Có nhiều cách phô trương.
- Phô trương thanh thế;
- Phô trương kiến thức;
- Phô trương cơ thể;
- Phô trương con cái;
- Phô trương mối quan hệ xã hội;
- Phô trương nguồn gốc gia tộc;
- Phô trương sức khỏe;
- Phô trương tài năng đặc biệt;
...
Trừ loại phô trương của các nhà quản lý chính trị, quân đội sử dụng như
là một chiến thuật để đưa lại thắng lợi trong tình huống cụ thể (đưa lại lợi
ích cho dân tộc, đất nước) được coi là "mưu kế" thì các loại phô
trương khác được cho là "khoe khoang", bị dư luận phê phán.
Hiện nay, ở Việt Nam
có rất nhiều người có ham muốn phô trương tiêu dùng, mặc dù đất nước ta còn
nghèo. Thì ra, tiêu dùng phô trương thực chất là một thuật ngữ "kinh tế
học" đã được nghiên cứu kỹ. Xin hãy đọc những dòng định nghĩa và phân tích
về nó trên trang wikipedia.
Tiêu dùng phô trương (một số tài liệu ở Việt Nam còn gọi là sự
tiêu dùng nhằm thể hiện, sự tiêu dùng nhằm khoe khoang, sự
tiêu thụ trưng phô) là một thuật ngữ kinh tế học để
chỉ một loại hành vi tiêu dùng.
Người ta tiêu dùng để cho mọi người xung quanh thấy mình ở địa vị xã hội nào
đó, dù thực có địa vị xã đó hay không. Thuật ngữ này (tiếng Anh: conspicuous
consumption) do Thorstein
Veblen (1857-1929) đặt ra vào năm 1899 trong tác phẩm The
Theory of the Leisure Class. Trong tác phẩm
này, Veblen mô tả hành vi tiêu dùng của tầng lớp mới giàu (Veblen gọi họ là leisure
class trong tác phẩm của
mình) cuối thế kỷ 19 nhờ công nghiệp hóa ở Hoa Kỳ.
Nhiều nghiên cứu
thống kê đã cho thấy tiêu dùng phô trương là có trong thực tế. Chẳng hạn,
Charles et al (2007) cho thấy người gốc Phi và người gốc Mỹ
Latinh ở Hoa Kỳ có xu hướng dành một tỷ lệ lớn chi tiêu của mình cho những hàng
hóa trưng diện được (như ô tô, quần áo, đồ trang sức) hơn so với người da trắng
có cùng mức sống. Grossman and Shapiro (1988) tìm
hiểu thấy có những người sẵn sàng mua hàng nhái (hàng gắn nhãn hiệu nổi tiếng
nhưng không phải do hãng sở hữu nhãn hiệu đó sản xuất thực) hơn là mua hàng có
cùng chất lượng nhưng không gắn nhãn hiệu nổi tiếng chứng tỏ họ cần nhãn hiệu
để thỏa mãn nhu cầu trưng phô.
Nguyên nhân dẫn
tới hành vi tiêu dùng phô trương được Veblen chỉ ra là: 1) sự ghen tỵ (envy) -
người kém thành đạt muốn phô trương để che giấu sự kém thành đạt; và 2) sự kiêu
hãnh (pride) - người ta muốn có danh tiếng thông qua phô trương để cho công
việc của mình suôn sẻ hơn. Các nhà kinh tế học ngày nay dùng lý thuyết trò chơi để giải thích hành vi tiêu dùng này,
chẳng hạn Friedman and Ostrov (2008). Các nhà kinh tế học và tâm lý học chỉ ra
rằng hành vi tiêu dùng phô trương phụ thuộc vào kinh nghiệm, nhận thức và cả ý
thức canh tranh của người tiêu dùng.
Liên quan đến
hành vi tiêu dùng phô trương, Veblen còn giới thiệu một khái niệm khác, gọi là hàng hóa Veblen. Đây là loại hàng hóa mà giá cả
của chúng càng cao thì càng hấp dẫn người mua, bởi vì giá cả chính là thước đo
của sự kiêu hãnh.
Hàng hóa Veblen là những hàng hóa mà lượng cầu về
chúng tăng lên khi giá của chúng tăng và lượng cầu về chúng
sẽ giảm nếu giá của chúng giảm. Đối với hàng hóa thông thường, thì lượng cầu sẽ
giảm nếu giá hàng tăng. Veblen là đặt theo tên của nhà kinh tế Thorstein
Veblen (1857-1929),
người đã nêu ra thuyết tiêu dùng phô trương.
Những hàng hóa thường được liệt vào
nhóm hàng hóa Veblen là xe ô tô sang trọng, đồ trang sức đắt tiền, tác phẩm nghệ thuật của các
tác giả nổi tiếng, rượu vang đắt tiền, v.v... Những người có hành vi tiêu dùng
phô trương sẽ xem giá hàng là một tín hiệu của địa vị và động cơ tìm kiếm địa
vị của họ khiến họ thích những mặt hàng đắt tiền. Mặt hàng càng đắt tiền thì
mức độ thích thú của họ đối với mặt hàng càng lớn, thỏa dụng mà tiêu dùng mặt hàng đem lại càng
lớn, và vì thế lượng cầu đối với mặt hàng càng cao.
Những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
trong thực tế có hiện tượng người ta cảm thấy hạnh phúc hơn khi tiêu dùng mặt
hàng đắt tiền hơn. Lại có nghiên
cứu cho thấy rằng việc tiêu dùng hàng hóa Veblen của một người chịu sự tác động
của việc tiêu dùng hàng hóa Veblen của những người xung quanh.
Chú ý là có những mặt hàng mà lượng
cầu tăng khi giá của chúng tăng nhưng lại không phải là hàng hóa Veblen. Lượng
cầu về hàng hóa Veblen tăng lên cùng với sự lên giá mặt hàng là vì thỏa dụng mà
hàng này đem lại lớn hơn khi giá hàng tăng. Những mặt hàng mà lượng cầu tăng
khi giá tăng vì thu nhập thực tế của người tiêu dùng bị giảm gọi là hàng hóa
Giffen.
Tiêu dùng "phô trương" với tiêu dùng "không phô trương"
được điều chỉnh bởi chính chủ thể cá nhân, có liên quan đến tầm văn hóa của chủ
thể đó.
Tầm văn hóa của chủ thể cao thì chủ thể đó sẽ giảm đi sự muốn thể hiện
phô trương; ngược lại tầm văn hóa của chủ thể thấp thì mong ước và ý chí muốn
phô trương lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Ông bà ta từng nói "Chiếc áo không làm nên thầy tu" chắc là để
giáo dục con cháu tiết chế sự phô trương tồn tại trong mỗi con người chúng ta.
PVH
No comments:
Post a Comment