Wednesday 28 January 2015

Y TẾ HỌC ĐƯỜNG


Giáo dục bằng đòn roi đối với các em nhỏ là vấn đề mang đầy tính nhân văn. Và cũng mới đây một cô giáo chỉ đánh vào mông của em học sinh lớp 6 nhưng lại khiến em tử vong, như vậy phải chăng có trách nhiệm của ngành y tế học đường. Trên lý thuyết thì trẻ em được bảo vệ bằng Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cùng với hàng tá văn bản pháp quy liên quan tới công tác y tế học đường. Chúng ta có ngành y tế, ngành giáo dục, các bộ, ngành liên quan và UBND các cấp cùng tham gia triển khai vấn đề này. Nhưng các bậc phụ huynh sẵn sàng đạp đổ cổng trường để nộp đơn xin học cho con, nhưng thử hỏi bao nhiêu phụ huynh bước chân vào phòng y tế, bao nhiêu người cầm trên tay, đọc hồ sơ khám sức khỏe khi con chuyển trường. Phiếu khám bệnh cho các em là để đảm bảo cho các em đủ diều kiện học tập, hoặc biết rằng các em có tiền sử bệnh lý để các em có chế độ học taaph phù hợp. Như miễn tham gia các môn học thể lực, tránh các hoạt động gây áp lực lên hệ tim mạch… Nhưng hầu hết người lớn, phụ huynh, nhà trường, học sinh, cơ quan y tế đều lơ là chỉ làm cho xong chuyện. Hiển nhiên rằng những số liệu về các học sinh mắc các bệnh sẽ có trong các báo cáo, thống kê, nhưng các cô giáo, thầy giáo khi nhận lớp thử hỏi bao nhiêu thầy cô đọc qua bản hồ sơ sức khỏe của học sinh. Và nếu đủ quan tâm các thầy cô sẽ đọc kỹ bản hồ sơ sức khỏe của của các em, trò chuyện cùng các em và phụ để hiểu rõ bệnh tình của các em. Và vì thế không có gì đáng ngạc nhiên nếu một giáo viên thể dục không biết học sinh của mình bị suy tim…Chúng ta hẳn chẳng có gì xa lạ với những cuốn sổ khám bệnh chỉ toàn với chữ “BT” bình thường. Đôi khi những chữ ấy là một sự qua loa, thậm chí là tắc trách. Và trong y tế sự qua loa và tắc trách trong y tế là sự nhẫn tâm và hơn nữa đó là tội ác. Chúng ta là những người lớn lòng tràn đầy nhân hậu không bào giờ đánh trẻ em chì là cây thước. Nhưng chính chúng ta lại đánh các em còn đau hơn là dùng cây thước kẻ đó cũng chỉ bởi hai chữ “bt”. Thiết nghĩ các bậc phụ huynh, thầy cô quan tâm đến sức khỏe của các em và đặc biệt là ngành y tế hãy quan tâm nhiều hơn nữa về vấn đề sức khỏe của lứa tuổi học sinh bỏ bớt thành tích số liệu báo cáo và tránh lạm dụng hai chữ “bt”.

Đức Nhân

No comments:

Post a Comment