Việt Nam ngày càng gia nhập sâu với nền
kinh tế thế giới, thế nhưng sau nhiều năm trở thành thành viên chính thức của
WTO, hình như chúng ta không học hỏi gì được nhiều ở luật chơi của tổ chức này.
Trước hết là việc công khai cấu thành
giá của các doanh nghiệp thuộc độc quyền
nhà nước như xăng dầu, điện lực.
Khi giá xăng dầu thế giới vừa chớm
tăng thì xăng dầu phản ứng tăng giá tức thời, ấy vậy mà khi giá thế giới giảm
sâu, thì giá xăng dầu của VN lại lẹt đẹt giảm nhỏ giọt.
Ngành Điện lại có cách tiến hành độc
chiêu hơn. Ngành này cho mình có quyền tăng giá bất chấp việc người tiêu dùng
yêu cầu phải làm rõ nguyên nhân tại sao? Nếu kinh doanh lỗ thì lỗ những khoản
nào? Do ai? Làm cách nào để hạn chế sự lỗ đó mà không phải tăng giá điện ản
hưởng đến người tiêu dùng và toàn bộ ngành kinh tế.
Đối với những quan chức Bộ Tài Chính,
Quan Chức Bộ Công Thương, Quan Chức Ngành điện...nói chung là giới quan chức
ảnh hưởng đến ban hành chính sách...thì việc tăng giá điện lên 5%-10% thậm chí
100% cũng không mảy may ảnh hưởng gì đến đời sống của gia đình các vị này.
Nhưng đối với nhiều người nghèo thì
1,000 đ cũng là rất quí giá, nên nếu các ông chỉ tăng 1% giá điện là người dân
phải buộc bụng, nhịn ăn uống, gò lưng làm thêm để trả chi phí tăng thêm vô tận
này.
Tôi thật không hiểu tâm địa của những
người đồng ý ban hành chủ trương cho tăng giá điện. Chỉ biết chắc chắn, các ông
chưa làm hết trách nhiệm của mình, các ông vô cảm với dân và khó khăn của toàn
bộ nền kinh tế hiện nay.
PVH
No comments:
Post a Comment