Friday, 22 February 2013

MẶT TRÁI CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG GIẢM



Theo các chuyên gia kinh tế dự báo lạc quan, kinh tế năm 2013 sẽ sáng sủa hơn. Trong khi các chuyên gia kinh tế khác lại dự báo kinh tế năm 2013 càng gặp nhiều  khó khăn hơn năm 2012 vì kéo theo những khó khăn từ năm 2012. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển nền kinh tế là hoạt động tín dụng của các hệ thống Ngân hàng. Trong khi đó, theo vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước dư nợ vay của toàn hệ thống Ngân hàng đến ngày 19/2/2013 âm 0,16% so với cuối năm 2012. Các chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng tín dụng năm nay khó tăng lên hai con số.
Thực tế như thế nào tương lai sẽ định đoạt. Tuy nhiên, một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là Nhà nước qui định thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng chậm lại là sự điều chỉnh cần thiết và trong quá trình tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng. Nó giúp vấn đề quản trị rủi ro trong các Ngân hàng có cơ hội được chỉnh đốn, tập trung dần tháo gỡ khó khăn nợ xấu đang tăng cao; điều chỉnh chính sách tiền tệ giúp kiềm chế lạm phát về con số cho phép (6,81%);  giúp đảm bảo tính thanh khoản của các Ngân hàng trong bối cảnh tỷ lệ cho vay/ tỷ lệ huy động giảm đáng kể.
          Mặt trái hàng đầu đó là tăng trưởng tín dụng giảm trong khi nợ xấu tăng cao. Nó sẽ làm cho kênh tín dụng với nền kinh tế mất sự hấp dẫn, dễ bị ngưng trệ; xử lý nợ xấu và tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng đặt ra nhiều thách thức cả về nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, thách thức về rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Thêm vào đó, lạm phát có nguy cơ bùng phát trở lại, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh giúp cho các Ngân hàng xử lý nhanh nợ xấu; rồi còn rủi ro lãi suất, rủi ro tác nghiệp,…
Vấn đề này nó ảnh hưởng xuyên suốt từ Ngân hàng lớn cho đến các tổ chức tín dụng nhỏ lẻ. Thắt chặt cho vay trong khi nợ xấu chưa được xử lý, làm gián đoạn các hoạt động đang tiến triển tốt đẹp. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tính hấp dẫn của hoạt động tín dụng, gây khó khăn hơn trong việc thực hiện các chính sách liên quan, làm ngưng trệ tinh thần lao động của mọi khách hàng đang được kích thích. Từ đó làm cho các hoạt động kinh tế - xã hội bị xáo trộn, tình hình kinh tế càng khó khăn hơn.
H.S

No comments:

Post a Comment