Thế rồi, dự án khai thác bo-xit tại Nhân Rai và Tân Cơ cũng
được các quan chức liên quan công bố là chỉ là dự án thí điểm.
Thí điểm, nhưng tổng đầu tư lên tới 1,5 tỉ usd, gần bằng 1%
GDP của Việt Nam .
Ai cũng biết, khi đã gọi là thí điểm thì có thể thành công
hay thất bại. Thí điểm cũng như làm thủ nghiệm vậy. Nhà bác học Edison , để làm được bóng đèn dây tóc đã thử nghiệm không
biết mấy ngàn lần, và cuối cúng đã thành công. Chí phí thử nghiệm chỉ do một
mình nhà bác học chịu, trong khi cái giá phải trả cho 2 dự án nói trên là tiên
thuế của toàn thể nhân dân Việt Nam
mà đa số trong đó là còn nghèo với nợ công trên mỗi đầu người đã gần 900 usd.
Thí điểm này còn phi khoa học ở chổ, Tây nguyên có lợi thế so
sánh vùng là trồng cà phê. Đáng lẽ với phương pháp só sánh đối chứng, người ta
phải chọn 1 điểm để sản xuất bo-xit, 1 điêm còn lại là trồng cà phê hoặc cây
công nghiệp như cao su, tiêu. Từ đó mới rút ra hiệu quả kinh tế của sảm phẩm
nào là có giá trị nhất để phát triển.
Nay, theo phương cách thí điêm này thì Sống chết mặc bay, tiền
thầy bỏ túi.
Thất bại thì dân gánh, tiền thì vẫn vào túi nhóm lợi ích.
Người dân thường còn hiểu được tín rủi ro và bấp bênh của dự
án này, đừng nói gì đến các nhà kinh tế, quan chức cấp cao.
Vậy, thưa các ngài, thí điểm cùng lúc 2 dự án tại hai địa điểm
khác nhau là vì mục đích gì vậy?
PVH
No comments:
Post a Comment