Tuesday 25 December 2012

“ĐẸP VÕ” VÀ “CHÂN TÂM”



Kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam rất phong phú. Từ khía cạnh đạo đức và tính cách con người nghiên cứu kho tàng này hẵn như nghiên cứu một “Giáo khoa thư” giúp ta nhìn nhận và đánh giá con người một cách toàn diện, tránh võ đoán, thiên kiến, thiếu khách quan...

Triết học Mác-Lê có phạm trù “nội dung” và “hình thức”, những ai học qua sẽ thấy mối liên hệ phổ biến, ràng buộc giữa hai khái niệm này  được lý luận rất khoa học.

Những ai có học Phật, chắc sẽ hiểu được từ “Chân Tâm” đặc biệt là quí Tăng Ni Phật tử tu thiền theo phái Thiền Tông.

Khái niệm “chân tâm”  trong đời thường được hiểu khác “Chân Tâm” trong đạo Phật hoặc “Nội Dung” theo Triết học.

Những trao đổi dưới đây người viết dùng khái niệm “chân tâm” theo nghĩa đời thường: đó là tâm thật của một con người.

Chúng ta đã từng nghe những áng tục ngữ ca dao như dưới đây:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người...”;

“Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi trung;

“Cái nết đánh chết cái đẹp”;

Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân;

Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người“;

Hết thảy đều nói về tâm thật của một con người, “tâm” này được khuất lấp ẩn mình qua bao thời gian năm tháng, vẽ đẹp bên ngoài, những lời nói có cánh, sự cố tạo ra một “giả hình” rất đẹp đẽ để lòa mắt thiên hạ...Rồi tất cả đều không che dấu được ai cả,  chân tâm tự nó lên tiếng hiện hình.
Cuối cùng chân tâm, “chân tướng” phải bị lòi ra ở thời điểm không ai ngờ. Vì vậy dân gian gian mới có câu xách mé: “ Được cái bề ngoài”; hay là để phê bình những ai khéo dệt “ đặng hồng võ” tức ĐỂ “ĐẸP VÕ”!
Từ đó... mới biết “chân tâm”!

Mùa Phật Đản 2012

PVH

No comments:

Post a Comment