Đợt lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi, kết quả đã được công khai và bàn dân
thiên hạ ai cũng biết rõ việc quốc hội đánh giá từng cá nhân ra sao. Riêng tôi,
có một nỗi buồn xâm chiếm, không biết tại sao, chắc cũng do cảm tính khi thấy
một số vị có kết quả không được tốt như thường thấy.
“Cảm tính” ở chổ không biết lấy đâu là cơ sở để lựa chọn, đánh giá.
Xem Nadal đánh chung kết Pháp mở rộng với Ferrer-2013, tôi ủng hộ Ferrer
dù biết anh khó có khả năng thắng Nadal.
Xem U23 VN đá với Myanma-2013, tôi cũng mong cho đội bạn có bàn gỡ để
trận đấu kịch tính hơn.
Nói chung là tâm lý người ta thường ủng hộ người yếu thế hơn.
47 vị được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi không phải là các vị to
nhất trong hệ thống chính trị ở nước ta, vậy thì vẫn có những người làm chưa
tốt trách nhiệm của mình đang ung dung đứng ngoài vòng bị/được đánh giá.
Người làm nhiều việc thì chắc chắn sẽ sai nhiều hơn những người ít việc,
hay chỉ có việc “nói” mà không bắt tay làm cái gì cả. Nay đưa người “làm nhiều”
ra phê thì người “ít làm, ít sai” tự nhiên lại hưởng lợi hay sao?
Cứ đổ trách nhiệm lên đầu một người tất tần tật mọi chuyện từ lớn tới
nhỏ, thì cứ có mà chết vì chắc chắn sẽ có việc làm không tốt. Như một tiền đạo
xuất sắc được đồng đội chuyền banh liên tục trong một trận cầu chung kết thì bị
bội thực bóng và kiệt lực là cái chắc.
Mà có cần phải tìm trách nhiệm của một người trong hệ thống chính trị của
ta trong khi tập thể lãnh đạo là kim chỉ nam hay không?
Có cách nào đánh giá khách quan một con người hơn không?
Để cho kết quả đánh giá khả dĩ làm tâm phục người được đưa ra đánh giá
hay không?
“Cảm tính” khi đánh giá và biết kết quả đánh giá có thể bị loại trừ hoàn
toàn hay không?
Tất cả câu trả lời đều nằm ở phía trước của một lộ trình chưa có ai
tường.
PVH
No comments:
Post a Comment