Wednesday 21 March 2012

CHỈ SỐ CPI THẤP CHO THẤY GÌ?





CPI là chỉ số giá tiêu dùng.
Khi CPI tăng cao có nghĩa là gia tiêu dùng tháng đó, năm đó tăng cao.
Khi CPI giảm thì giá tiêu dùng tháng đó, năm đó giảm.
Thông thườngở Việt Nam chỉ số giá này được tính gộp trung bình cho 500-600 mặt hàng.  Người dân thì bao giờ cũng muốn CPI ổn định, như vậy giá cả ổn định và đời sống việc làm của người dân sẽ ổn định.

Tuy nhiên khi CPI bất ổn, tăng cao thì có dấu hiệu của lạm phát, đánh thẳng vào chi tiêu của người dân. Do giá cả tăng cao, với thu nhập không đổi - đặc biệt với dân nghèo hay người làm công ăn lương,  lượng hàng hóa, dịch vụ người dân mua được sẽ ngày càng ít đi. Chất lượng sống giảm sút, đời sống lâm vào cảnh khó khăn hơn.

CPI ổn định là điều mọi người mong muốn. Tuy nhiên, khi CPI xuống quá thấp và duy trì trong một thời gian dài, cuộc người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Có thể nói ngay, khi CPI xuống quá thấp một cách liên tục trong nhiều tháng, có thể nói nền  kinh tế quốc gia đó đã bước vào suy thoái. Khi nền kinh tế suy thoái, đình đốn thì đầu tư công giảm, xuất khẩu giảm, việc làm bị giảm đi, thu nhập người dân sẽ ít đi, hàng hóa tiêu dùng tuy giá có giảm nhưng người dân không có thu nhập nên không thể mua được, cả nền kinh tế lâm vào khó khăn. Thông  thường khi nền kinh tế bị giảm phát muốn vượt qua cơn suy thoái này, một nền kinh tế trung bình phải mất 2-3 năm.

Tháng 3/2012, CPI của Hà nội và TP HCM (hai thành phố động lực của nền kinh tế VN) dưới 0,2%, trong khi tháng 2 chỉ số này của cả nước trên 1,7%. Để biết được nền kinh tế có thực sự đi vào đình đốn giảm phát hay không, còn phải theo dõi thêm một thời gian.

Đây là công việc của các chuyên gia học giả về kinh tế.
Họ như một bác sĩ, chẩn bệnh cho cả một nền kinh tế, chứ không phải là một bệnh nhân. Kinh tế học hiện đại đang lấy lại thanh danh của mình là nhờ sự phân tích và dự báo những vấn đề cấp bách như vậy kèn theo các giải pháp khắc phục.
Để thoát khỏi tình trạng giảm phát, cần thực hiện chính sách tái khuếch trương tiền tệ thông qua các biện pháp như tăng lượng cung tiền, giảm thuế, hay điều chỉnh lãi suất. Tuy nhiên, các chính sách đối phó với giảm phát cũng chính là mầm móng của lạm phát. Vì vậy, các nhà làm chính sách phải hết sức cẩn trọng khi ra các quyết sách tác động vào thị trường. Thành công và thất bại chỉ cách nhau một làn ranh mong manh.

PVH

No comments:

Post a Comment