhanh hồi phục.
Quả dâu
Vị ngọt tính hàn, có tác dụng bổ can thận, tư âm, giáng hỏa, sáng mắt, nhuận tràng, đen râu tóc, kiện tỳ, nhuận phổi. Trong quả dâu có nhiều vitamin C, sắt và muối khoáng nên ăn dâu còn chữa được cả bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh máu xấu bạc tóc sớm. Dâu thường dùng dưới dạng sirô, nước giải khát.


Quả chanh
Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.
Thức uống lý tưởng cho mùa hè

Mùa hè cộng với thời tiết nóng bức thường làm cho chúng ta mệt mỏi. Thế nhưng, bạn đừng lo bởi có một số loại nước uống vừa có tác dụng giải khát vừa giúp cơ thể chống mệt mỏi, bảo vệ da, tránh mất nước...

Nước ép bí đao
Bí đao còn gọi là bí xanh, theo Y học cổ truyền bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng giải nhiệt làm tan đàm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc, giảm béo. Nước ép bí đao giúp giải nhiệt, tiêu độc, lợi niệu, trừ phù, dùng giải khát trong mùa hè rất tốt, có tác dụng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy…

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, bí đao có hàm lượng natri rất thấp nên tốt cho người bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề. Hạt bí đao chứa uroenzim, calabasinin, có tác dụng thanh phế nhiệt, loại mủ, tiêu đàm, rất thích hợp cho việc trị liệu các bệnh lý đường hô hấp.

Cách chế biến nước bí đao thật đơn giản: 500g bí đao, gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm chút muối, uống 2-3 lần trong ngày, có tác dụng chống cảm nắng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy. Hoặc ép chung 500g bí đao, 500g dưa hấu bỏ hạt, thêm chút đường trắng, uống 2-3 lần trong ngày, có tác dụng giải nhiệt, phòng say nắng, say sóng.

Nước atiso
 Thói quen sử dụng bông atiso làm nước mát mùa nóng khá phổ biến. Bông atiso nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu. Rễ atiso có tác dụng lợi tiểu, được dùng trong trường hợp thấp khớp, thống phong, vàng da... Atiso có tính đắng, hậu hơi ngọt, rễ và bông atiso có giá trị dinh dưỡng cao.

Nước vối
Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát, dùng thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3 - 40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối sau thời gian ấy, cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.

Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hiếm hơn, có thể được hãm trong nước sôi như cách hãm trà.

Chè xanh
 Nước chè, đặc biệt nước chè xanh do hương vị thơm tho dễ chịu, lại bổ và giải khát nên được nhiều người ưa chuộng.

Trong lá chè có nhiều tanin, caffein, glucosid, một ít tinh dầu, các vitamin và muối khoáng. Vị chát của tanin trong chè có tác dụng tốt đối với niêm mạc đường tiêu hóa, kìm hãm quá trình gây thối, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích trong ruột hoạt động.

Vitamin C trong lá chè tươi nhiều gấp 4 lần nước cam, nước chanh. Còn vitamin P trong chè xanh - những flavonoid - có tác dụng giảm thẩm thấu mao mạch làm tăng độ bền chắc của mạch máu, giữ cho mạch máu mềm mại.

Trong chè còn có các chất khoáng kể cả các yếu tố vi lượng như: sắt, iod, đồng, fluor... dưới dạng các hợp chất dễ hòa tan, rất cần cho cơ thể.

Nước mía
 Dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... Dân gian thường dùng dưới dạng ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống thay trà giải khát.

Nước dưa hấu
 Vào mùa hè, dưa hấu chín rộ rất rẻ, bạn nên chọn những quả mới hái, cuống còn tươi, gọt bỏ vỏ, cắt nhỏ cho vào máy ép để có những ly nước thơm ngon, có thể giữ lạnh uống nguyên chất hoặc uống với đá.

Lượng đường tự nhiên trong dưa hấu rất dễ hấp thu, năng lượng của bạn sẽ được phục hồi rất nhanh chóng. Ngoài ra, trong dưa hấu còn có vitamin C, B1 và canxi rất tốt cho sức khỏe. Nếu đang bị lạnh bụng hoặc vừa ở ngoài nắng vào, bạn không nên dùng nước dưa hấu ngay. Bạn có thể cho thêm 1/4 quả bưởi ruột đỏ và chút vani cho cốc dưa hấu thơm ngon.



Chanh tươi
 Vị rất chua, tính bình. Chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, tinh dầu và acid citric đặc trưng. Những chất dinh dưỡng này trợ giúp rất nhiều đối với việc xúc tiến chuyển hóa các chất, hiện tượng trì hoãn lão hóa cũng như tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Chanh tươi có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, điều chỉnh chức năng tiêu hóa (kiện tỳ), tạo thèm ăn (khai vị) và trị ho, tan đàm. Ngoài ra, chanh tươi là vật liệu thiên nhiên làm đẹp tốt nhất, giúp phòng ngừa và tẩy trừ da thâm đen, có tác dụng tẩy trắng, do vậy rất thích hợp cho các bạn gái. Dùng chanh tươi vắt lấy nước, thêm đường trắng vừa đủ khuấy thành ly nước mát lý tưởng vào dịp nắng nóng.

K.L

Friday 10 June 2011

Kỹ năng giao tiếp – Cầu nối thâm giao

Trong công việc & cuộc sống, những bất đồng, thiếu hợp tác đôi khi phát sinh và ngày càng trở nên nghiêm trọng chỉ vì chưa hiểu nhau. Một trong những rào cản lớn nhất chính là do chúng ta chưa biết cách giao tiếp hiệu quả.
Với mong muốn cùng nhau tháo gỡ rào cản giao tiếp, mời bạn cùng chúng tôi khám phá kỹ năng vô cùng quan trọng này nhé!
- Trước tiên, chúng ta cần làm rõ: “Giao tiếp là gì?”
Theo tôi, giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa hai đối tượng: gửi - “giao” và nhận - “tiếp”, sao cho cả hai cùng nghĩ & hành động. Khi cả hai cùng thấu hiểu, thì chúng ta mới tạo được niềm tin lẫn nhau. Đó cũng là lúc “cầu nối thâm giao” của chúng ta được bắt nhịp. 
Bạn cần lưu ý: “hai đối tượng” ở bài viết này không ám chỉ 2 người mà đôi khi chỉ một. Đó là lúc ta giao tiếp với chính ta. Thế nên mới có chuyện “tiếng nói lương tri”, “tòa án lương tâm”.

Những người có thói quen giao tiếp với chính mình, thường là những người rất sâu sắc. Họ tự chiêm nghiệm với chính mình những kiến thức và trãi nghiệm trong cuộc sống. Và nhờ những chiêm nghiệm ấy, họ biết cách điều khiển cảm xúc của mình và ít phạm lỗi lầm hơn.

Khi có ý tưởng, chúng ta tìm cách mã hóa nó thành ngôn ngữ giao tiếp: có người mã hóa ý tưởng của mình thành lời nói; có người mã hóa ý tưởng của mình thành âm thanh: tiếng đàn, trồng, sáo, khèn,….; có người mã hóa thành màu sắc; có người lại mã hóa thành cử chỉ, điệu bộ; … để gửi đến đối tượng giao tiếp với mình. Khi nhận, ta lại phải giải mã để hiểu được ý tưởng của người gửi. Việc giải mã này không phải dễ. Lắm khi ta nghe đi, nghe lại thuộc lào cả ca khúc mà chẳng thể nào hiểu nổi tác giá muốn nói gì. Kể cả khi nghe nói, hoặc đọc từng câu chữ rất rõ ràng, ta cứ nghĩ là đã hiểu nhưng thật ra vẫn chưa hiểu gì cả hoặc hiểu sai hoàn toàn.

Sở dĩ có hiện tượng “Ông nói gà – bà nói vịt” như vậy là vì quá trình giao tiếp của chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố từ nhận thức cá nhân, trạng thái cảm xúc, bối cảnh, chênh lệch quyền lực, độ tin cậy giữa hai đối tượng. Thậm chí, không ít khi ta lại lắng nghe “chọn lựa”, tức là chỉ chọn những gì ta quan tâm, ta muốn nghe và bỏ qua những thông tin khác. Thế là ta hiểu sai. Có đôi khi ta bị quá tải thông tin nên dù muốn lắm, ta cũng không thể nào tiếp nhận và giải mã nổi.

Để hạn chế tình trạng “Ông nói gà – bà nói vịt”, các đối tượng giao tiếp cần phải liên tục phản hồi thông tin cho nhau. Oái oăm thay, người Việt chúng ta thường có thói quen giao tiếp một chiều, chỉ “giao” mà không “tiếp” hoặc chỉ “tiếp” mà không “giao”. Tức là chúng ta đã bỏ qua bước phản hồi thông tin. Đây chính là nguyên nhân của trăm sự hiểu nhầm, mâu thuẫn, bất đồng,… Nếu không phản hồi, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được tiếng nói chung. Và dĩ nhiên, sẽ không thể có chuyện thấu hiểu để cùng suy nghĩ & hành động.
Một điều nữa, chẳng thấy sách hay trường nào dạy, nhưng tôi vẫn cứ băn khoăn. Trong cuộc đời, bạn đã bao nhiêu lần làm điều gì có ích chưa? Đã bao nhiêu lần bạn giúp đỡ ai đó chưa? Dù bạn là một kẻ tồi tệ nhất, tôi vẫn tin, ít nhất bạn cũng đã vài lần làm được những việc tốt đó. Khi ấy, bạn mong đợi điều gì? Người nhận trả công ư? Nếu bạn mong như thế thì chẳng có gì đáng ca tụng cả. Riêng tôi, tôi mong lắm một lời cảm ơn. Chỉ một lời cảm ơn thôi cũng làm tôi sướng rân cả người. Và như được tiếp thêm bao nhiêu nghị lực. Nhưng đã bao nhiều lần bạn nói lời cảm ơn? Ngày nay, tôi thấy người ta nói cảm ơn hay “Thanks” rất nhiều. Nhưng tiếc thay, đó chỉ là lời nói cửa miệng, không một chút cảm xúc. Lời cảm ơn như thế không có giá trị gì cả, ít nhất là với tôi. Tôi mong lắm, một lời cảm ơn đầy cảm xúc của người nhận, ngay khi họ nhận ra điều tốt. Điều đó không chỉ là lời khen ngợi mà nó còn động viên tôi cố gắng làm nhiều điều có ích hơn, tốt hơn rất nhiều.

Trái lại, chắc bạn cũng đôi lần phạm lỗi với ai đó chứ? Dù có khi chỉ là vô tình. Bạn đã bao nhiêu lần nói lời xin lỗi vì những gì mình đã gây ra? Tôi vẫn nghe từ “sorry” mỗi ngày. Nghe nhiều đến nhàm tai. Nhưng tôi cũng không cảm nhận được chút cảm xúc nào từ người nói. Có thể, bạn sẽ  bảo tôi là “võ đoán”. Nhưng đó là cảm nhận của tôi. Vì tôi nghe nói “xin lỗi” mà không hiểu người ta đang xin lỗi về việc gì? Tại sao lại phải xin lỗi? Còn khi tôi mong lắm một lời xin lỗi thì lại chẳng bao giờ nghe hay nhìn thấy.

Không ít mối quan hệ đã tan vỡ chỉ vì thiếu lời cảm ơn hay xin lỗi chân thành như thế. Thật tiếc phải không bạn? Và bạn nghĩ, bạn có thực hiện được những điều đơn giản ấy?
Chúc cho mối thâm giao của bạn ngày càng mở rộng.

Q.H (st)

Wednesday 8 June 2011

VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM – NỖI LO CỦA NHIỀU NGƯỜI

Thực phẩm là một trong những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người; là nguồn dinh dưỡng để duy trì cuộc sống, bổ sung những tiêu hao mất đi trong quá trình sinh hoạt hàng ngày nhằm đảm bảo sức khỏe và duy trì sự phát triển cho mỗi con người. Thế nhưng, thực phẩm cũng là một trong những nguồn truyền bệnh nguy hiểm nhất cho con người nếu như không được đảm bảo vệ sinh an toàn. Chính vì vậy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì nó không chỉ trực tiếp liên quan đến vấn đề sức khỏe, phát triển giống nòi mà con liên quan đến sự phát triễn bền vững của mỗi quốc gia. Vấn đề bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang được rất nhiều nước quan tâm đặc biệt.
Trong những năm gần đây, vấn đề ngộ độc thực phẩm xảy ra tràn lan và rất phổ biến ở hầu hết các tỉnh ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Vì vậy mà việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là vấn đề hết sức “nóng” của toàn xã hội.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều thực phẩm bẩn được các nhà sản xuất và buôn bán bày bán tràn lan trên địa bàn. Họ bất chấp tất cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe cũng như tính mạng của người tiêu dùng cũng chỉ vì chạy theo lợi nhuận.
Thật sự mà nói, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại. Những thực phẩm bán trôi nổi trên thị trường luôn tiềm ẩn những mầm bệnh gây hại cho người tiêu dùng. Và mầm bệnh này xuất phát từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển và bảo quản. Chỉ có những người trực tiếp “khai sinh” ra những sản phẩm này mới hiểu rõ sự nguy hiểm như thế nào khi sử dụng chúng. Mặc dù vậy, nhưng chính vì “đồng tiền” mà họ đã bán rẽ linh hồn của mình cho quỷ dữ. Chỉ có những người tiêu dùng vô tội là không hề hay biết những nguy cơ tiềm ẩn chính trong nguồn dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Hiện nay trên báo chí cũng như truyền thanh, truyền hình luôn cập nhật và phản ánh các thông tin liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và các sản phẩm bẩn vẫn được lưu hàn trên thị trường như: nước tương có chứa chất 3-MCPD, nước mắm có u-rê, hải sản tươi được ướp u-rê để bảo quản, chả giò chứa hàn the, sữa có chứa melamine hay ớt bột có chứa phẩm màu công nghiệp... v.v......rất nhiều rất nhiều sản phẩm bẩn được bày bán trên thị trường mà chúng ta có thể ngồi liệt kê cả ngày cũng không thể kể hết. Ngoài ra chúng ta chưa kể đến có một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cạnh cống rãnh, ao tù, nước đọng rất mất vệ sinh. Hay sử dụng những dụng cụ chế biến hết sức dơ bẩn.
Mặc dù những người tiêu dùng như chúng ta vẫn biết rằng có những sản phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh đã và đang được bày bán trên thị trường nhưng làm sao bằng mắt thường như chúng ta có thể phân biệt được đâu là sản phẩm sạch, đâu là sản phẩm bẩn khi chúng được bày bán tràn lan, lẫn lộn như thế.
Chính vì thế mà hàng năm có biết bao nhiêu người mắc bệnh do ăn nhầm thực phẩm bẩn như: ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hay nhiễm trùng dạ dày ruột cấp, ung thư... và còn nhiều mầm mống bệnh khác vẫn đang tiềm ẩn đâu đó trong cơ thể chúng ta mà mỗi chúng ta chưa thể biết. Có thể nói, những hậu quả do ăn nhầm thực phẩm không an toàn và mất vệ sinh là rất lớn. Ngoài những giờ công lao động mất đi do ngộ độc còn những vấn đề khác phát sinh. Một số thực phẩm bị tẩy chay đại trà sau khi xảy ra ngộ độc có liên quan đến nó, dẫn đến thiệt hại rất lớn cho người sản xuất. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Vì vậy, vấn đề đảm bảo VSATTP đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe cho con người. Việc bảo đảm VSATTP không những cung ứng nguồn dinh dưỡng tốt cho cuộc sống, làm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện nếp sống văn minh của một đất nước. Bảo đảm chất lượng VSATTP chỉ có thể thực hiện tốt nếu có những biện pháp phù hợp, đồng bộ và quyết tâm thực hiện từ người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh. Nhưng quan trọng và chủ yếu nhất vẫn là những người trực tiếp sản xuất và buôn bán sản phẩm. Nếu như tất cả họ đều thật sự kinh doanh vì lợi ích của người tiêu dùng chứ không phải vì lợi ích của cá nhân thì có lẽ rằng vấn đề VSATTT coi như được đảm bảo mà không cần phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Nhưng điều này có thật sự xảy ra được hay không????

P.T.M

Monday 6 June 2011

“Đánh giá nhân viên” - Sao cho vẹn cả đôi đường

Trước tiên, xin giải thích lý do tại sao tôi đặt cụm từ “đánh giá nhân viên” trong dấu ngoặc kép. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp còn dùng cụm từ này và có Quy trình đánh giá nhân viên.  

Chính vì vậy, không ít nhà quản lý đã xem nhân viên là đối tượng đánh giá, nghĩa là chúng ta đã đi đánh giá bản thân nhân viên (cá tính, thói quen, cách giao tiếp, mối quan hệ,…) thay vì đánh giá những cống hiến của nhân viên. Đây chính là sai lầm. Và tôi muốn thống nhất với bạn trước khi đi vào nội dung bài viết này là: chúng ta không nên đánh giá nhân viên mà nên đánh giá những gì nhân viên đã và sẽ cống hiến cho doanh nghiệp vì mục tiêu của doanh nghiệp. Nghĩa là đối tượng đánh giá là những gì nhân viên làm được và có thể làm được nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Việc đánh giá này, gọi là “Đánh giá năng lực và thành tích”.  Vậy năng lực và thành tích là gì?  Thành tích: là những gì ta đạt được. Đánh giá thành tích chính là đánh giá hiệu quả công việc. Hiệu quả công việc phản ảnh hiện thực, cái đã có, đã hoàn thành. Vì vậy, đánh giá hiệu quả công việc tức là đánh giá hiện tại.  Năng lực: là kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc của nhân viên.

Đánh giá năng lực là đánh giá những giá trị tiềm ẩn bên trong nhân viên. Hay nói cách khác, đánh giá năng lực là đánh giá những giá trị tiềm ẩn bên trong nhân viên. Hay nói cách khác, đánh giá năng lực là đánh giá tương lai. (Nếu một nhân viên có năng lực tốt, được đặt đúng vị trí với điều kiện làm việc phù hợp thì sẽ có hiệu quả công việc tốt).  Tại sao ta cần đánh giá năng lực và thành tích?  Nếu đánh giá thành tích làm cơ sở để trả lương, xét tăng lương, thưởng cuối tháng, cuối năm thì đánh giá năng lực là cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực (lập kế hoạch đào tạo và phát triển, thuyên chuyển, bổ nhiệm,…), là thước đo để ta dự báo trước khả năng hoàn thành mục tiêu công việc của nhân viên, mục tiêu của doanh nghiệp, là cơ sở để trả lương theo năng lực.  Ta nên đánh giá như thế nào?  Đánh giá thành tích: sau khi đã xây dựng được Bộ thông tin công việc tốt (tham khảo thêm bài “Thông tin công việc – Tơ hồng gắn kết doanh nghiệp & nhân viên"), dựa vào tiêu chí hoàn thành công việc, ta đánh giá được thành tích của nhân viên.  Đánh giá năng lực: tương tự như đánh giá thành tích, chúng ta không đánh giá năng lực chung chung mà đánh giá năng lực cụ thể của từng nhân viên ứng với từng vị trí công việc theo tiêu chuẩn năng lực đã xây dựng. Vì chỉ có như vậy, việc đánh giá năng lực và thành tích mới đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực.
           
Quy trình đánh giá:  Để đảm bảo việc đánh giá được công bằng, minh bạch, quy trình đánh giá cần chia thành ít nhất 03 bước. 
Bước 1: Nhân viên tự đánh giá. Hãy để cho nhân viên độc lập suy nghĩ và đánh giá chính mình, được nêu lên những nguyện vọng, ý kiến cá nhân dựa trên những tiêu chí đã thống nhất trước. 
Bước 2: Song song và đồng thời với bước 1, nhà quản lý thực hiện đánh giá năng lực và thành tích của nhân viên. Điều này có nghĩa là, cấp quản lý và nhân viên cùng đánh giá trên những tiêu chí như nhau nhưng khi đánh giá, cấp quản lý không xem xét kết quả tự đánh giá của nhân viên để tránh bị “định hướng” trước kết quả đánh giá. 
Bước 3: Đối chiếu kết quả đánh giá và trao đổi với nhân viên.  Đây là bước quan trọng nhất nhưng không nhiều nhà quản lý làm tốt. Nếu kết quả đánh giá của nhân viên và cấp quản lý giống nhau là điều quá lý tưởng nhưng khả năng này khó xảy ra, còn không giống nhau là chuyện hết sức bình thường. Vì ở 02 vị trí khác nhau, góc nhìn khác nhau đương nhiên đưa đến những nhận định không giống nhau.  Quá trình đối chiếu kết quả đánh giá với nhân viên, giúp nhà quản lý hiểu được trình độ nhận thức, nguyện vọng,… của nhân viên và xem xét sự phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
Nếu kết quả giống nhau, nghĩa là 2 “tư tưởng” lớn đã gặp nhau, mục tiêu của doanh nghiệp chắc chắn sẽ được thực hiện tốt và cũng có nghĩa là bạn đang sở hữu một đội ngũ rất tốt. Ngược lại, bạn cần giải thích rõ với nhân viên tại sao mình đánh giá khác, cần cho nhân viên biết bạn muốn thay đổi như thế nào cho phù hợp,… Đây là cơ hội để bạn giúp nhân viên hiểu mình và tự hoạch định lộ trình phát triển cho bản thân.

Khi đã thấu hiểu nhau, chắc chắn nhân viên sẽ tâm phục, khẩu phục với đánh giá của bạn.  Khi nào cần đánh giá?  Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ đánh giá năng lực và thành tích vào dịp cuối năm, làm cơ sở xét thưởng và tăng lương. Tuy nhiên, theo tôi, doanh nghiệp nên đánh giá thường xuyên, định kỳ hàng tháng hoặc ít nhất 3 tháng/lần để đảm bảo bám sát mục tiêu của doanh nghiệp và các giá trị phần thưởng. Nếu định kỳ đánh giá quá dài (1 năm/lần) thì chúng ta không còn cơ hội để điều chỉnh và ý nghĩa khuyến khích của phần thưởng cũng không còn đầy đủ giá trị. Đó là chưa kể, để lâu, chúng ta dễ bị “quên” thành tích nhưng lại có nguy cơ “nhớ” rất rõ lỗi của nhân viên làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.  Nếu bạn thực hiện đánh giá như trên là vẹn cả không chỉ 2 mà 3 – 4 đường rồi.

Q.H (Sưu tầm)

Friday 3 June 2011

HÃY NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong số những khó khăn, trở ngại đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy.... Để hiểu thế nào là tệ nạn xã hôi thì ta phảo có một định nghĩa rõ ràng: Tế nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là:tệ nạn ma tuý,mại dâm, đua xe trái phép…và trong đó ma túy là hiện tượng đáng lo ngại nhất, không chỉ cho nước ta mà còn cho cả thế giới.Tất cả những tệ nạn đó đều gây tác hại rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Ma túy là một loại chất kích thích, gây nghiện có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, và nó được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít…Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất nó có thể dẫn dụ tất cả các thành phần và không kể tuổi tác. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, giết người cướp của..., vì khi đã dính vào loại này nếu lên cơn nghiện mà không có tiền để thoả mãn nhu cầu thì con nghiện sẽ làm bất cứ mọi việc có thể miễn là có tiền để thoả mãn nhu cầu. Ngoài ra, tiêm chích ma tuý còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện, nhiều cán bộ, công nhân, kĩ sư… đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là các bạn học sinh, sinh viên, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai.
Trong xã hội ngày nay, có nhiều người luôn sống theo phương châm:”Vui có chừng-Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay, làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng. Những người cả tin, sống ăn chơi, đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội . Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gay ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình. Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của toà án lương tâm
Tệ nạn xã hội không chỉ gây hại cho bản thân người dính nó mà còn gây hại cho gia đình, xã hội. Rất nhiều gia đình tan nát do có người dính phải các tệ nạn, và biết báo vụ án mạng đã xảy ra do những người dính phải các tệ nạn này gây ra.
Mặc dù các tệ nạn rất dễ dẫn dụ con người nhưng nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn nữa. Và cũng có rất nhiều tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng. Họ xứng đáng nhận được sự thuong yêu và trân trọng của mọi người.Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của mọi người. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của các tệ nạn nói trên, nhất là ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội, đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Đặc biệt là các bạn trẻ chúng ta phải kiên quyết nói không với các tệ nạn, xây dựng một mái trường, một xã hội không có các tệ nạn.

X.Q

Thursday 2 June 2011

TÌNH THƯƠNG

Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng '' Tình Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ''. Đó cũng chính là một chân lí vĩnh hằng của cuộc sống. Dù mơ hồ hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính giai cấp, cộng đồng. Tình thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng - là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính.Có thể nói, tình thương là một thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim - cái được goi là niềm hạnh phúc.
Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm hạnh phúc. Người ta có thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó một cách rõ ràng thì không phải là một điều đơn giản.Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãn ý nguyện.Nhưng đó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả một tổng thể bao gồm những khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao. Có đôi lúc, hạnh phúc chỉ đơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời khỏe mạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được một sự giúp đỡ hay một lời chia sẻ chân thành.Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm mai thức dậy, thấy mình sống có ích trên cõi đời.
'' Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương ''
( Trịnh công Sơn )
Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có một mối liên hệ không thể tách rời giữa hạnh phúc và tình thương. Con người ko thể sống hạnh phúc mà không có tình thương. Tình thương mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua mọi thử thách, khó khăn; là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong '' Những người khốn khổ'' ( V.Huy-gô ), triết lí tình thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớn lao,thay đổi số phận và giáo hóa con người. Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên một triết lí:'' Trong đời chỉ có một điều, ấy là yêu thương nhau'' Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạn giúp đỡ một bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn, có phải bạn đang vui...??. Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau được san sẻ sẽ với nữa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi.Thomas Merton đã từng nhận xét:'' Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác – một tình yêu không vị kỉ, không đòi hỏi phải được đền đáp''
Đúng vậy, được yêu thương là một hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là một hạnh phúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người.Đó chính là lí do tại sao mỗi người biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và xã hội.''Cái đẹp cứu vớt thế giới''(Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn sức mạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân trọng những gì ta đang có,yêu thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để cảm nhận hạnh phúc của cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người khác. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng:'' Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - Bởi vì bạn chỉ có một lần sống duy nhất mà thôi!''

D.N