Thursday, 7 February 2013

Sắc mai vàng , sắc đào hồng tươi



Nhắc đến cành mai vàng, cành đào tươi là ai cũng nghĩ đến Tết đến Xuân sang. Cành mai được chọn biểu tượng mùa xuân cho miền Nam thì cành đào được vinh dự chọn làm biểu tượng xuân của miền Bắc. Nếu hoa mai biểu trưng cho sự tinh khiết, trong sáng giống như ánh mắt long lanh của cô gái trong ánh nắng ban mai của tiết trời miền Nam .Thì hoa đào sẽ biểu trưng cho sự quyến rũ, quý phái giống như khuôn mặt của một cô gái được che phủ bởi một tấm khăn voan mỏng tạo sự huyền bí. Mai vàng , đào tươi không chỉ tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta mà hai loài hoa này đều là những loài ha gắn liền với truyền thống dân tộc.

Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam. Sự rực rỡ của màu hoa mai đang nở rộ trong ba ngày Tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát mới là điềm thịnh vượng, phát lộc, phát tài và nó còn bao hàm ý nghĩa của sự hạnh phúc hay sung túc cho gia đình hay cho một đoàn thể hay một tổ chức thương mại nào đó nhân dịp đầu năm, khởi sự cho một chu kỳ mới của con người. Người người làm ăn phát đạt sung mãn của năm mới đang đến với xa hội nói chung. 

Còn cành đào , là loại cây có xuất xứ từ Trung Quốc nên có một truyền thuyết xa xưa kể lại rằng: “Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào sum suê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng.Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh.Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay. Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng.Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.”Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ.

Mỗi loài hoa mang cho mình 1 sắc đẹp riêng và một ý nghĩa tượng trưng cho sự như may mắn, giàu sang, thịnh vượng.... Vì vậy, mỗi vùng miền, mỗi nền văn hóa có cách riêng thưởng hoa trong dịp tết, đầu năm mới.

P.K

No comments:

Post a Comment