Có phải đã đến lúc chúng ta phải chấp
nhận chậm tiến 22 năm nữa để xây dựng lại hệ thống giáo dục, tức là bắt đầu lại
từ việc dạy lớp một, để 22 năm sau có một thế hệ hoàn toàn đủ sức gánh vác điều
hành nền kinh tế, sánh ngang các nước trong khu vực và vươn ra thế giới?. Câu
hỏi này gần đây được các học giả và các nhà giáo dục ở Việt Nam đề cập thường xuyên trên các
diễn đàn và báo chí.
Ngày xưa, với trình độ dân trí và
thông tin lạc hậu, Nhật Bản sau cuộc cách mạng Duy Tân - do Minh Trị Thiên
Hoàng khởi xướng, cũng chỉ mất từng đó năm để đưa Nhật thành một nước có kỹ
nghệ phát triển nhất Á châu. Thế thì với điều kiện thông tin và cơ sở vật chất
hiện nay, Việt Nam
có thể rút ngắn được thời gian học hỏi thế giới bên ngoài với thời gian ngắn
hơn thế. Cái quan trọng nhất là chúng ta có quyết tâm không?, cơ quan nào sẽ ra
quyết sách thay máu toàn bộ nền giáo dục này?...
Nếu không có nên giáo dục mới, đào
tạo ra những con người mới theo chuẩn quốc tế, thì không những nền văn hóa, sức
mạnh chính trị của ta mãi còn đi sau xứ người, nên kinh tế nước ta chắc chắn sẽ
càng tụt hậu với thế giới - mà chúng ta không đáng phải như thế!
Vậy ai có thể kêu gọi để nhà nước
thấy nguy cơ để rồi phải mạnh dạn thay đổi?. Chắc chắn phải là số đông người
dân, được dẫn đầu và cổ võ bởi những gương mặt thanh liêm, có tài trí và sức
lôi cuốn quần chúng, biết cách để đối
thoại và thuyết phục chính quyền. Hiện nay ở Việt nam thiếu những nhân vật đại
diện công dân thực chất như vậy, suy ra ta đã chậm hơn Miến Điện rồi.
Nhận định như vậy để thấy là tình
hình kinh tế của đất nước cũng giống như tình hình xã hội...không có mấy sáng
sủa trong tương lai gần.
Vậy nếu chấp nhận đổi mới giáo dục thì chúng ta phải
bắt đầu từ đâu, và quyết định phải đổi mới như thế nào? Ai sẽ lãnh trách
nhiệm?...
Nhiều câu hỏi không dễ trả lời ngay
được trước thềm năm mới!
PVH
No comments:
Post a Comment