Tuesday, 18 June 2013

HỘI NHẬP



Cương lĩnh của nhà nước VN là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hình như đó cũng là tiêu chí phấn đấu của tất cả các quốc gia trên thế giới có thể chế chính trị khác Việt Nam.

Thế giới ngày nay mang bản chất hội nhập, thế nên Thomas Friedman mới gọi thế giới này là “thế giới phẳng”.

Hội nhập có 2 hợp phần lớn: kinh tế và chính trị.

Về kinh tế, nước ta đang hội nhập sâu, được ví von rằng:

+  Ký BTA với Hoa Kỳ là hội nhập 1.0

+ Gia nhập WTO là hội nhập 2.0

+ Tham gia hiệp định FTA là hội nhập 3.0

+ TTP mà Việt Nam dự định gia nhập tới đây có thể coi là hội nhập 4.0, mức tuyệt đỉnh của hội nhập kinh tế rồi đó.

 

Về chính trị, không thể nói rằng VN không có tiến trình chủ động hội nhập, cải tổ cơ cấu bộ máy nhà nước, cải cách hành chính đã được tiến hành rất đồng bộ, rộng khắp.

Tất nhiên, khi đánh giá sự chuyển biến của một vấn đề thì cần nhìn vào bản chất, sự biến đổi về chất trên cơ sở thay đổi dần dần về lượng.

Nếu tại Việt Nam,  kinh tế 10 năm qua không được cải thiện đáng kể, nếu rủi ro về chính trị được đánh giá ở mức khá cao(cho các nhà đầu  tư nước ngoài tham khảo) thì chính chúng ta phải tự xem lại quá trình hội nhập toàn diện của quốc gia xuất phát từ bản chất của chế độ.

Hội nhập sâu cuối cùng cũng chỉ nhắm tới mục đích tối cần thiết ban đầu : dân giàu, nước mạnh. Các vấn đề thuộc phạm trù chính trị theo đó sẽ được điều chỉnh dần. Kinh tế nào thì chính trị đó. Khai tâm của môn Kinh tế chính trị học thật là đơn giản.

 

Hội nhập, vì vậy sẽ còn là một câu chuyện dài. Chúng ta có nên đặt ra lộ trình về thời gian cho hội nhập lâu dài, tương đương với 4-5 kế hoạch 5 năm, hay 4-5 kỳ đại hội  hay không?

 


PVH

No comments:

Post a Comment