Friday 27 September 2013

MÙA MƯA BÃO LẠI ĐẾN…



Mùa mưa bão lại về và mưa ở Huế buồn, dai dẳng và rất lạnh.
Tháng Chín ở Huế mưa thường“vuốt mặt không kịp, cất mặt không lên”, “tối con mắt, tắt đĩa dầu”.
Tháng Chín, tháng Mười người Huế gọi một cách rất tượng hình là “mưa lụt”.
Cao điểm của “mưa lụt” xảy ra vào tháng Chín. Gần như năm nào cũng xảy ra đến nỗi người dân Huế có câu:
Tới ngày trùng cửu không mưa
Cha con làm ruộng bán cày bừa mà ăn!
Có năm cơn mưa lũ ở Huế kéo dài đến cuối tháng Mười rồi “bà trời Huế “ bắt đầu ra tay:
Ông tha mà Bà chẳng tha
Bà làm cái lụt hăm ba tháng mười
Lụt hăm ba tháng mười là lụt nhẹ nhất trong năm. Những năm ông không tha thì Huế lụt lớn.
Sau mùa mưa lụt, Huế vào đông. Mùa đông ở Huế lạnh lắm, lạnh từ trong ruột lạnh ra, lạnh từ ngoài da lạnh vào cho nên mới có câu ca dao:
Tháng Ba mụ tra cũng tốt
Tháng Mười Một con gái tốt cũng hư
Đó là những gì mà người dân Huế trên mảnh đất nghèo đói gánh chịu hàng năm. Vì xảy ra thường xuyên nên người dân Huế đã được đưa vào những câu ca dao bình dị mà trong đó không có một lời than trách như sẵn sàng chấp nhận sẽ phải đến với mình.
Q.H

Wednesday 25 September 2013

CUỘC SỐNG KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ TA NGHĨ




Trong cuộc sống có rất nhiều cạm bẫy giăng ra để chào đón chúng ta, nếu chúng ta không cẩn thận, không đủ bản lĩnh để vượt qua thì rất dễ rơi vào những cạm bẫy đó. 

Ngoài những cái bẫy vô tình mà chúng ta không thể nhìn thấy được thì còn có cả những cái cố ý; có những bẫy sờ sờ hiện ra cho bạn thấy, nhưng cũng có những cái vô hình. Những cạm bẫy này là dành cho tất cả mọi người, cho dù bạn là một con người hiền lành, người tốt thì cũng không vì thế mà người ta không vô tình hoặc cố ý giăng bẫy bạn. Thậm chí, nếu bạn bạn là người tốt, thì có khi chính điều ấy lại là “cái gai” trong mắt những ai đó, khiến họ luôn tìm cách “nhổ” bạn đi. Bởi cuộc sống là muôn màu, nếu cuộc sống mà đơn giản thì nó chẳng phải là cuộc sống nữa, vì thể để có thể vượt qua những chướng ngại vật đó để làm cho cuộc sống chúng ta ngày một tốt đẹp hơn thì bản thân chúng ta ngoài phải có bản lĩnh thì cần phải không ngừng học hỏi để có những hiểu biết nhất định và nhất là cần phải có một cái “ tâm tịnh”.

XQ

Monday 23 September 2013

TỰ XỬ



Mấy ngày nay, báo chí cứ đưa những tin tức về cách "tự xử" của một số bộ phận người dân ở nước ta. Tình trạng "tự xử" trong xã hội, bất chấp pháp luật của người dân đã được đề cập rất nhiều.

Điển hình vừa qua, có vụ ăn trộm chó bị đánh chết người, đốt xe ở Bắc Giang. Rồi đến vụ kích động giáo dân ở Nghi Lộc (Nghệ An), vụ đã lâu về Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng). Và gần đây nhất vụ ở Thái Bình cầm súng vào trụ sở ủy ban bắn người rồi tự sát. Tình hình nghiêm trọng như thế, buộc mỗi chúng ta ai cũng phải đặt câu hỏi: Tại sao lại xảy ra như vậy.
Những con số thống kê về tội phạm còn rất nhiều, ở đây chúng ta mới được biết qua báo đài chỉ là phần nổi, phần nhỏ trong xã hội. Một nguyên nhân để tình hình đó xảy ra có thể là do chuyện giảm sút niềm tin của nhân dân vì một bộ phận cán bộ như lời của bà Nguyễn Thị Doan Phó Chủ tịch nước phát biểu trong cuộc họp vừa qua.

Thiết nghĩ, cần phải xử lý triệt để những vi phạm trên để không còn những vụ việc tương tự có thể xảy ra sau này. Đồng thời cần phải lồng ghép các chương trình giáo dục vào trong nhà trường từ sớm, để thế hệ sau này có thể tập dần ý thức và cách xử sự cho đúng hơn.

DT.

Friday 20 September 2013

CÁC BẠN TRẺ Ở HUẾ CHƯA CÓ Ý THỨC KHI THAM GIA GIAO THÔNG


Tai nạn giao thông để lại cho chúng ta những hậu quả vô cùng khủng khiếp. Ngoài những trường hợp mất đi thì có những trường hợp phải mang thương tật suốt đời. Đây không những là một gánh nặng cho gia đình mà là một gánh nặng cho toàn xã hội. Tại thành phố Huế chúng ta hiện nay, tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông xảy ra rất phổ biến nhất là đối với các bạn trẻ. Đặc biệt trong số những trường hợp vi phạm giao thông này thì có rất nhiều bạn đang còn là học sinh. Thậm chí có những trường hợp, khi bị cảnh sát phạt các em vẫn còn mặc nguyên bộ đồng phục của nhà trường.

          Trên các tuyến phố của chúng ta hiện nay, những học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lạng lách, đánh võng, chở 3, chở 4… là những hình ảnh thường xuyên đập vào mắt mỗi khi chúng ta tham gia giao thông. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng số vụ tai nạn giao thông trong toàn tỉnh.

          Thiết nghĩ các bậc phụ huynh, các cơ quan ban ngành cùng với nhà trường cần có những biện pháp răn đe, giáo dục để cho các em có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông. Đây không những góp phần vào việc làm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông mà đây cũng sẽ góp một phần làm đẹp hơn hình ảnh của một thành phố du lịch trong lòng du khách.

N.IH

Thursday 19 September 2013

TẾT TRUNG THU ĐÓN BÃO


Tết Trung Thu là ngày rằm tháng 8 Âm lịch hằng năm. Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa.  Ở Việt Nam, nó đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông trăng hay Tết đoàn viên. Các cháu thiếu nhi rất vui mừng hớn hở khi cái tết dành riêng cho các cháu lại bắt đầu. Vào dịp Tết niềm vui các cháu được hòa trong không khí mát dịu của thời tiết mùa thu với những món quà được người thân mình tặng như bánh kẹo, đồ chơi, và đặc biệt vui hơn nữa là các cháu được rước đèn, múa lân,...

“Tết trung thu rước đèn Ông sao,
Em rước đèn đi khắp phố phường”.

Đối với các cháu ở Miền trung, Tết trung thu năm nay chuẩn bị đón cơn bão số 8 năm 2013 đang ngăm nghe tiến vào bờ, thì liệu có ảnh hưởng đến vui chơi của các cháu, có được rước đèn Ông sao, múa lân,… thỏa nguyện niềm vui mà các cháu mong đợi suốt năm nay không? Các cháu có được xem những màn biểu diễn múa lân đẹp mắt nữa không? Dù thế nào đi nữa thì các cháu cũng được đón nhận những món quà ấm áp, đầy ý nghĩa từ gia đình và bạn bè, đoàn thể. Và hơn hết đây có thể là một món quà kỹ niệm không bao giờ quên cho các cháu sau này, vì các cháu đã đón nhận một cái tết thiếu nhi với bao niềm vui sướng, hạnh phúc hòa trong sự khắc nghiệt của thời tiết.
Ngoài ý nghĩa là Tết của các cháu thiếu nhi, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị. Mong sao những điều tốt đẹp nhất, hạnh phúc nhất sẽ đến với các cháu và tất cả mọi người trên khắp đất nước.

H.S

Wednesday 18 September 2013

KHÔNG QUAN TÂM



Thế giới hiện đại làm cho chúng ta tất bật hơn, lo toan hơn, mệt mỏi hơn, cố gắng nhiều hơn, chi tiêu nhiều hơn, sức khỏe kém đi vì môi trường…bên cạnh những tiện nghi có được do sự phát triển của khoa học công nghệ như : nghe nhìn thuận tiện hơn, đi lại nhanh hơn, thu thập thông tin dễ dàng hơn, khoảng cách các địa điểm hình như được xích lại gần nhau hơn, thời gian chuẩn bị cho bữa ăn giảm đi, không gian sinh sống thuận tiện hơn, kết bạn nhanh và nhiều hơn so với trước … cùng hàng trăm thứ tiện lợi khác chưa được liệt kê ở đây.
Với một xã hội như vậy, chắc chắn quỹ thời gian chúng ta sẽ ngày càng ít đi, do vậy chúng ta sẽ cân nhắc lựa chọn thu thập những thông tin cần thiết để xử lý, thay vì quan tâm thu thập bất cứ thông tin nào khi có điều kiện.
Đối với nhóm bạn của tôi, các thông tin họ không màng quan tâm tới để tránh mất thời gian có thể kể ra là: giới showbiz, các phát biểu hiếu chiến của TQ, các thông tin giật gân mang tính hiếu kỳ, các tin lá cải câu khách…

Còn sự quan tâm và không quan tâm của bạn?

PVH

Monday 16 September 2013

PHÂN TÍCH -QUI NẠP



Vụ việc các “sếp nhận lương khủng” cuối cùng cũng đã có kết cục tạm gọi là có hậu. Ai làm điều sai trái thì cuối cùng phải tự mình gánh chịu hậu quả do mình gây ra.
Ta cũng có thể nói việc làm của các công chức được trao quyền lãnh đạo này là vi phạm nghiêm trọng “thiết chế đạo đức xã hội”. Việc hoàn trả lại tiền lương nhận “lố” sẽ không bao giờ làm cho lương tâm họ nguôi ngoai trong thời gian còn lại của cuộc đời họ.
Chúng ta lưu ý rằng, đó chỉ là sự việc trong một doanh nghiệp cở vừa. Nếu nhìn xuống một chút chúng ta sẽ thấy còn có một loạt các cơ quan đơn vị có thể có hiện tượng tương tự như:
-         Đội sản suất, thi công;
-         Đơn vị hạch toán độc lập;
-         Công ty thành viên;
-         Chi nhánh công ty, chi nhánh doanh nghiệp;
-        
Nhìn lên một chút nữa sẽ thấy một loạt các tổ chức khổng lồ khác như:
-         Sở chủ quản;
-         UBND tỉnh, thành TW
-         Bộ chủ quản;
-         Các tập đoàn, tổng công ty;
-         Tổ chức chính trị-xã hội cấp TW;
-         Các lãnh đạo có quyền ra chính sách vĩ mô;
-        
Không thể qui chụp tất cả đều “có vấn đề”, nhưng có thể thấy là vấn đề tiêu cực có thể xảy ra ở bất cứ tổ chức, tập thể, cá nhân nào nếu thiếu sự giám sát khách quan, minh bạch. Vấn đề đặt ra là:
Ai sẽ giám sát và phát hiện vấn đề?
Ai sẽ đứng ra giải quyết nếu có việc vi phạm nghiêm trọng?
Ai sẽ giám sát đánh giá việc giải quyết vấn đề có khách quan hay không ?
Ai sẽ đứng ra thăm do dư luận người dân, dư luận xã hội về việc giải quyết vấn đề đó…
Bao nhiêu câu hỏi đặt ra, cũng là bấy nhiêu lo lắng được thể hiện. Suy luận logic luôn dẫn làm cho nhân loại hiểu được những vấn đề nằm vượt ra ngoài tầm vấn đề đang hiện hữu trước mắt. Đó là tính chứng minh Phân Tích-Qui Nạp trong toán học vậy.

PVH

Thursday 12 September 2013

THIẾT CHẾ LÀNG XÃ




Thiết chế làng xã có sức mạnh kỳ lạ.
Ở Việt Nam ta thì “Phép Vua thua lệ làng”.
Ở các nước khác thì “ Luật của Vua chỉ tới được bên ngoài hàng rào làng”.
“Lệ làng” ở Việt Nam đã hướng dẫn cho việc duy trì thiết chế văn hóa làng xã, và vì vậy người Việt ta có bao nhiêu vùng đất thì có bấy nhiêu đa dạng văn hóa, có bao nhiêu làng xã thì có bây nhiêu thiết chế luật lê qui định tương tự.
Có thể nói không quá rằng: chính “lệ làng” đó đã là cái vỏ bọc quí giá gìn giữ bản sắc dân tộc Việt, tránh bị đồng hóa cho dù chúng ta đã chịu đô hộ của giặc Tầu hơn 1000 năm.
Chúng ta tự hào vì có nên văn hiến lâu đời. Càng tự hào hơn vì ông cha ta đã để lại cho hậu thế những nền tảng kiến thức sống hòa thuận với vũ trụ. Gần đây, phát hiện “kinh dịch” đã xuất hiện đầu tiên ở thời Âu Lạc cách đây mấy ngàn năm đã làm lung lay nguồn gốc phát minh DỊCH HỌC của Trung Quốc.
Kinh dịch đã xuất hiện trên Trống Đồng, trên các mãnh gốm được khai quật có niên đại mấy ngàn năm trước…
Thiền Sư Thích Mạnh Thát cũng đã có những nghiên cứu sâu về lịch sử các bộ kinh Phật mà người Trung Hoa đã dịch lại từ bộ kinh tiếng Việt.
Quả thật, nếu không có thiết chế làng xã để phát minh, truyền dụng và giữ gìn các báu vật quốc gia đó thì biết đâu ngày nay Việt Nam ta đã không có tên trên bản đồ thế giới với tư cách là một quốc gia độc lập và có chủ quyền bất khả xâm phạm?

PVH

Wednesday 11 September 2013

Khoảng cách giữa 2 thế hệ



Có lẽ khoảng cách giữa 2 thế hệ thấy rõ nhất là trong một gia đình giữa ông bà, bố mẹ và con cái. Suy nghĩ, cách sống của họ sẽ khác nhau do họ được sinh ra và sống trong từng thời kì khác nhau. Ông bà, bố mẹ sinh ra và lớn lên trong cái thời “bao cấp”, cái thời mà ăn không no mặc không ấm thì cái suy nghĩ về cuộc sống đầy đủ, ấm no là quá đủ đối với họ. Nhưng còn đối với thế hệ trẻ ngày nay thì được sống trong cái thời đại phát triển, đầy đủ vật chất và vì quá đủ nên cái suy nghĩ ăn no mặc ấm không tồn tại mà suy nghĩ rằng ăn ngon, mặc đẹp và hơn thế nữa là muốn hiểu biết về thế giới xung quanh mình. Sự tồn tại khoảng cách có chăng là sự thay đổi qua từng thời kì của xã hội.

Không chỉ 2 thế hệ có khoảng cách nhận thức về cuộc sống mà còn về cách ăn mặc hay nhận thức thẩm mĩ văn hóa trong thế giới hiện tại ngày nay. Điển hình như mấy ngày nay trên mạng dậy sóng bởi những lời nhận xét, cảm nhận của nhạc sĩ già Nguyễn Ánh 9 về lớp ca sĩ trẻ tiêu biểu như Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm,... Nếu đứng trên phương diện xã hội thì người lớn có thể nhận xét để cho thế hệ trẻ nhận ra điều đúng, điều sai mà hoàn thiện mình nhưng không phải người lớn lúc nào cũng đúng và người trẻ đâu chắc rằng sẽ chấp nhận lời nhận xét đó. Có lẽ vì vậy mà trên cộng đồng mạng đã dậy sóng khi Đàm Vĩnh Hưng đáp trả lời nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bằng một tâm thư, tuy nhiên trong đó ĐVH không đón nhận lời nhận xét để thay đổi và hoàn thiện chính mình, mà đã dùng lời lẽ khó nghe. Làn sóng cư dân mạng không bức xúc trước lời nhận xét của nhạc sĩ già mặc dùng không biết đó đúng hay là sai mà bất bình trước những lời lẽ của một thế hệ trẻ quá xức nông cạn khi nói về thế hệ đi trước được coi là cha, là chú.

Khoảng cách thế hệ có lẽ sẽ luôn tồn tại vì nhận thức của mỗi con người khác nhau trong từng hoàn cảnh khác nhau.
P.K

Tuesday 10 September 2013

SHOWBIZ



Truyền hình thực tế gần đây chiếm nhiều thời lượng phát sóng của các đài truyền hình trung ương và địa phương. Cũng phải nói đó là truyền hình giải trí, giúp cho khán giả truyền hình có những phút giây thư giãn thoải mái sau những giờ lao động mệt nhọc trong ngày.
Đứng về khía cạnh giải trí, THTT đã đảm trách trọn vai trò phục vụ giải trí của mình đến với khán thính giả cả nước.
Cái đáng bàn là những người quản lý nhà nước về truyền hình này. Hình như thiếu một sự cân bằng hợp lý giữa truyền hình thực tế và cuộc sống thực tế.
Cuộc sống thực tế, đang ngày càng mang khuynh hướng “kim tiền” của kinh tế thị trường. Vì vậy cần có nhiều chương trình để phục hồi các thiết chế đạo đức xã hội nhân bản.
-         Con cái hiếu thảo với cha mẹ;
-         Học trò nghèo hiếu học vượt khó thành tài;
-        Vợ chồng chung thủy nuôi dạy con cái nên người;
-         Ông bà làm gương cho thế hệ con cháu;
-         Các doanh nhân, khoa học làm từ thiện;
-         Các tấm gương xả thân vì người khác;
-      Tấm gương của các thầy cô giáo vùng xa, của các chiến sĩ ở biên giới và hải đảo;
-   Nhiều mẩu chuyện về người tốt việc tốt đời thường…
-     Mong lắm thay có sự thay đổi mang tính thực tế đạo đức của các nhà quản lý nhà nước về truyền hình.

PVH

Sunday 8 September 2013

UỐN LƯỠI TRƯỚC KHI NÓI



Nay thì từ China được nhiều người cho là một từ mang biểu tượng “negative”, thiếu tích cực, nghĩa không tốt.
Từ cách mạng văn hóa, đến vụ án bè lũ 4 tên, rồi vụ Thiên An Môn, đến một loạt quan chức cao cấp bị thanh trừng vì tham nhũng và sa đọa. Gần đây là bất ổn xã hội, ô nhiễm môi trường, thực phẩm chứa chất độc hại, nợ công tăng cao và gây hấn với các nước láng giềng, đặc biệt là ở biển Hoa Đông và biển Đông.
TQ là đại cường quốc, nhưng cách cư xử thì như một quốc gia non trẻ thiếu kinh nghiệm, thiếu trách nhiệm.
Với Việt Nam, TQ đã thực hành chế độ Bắc thuộc trong suốt một ngàn năm, luôn luôn lấy cớ tìm cách xâm lược nước ta cũng trong từng ấy năm, gần đây họ lại ngang nghiên xua quân đánh phá các tỉnh biên giới phía Bắc, chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa, đặt ra các thứ luật lệ vô lý ở biển Đông.
Nhưng nhân dân ta có tinh thần đại nghĩa. Khi họ bại trận chúng ta cấp ngựa thuyền cho họ về, hàng năm lại cử người sang cống nộp lễ vật, luôn giữ tình hòa hiếu, chuyện cũ thường không nhắc lại.
Thế mà, không những đối với Việt Nam chúng ta, họ cũng thường kiếm cớ cà khịa với “Nhật Bản” về chuyện quá khứ, nào là "phát xít ác độc", nào là "quân phiệt", "chạy đua vũ trang", nào là "kích động hận thù dân tộc"…

Không biết họ có uốn lưỡi trước khi nói ra những điều đó hay không?
Chắc là không!

PVH



Friday 6 September 2013

THIẾU ĐÀO TẠO



Lao động VN được trả lương rẽ nhất khu vực ĐNA. Không phải tư chất người VN ta yếu kém, mà chính là con người của ta thiếu được đào tạo.
Đào tạo chính là đào luyện một cách bài bản, chuyên sâu để người lao động rành việc mà mình theo học, chứ không phải là bằng cấp có được sau đào tạo. Tinh thông nghề nghiệp mới là cái thị trường cần, chứ không phải cái giấy chứng nhận ai đó đã thông qua đào tạo ngành gì tại trường nào?. Cách tuyển nhân viên của các công ty nước ngoài là kiểm tra tay nghề, kinh nghiệm công việc chứ không phải kiểm tra bằng cấp.
Chính vì vậy, hiện có nhiều người, học vị rất cao nhưng không xin được việc làm. Không thiếu thạc sĩ sau khi ra trường không xin được việc làm phải đi bán card điện thoại, cử nhân đi làm bảo vệ, kỹ sư ở nhà phụ việc gia đình…
Lao động đã qua “đào tạo” đã như vậy, thì trên đường phố hiện nay, có rất nhiều lao động phổ thông, chắc chưa thông qua lớp đào tạo nào cả nên mới phải làm các nghề không đòi hỏi phải qua trường lớp như: bán vé số, đánh giầy, bán rong hàng lưu niệm, thu lượm bao chai, tìm kiếm ở bải rác….
Tỉ lệ người thất nghiệp ít, số người lao động phổ thông giảm, số lao động dịch vụ, công nghiệp tăng, lao động nông nghiệp được chuyên môn hóa và ít thời gian nông nhàn…đó là dấu hiệu của nền kinh tế phát triển bền vững.
  
PVH

Thursday 5 September 2013

HIẾN DÂNG



Từ khi biết đến tên học giả Nguyễn Hiến Lê và được đọc các trước tác của người, tôi mường tượng tên ông hẵn là “Nguyễn Hiến Dâng”.
Sinh thời ông đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp khai sáng, truyền bá văn minh nhân loại, học làm người, lịch sử thế giới, dịch thuật các tác phẩm văn học  nổi tiếng  thế giới.
Ông hiến dâng mình cho mãnh đất Phương Nam, cũng là nơi từ đó ông viết những tác phẩm đầu tiên của mình.
Ông hiến dâng mình cho sự phục hồi niềm tin vào công chính và sự thanh khiết của đạo đức khi kiên quyết từ chối các giải thưởng vinh danh ông.
Ông hiến dâng mình cho việc bảo vệ lẽ phải, việc ông cho là đúng đạo lý làm người, đúng qui luật sinh tồn của vũ trụ, của luật âm dương nhân quả.
Ông là người rất khiêm tốn, ngay cả những lời khen của bằng hữu là người hiểu nhất “tinh bút” của ông như: “Sức làm việc của anh ngang với Viện Khoa học xã hội Việt Nam mấy chục năm qua” cũng không làm ông vui.
Vì nghiệp ông sinh ra là để hiến dâng.

PVH