Sunday 2 December 2012

NOBEL KINH TẾ NĂM 2012





Nhiều lúc chúng ta tự hỏi tại sao giải Nobel về kinh tế thường lại được chọn trao cho các nhà khoa học Mỹ nhiều đến vậy? Đã có nhiều bài báo phân tích về hiện tượng này, và phần lớn các ý kiến phân tích đó được cho là có lý và đúng đắn. Tuy nhiên trong trường hợp của giải Nobel Kinh tế năm nay điều đặc biệt là hai nhà khoa học được xướng tên thực chất không phải là các nhà kinh tế, thậm chí họ còn phát biểu: "chúng tôi thậm chí chưa theo học một khóa nào giảng dạy về kinh tế". Thế thì tại sao họ lại được lựa chọn như là các nhà kinh tế học xuất sắc của nhân loại được đề cử nhận giải?
Câu trả lời hết sức đơn giản: họ là những nhà toán học, áp dụng toán học để giải các bài toán mang lại hiệu quả cụ thể cho xã hội, những bài toán có tên gọi "Cặp đôi" hay "Matching". Họ nghiên cứu toán học với niềm đam mê cao độ, theo đuổi và hoàn thiện những ý tưởng về các thuật toán có thể tạo nên "một thị trường mới" từ một bài báo nhỏ cách đây chừng 50 năm. Cái mà họ mang lại cho xã hội là hiệu quả kinh tế được công nhận và áp dụng rộng rãi, được các nhà kinh tế học tán thưởng, vì vậy họ xứng đáng nhận giải Nobel kinh tế mặc dù hai nhà khoa học này đơn thuần chỉ là nghiên cứu về các thuật toán.

Nếu đưa thuật toán của hai nhà toán học này so sánh với các công trình toán học của các nhà toán học khác thì có thể thấy các thuật toán của các "Tân Nobel Kinh tế" không có gì mới mẻ cho lắm, và khó xứng đáng gọi là nghiên cứu đột phá trong toán học. Nhưng một công trình toán học dẫu có đồ sộ đến thế nào, sâu sắc đến bao nhiêu mà không giúp ích gì cho xã hội thì khó có thể gọi công trình đó có giá trị thực tiễn.
Vậy hai nhà toán học trên, với công trình mang tính thực tiễn của mình rất xứng đáng nhận giải Nobel Kinh tế.
Đó chính là điều mới mẽ mang tính thực dụng của các nhà khoa học Mỹ.
Một lần nữa chúng ta hãy đọc lại bài viết về hai nhà khoa học này trên báo vnexpress.

PVH
Vào 6h chiều 15/10 (giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố chủ nhân của giải Nobel Kinh tế học năm nay, thuộc về Alvivin E.Roth Đại học Harvard (Mỹ) và Lloyd S.Shapley, Đại học California (Mỹ).
Nghiên cứu đạt giải của hai ông đề cập về "Lý thuyết phân phối ổn định và thực tiễn về tạo lập thị trường". Từ đó, đưa ra phương pháp khớp các tác nhân kinh tế khác nhau như học sinh với trường học hay thậm chí là người hiến nội tạng với bệnh nhân.
Hai tác giả đoạt giải Nobel Kinh tế 2012.
Hai tác giả đoạt giải Nobel Kinh tế 2012, ông Lloyd S.Shapley (phải) và Alvivin E.Roth.
Alvivin E.Roth sinh năm 1951, hiện giảng dạy môn Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Đại học Harvard (Mỹ). Ông nổi tiếng với các đóng góp về lý thuyết trò chơi, tạo lập thị trường và kinh tế học thực nghiệm.
Lloyd S.Shapley sinh năm 1923, hiện giảng dạy môn Toán và Kinh tế học tại Đại học California (Mỹ). Ông được rất nhiều chuyên gia kinh tế coi là biểu tượng của "Lý thuyết trò chơi".
Lloyd Shapley sử dụng "Lý thuyết trò chơi hợp tác" để nghiên cứu và so sánh các phương pháp ráp nối khác nhau. Vấn đề cốt lõi ở đây là phải đảm bảo sự ráp nối thật ổn định giữa hai yếu tố tham gia. Vì vậy, Sharpley và các đồng nghiệp đã đưa ra một phương pháp đặc thù mà ông gọi là Thuật giải Gale-Shapley. Phương pháp này cũng hạn chế khả năng điều khiển quá trình ráp nối của các yếu tố. Nhờ đó, ông có thể chỉ ra bằng cách nào phương pháp thiết kế đặc thù có thể làm lợi một cách có hệ thống cho một hoặc cả hai mặt của thị trường.
Alvin Roth thừa nhận các nghiên cứu lý thuyết của Sharpley có thể làm sáng tỏ hoạt động của thị trường trong thực tế. Bằng một chuỗi nghiên cứu thực nghiệm, Roth và các đồng nghiệp đã chứng minh được rằng ổn định là chìa khóa để hiểu rõ sự thành công của một thể chế thị trường nhất định. Sau đó, ông chứng minh kết luận này thông qua nhiều thí nghiệm có hệ thống. Roth cũng giúp tái lập các phương pháp ráp nối hiện tại giữa bác sĩ và bệnh viện, học sinh với trường học và thậm chí là người hiến nội tạng với bệnh nhân. Những cải tổ này đều dựa trên Thuật giải Gale-Shapley, kèm theo một số điều chỉnh trong từng trường hợp riêng biệt và ràng buộc về đạo đức.
Cũng như những người đoạt giải Nobel khác, hai nhà khoa học này sẽ được trao giải thưởng trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,2 triệu USD).
Năm 2011, Nobel Kinh tế được trao cho hai nhà khoa học người Mỹ là Thomas J. Sargent - nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu kinh tế vĩ mô, và tiền tệ và Christopher A. Sims - Đại học Princeton. Nghiên cứu của hai ông nói về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chúng lên nền kinh tế.

No comments:

Post a Comment