http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tap-Can-Binh-thi-sat-dai-quan-khu-Quang-Chau-ham-doi-Nam-Hai/258894.gd
Tối qua tình cờ xem được bản tin trên
đài Trung Quốc thấy đài này đưa tin Tập
Cận Bình đi thăm Quân Khu Quảng Châu và Hạm Đội Nam Hải. Khi đó do không rõ ông
này đi thăm nơi nào.
Nay đọc báo Giáo dục, mới biết thông
tin cụ thể bằng hình ảnh rằng nơi ông tới là quân khu Quảng Châu và hạm đội Nam
Hải. Tuy nhiên, hình ảnh của báo Giáo dục đăng lại so với bản tin của truyền
hình còn thiếu rất nhiều thông tin, ví dụ về việc bắn đạn thật của pháo binh,
tên lửa, không quân, và cảnh ông Tập dùng ống nhòm thị sát cuộc diễn tập hợp
đồng tác chiến, rồi cảnh ông ta phát biểu với cán bộ quân khu...trông rất là
hoành tráng.
Hãy đặt câu hỏi về Quảng Châu và Hạm
đội Nam Hải có vị trí thế nào mà ông Tập chọn đi công cán đầu tiên sau Đại hội?
Quảng Châu, về
vị trí địa lý thì nằm ngay trên đầu Việt Nam , xem bản đồ trên sẽ thấy rõ.
Hạm đội Nam
Hải là một hạm đội của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập lần đầu cuối năm 1949.
Kỳ hạm của hạm đội này là AOR/AK Nam
Xương (Nanchang ).
Ban đầu, lực lượng của hạm đội này chủ yếu là các tàu chiến
và quân nhân của Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã bị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chiếm được. Là một trong 3 hạm đội của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung
Quốc, hạm đội này có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Quảng Châu và khu vực Châu Giang và hỗ trợ Quân giải phóng chiếm các
đảo thuộc quyền kiểm soát của Quốc Dân Đảng. Quá trình phát triển của hạm đội
này tiến triển chậm chạp do phần lớn ngành đóng tàu của Trung Quốc nằm ở bờ
biển phía bắc hoặc phía đông. Thập niên 1970, hạm đội này trải qua thờ kỳ phát
triển lớn do xung đột tại quần đảo Hoàng Sa và các vùng bãi đá san hô khác ở Biển Đông. Năm 1974, hạm đội này đã tham gia chiến đấu
với quân lực Việt Nam Cộng hòa trong hải chiến Hoàng Sa, 1974. Lần thứ hai là
vào năm 1988, hạm đội này đã giành được quyền kiểm soát một số đảo trong khu
vực quần đảo Trường Sa.
Phần lớn các tàu nổi của hạm đội này đóng ở căn cứ hải quân Trạm Giang,
còn các tàu ngầm đóng ở căn cứ tàu ngầm Hải Nam. Ngoài ra, các tàu
thuộc hạm đội này còn đóng ở Quảng Châu, Hải Khẩu, Sán Đầu, Mã Vĩ và Bắc Hải,
còn các căn cứ không quân của hải quân nằm ở Lăng Thủy, Hải Khẩu, Tam Á, Trạm Giang,
và Quế Bình.
Lực lượng hạm đội này được chia làm 6 khu tác chiến, phòng thủ, với căn cứ tại Trạm Giang, Bắc Hải,
Quận Hoàng Phố ở Quảng Châu, Sán Đầu, Hải Khẩu và Hoàng Sa.
Như vậy, mục đích chuyến đi với tư
cách chủ tịch nước, chủ tịch đảng, bí thư quan ủy của ông Tập tới Quảng Châu là
quá rõ ràng.
Nhưng lịch sử luôn cho thấy rằng, bất
cứ một đạo quân hùng mạnh và kiêu căng bao nhiêu nữa, nếu xâm phạm đến lãnh thổ
của Việt Nam
ta thì đều bị thất bại ê chề, mà kẻ xâm lăng không bao giờ lường trước được
điều đó. Lục quân Tống đã bị đánh tan tác ở Sông Như Nguyệt; các chiến thuyền
hùng mạnh của Nam Hán đã bị nhấn chìm ở Bạch Đằng; vó ngựa Mông Nguyên và
chiến thuyền Mông-Nguyên đã bị Vua tôi
nhà Trần rút phép thông công, bạo ngược như quân tướng nhà Minh đã bị Lê Lợi
quần cho nhũn ra như con chi chi, xấc xược như nhà Thanh mà còn bị Nguyễn Huệ rượt
đuổi chạy toe khói.
Và gần đây, đúng 40 năm trước B52 là pháo
đài chiến lược bất khả chiến bại đã bị vít cổ trên bầu trời Thủ đô và vùng phụ
cận.
Dân Việt ta hiện nay vẫn còn nhiều người nghèo, đa số chỉ
muốn yên ổn để kết thân làm ăn với bầu bạn năm châu, yên hưởng thanh bình xa rời binh đao khói lửa-đó là khát vọng lớn nhất. Nhưng khi bị đối phương đè
nén và thách thức, áp đặt và trắng trợn rồi dùng vũ lực một cách thô bạo thì tất
cả người dân sẽ đồng lòng đoàn kết để đập tan mọi sự dọa nạt xâm chiếm của bất
cứ thế lực nào!
Đó là đúc rút từ lịch sử! Lịch sử
vẫn có thể lập lại như trận Bạch Đằng
năm xưa.
Đừng có hù dọa Việt Nam !
PVH
No comments:
Post a Comment