Monday, 15 April 2013

CHỢ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM



Ở Việt Nam, ngoài mái đình, cây đa, bến nước, con đò, trường làng... có thể nói chợ truyền thống là nơi dân quê lưu giữ nhiều kỷ niệm nhất, từ thời ấu thơ qua trưởng thành đến khí  đầu bạc răng long.
Những hình ảnh về chợ xưa bao giờ cũng  êm đềm và thơ mộng, yên bình, đầy hình bóng thân thương của quê hương.
Chợ ngày nay đã khác trước nhiều. Không phải kể tới hàng hóa đa chủng loại hơn trước, qui mô chợ to lớn hơn trước, người bán người mua đông hẵn hơn trước... thì chợ ngày nay đang tồn tại một vấn nạn về môi trường với tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Có thể kể tới các vấn nạn và vấn đề liên quan sau đây:
1) Thiếu nhà vê sinh công cộng hợp qui chuẩn.
2) Thiếu nước sạch.
3) Không tổ chức được cơ chế thu gom phân loại rác.
4) Người kinh doanh và tới chợ mua bán chưa ý thức được vệ sinh an toàn tại chợ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe con người.
5) Việc tổ chức chợ theo mô hình bền vững trong việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.
6) Tại Việt Nam chưa có mô hình chuẩn về chợ đạt chuẩn tốt về môi trường (an toàn vệ sinh thực phẩm, văn minh thương mại...)
7) Thiếu một chính sách đồng bộ để cải thiện hệ thống môi trường chợ.
8) Thiếu những nghiên cứu tổng hợp mang tính học thuật về hiện trạng và các vấn đề cần cải thiện đối với chợ truyền thống Việt Nam.
9) Thiết kế và kiến trúc của chợ truyền thống Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường như: Cây xanh, nước sạch, lối đi, hệ thống ánh sáng, thu gom xử ký rác thải...
10) Đội ngũ Ban Quản lý các chợ cũng thiếu kiến thức quản lý về môi trường.
11) Người dân xung quanh chợ cũng thiếu ý thức về bảo vệ môi trường chợ và xung quanh chợ.
12) Văn minh thương mại là một vấn đề thường bị lãng quên trong tiêu chí xây dựng chợ. Đó là cải thiện môi trường kinh doanh, không nói thách quá đáng, niêm giá hàng hóa, ăn nói nhẹ nhàng, tác phong lịch sự, cân đong chính xác, trang phục nhã nhặn, kính đáo...

Cải thiện môi trường chợ truyền thống Việt Nam là một vấn đề rất khó, cần sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, với sự tham gia của tiểu thương, người dân, tìm kiếm nguồn tài trợ, phương pháp tiếp cận...
Để công việc tiến triển bền vững và hiệu quả, nên chăng cần có những dự án thí điểm, trình diễn, sau đó nhân rộng ra khi mô hình thí điểm đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của từng chợ truyền thống địa phương.

PVH

No comments:

Post a Comment