Từ ngày 1/6 tới, gói giải cứu BĐS lên tới 30.000 tỉ sẽ có hiệu
lực. Ban đầu người ta tin là số tiền này sẽ hướng về người dân có thu nhập thấp,
có như cầu thực sự về nhà ở. Nay nghe phát biểu của ông thử trưởng Bộ Xây dựng,
cách hiểu có vẻ ngược lại. Không biết đó có phải là bản chất, lý do, nguồn gốc
của quyết định tung tiền giải cứu Bất
động sản để vực dậy nền kinh tế đang khó khăn này hay không?
Xin đọc bài báo dưới đây.
PVH
Thứ trưởng Xây dựng: 'Thu nhập 18 triệu có
thể mua được nhà'
Gia đình 2 vợ chồng đi làm tổng thu nhập 18 triệu đồng mỗi
tháng, hoàn toàn có thể tham gia gói vay mua nhà 30.000 tỷ đồng, theo phân tích
của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam.
Gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho
người thu nhập thấp vay mua nhà ở theo Nghị quyết Chính phủ đã được "kích
hoạt" sau khi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng ban hành các Thông tư
hướng dẫn liên quan. Tại buổi công bố kế hoạch giải ngân 10.000 tỷ đồng cho vay
mua nhà của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hôm qua, Thứ trưởng
Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã giải thích thêm về tiêu chuẩn mua nhà.
Theo điều tra xã hội học, tại
Hà Nội và TP HCM, thu nhập bình quân của gia đình là 180 triệu đồng một năm
(tương đương khoảng 15 triệu một tháng). Trong khi đó, thuộc diện phải chịu
thuế thu nhập cá nhân hiện nay là những người có thu nhập từ 9 triệu đồng một
tháng trở lên. Căn cứ trên dữ liệu này, ông Nam chỉ ra điều kiện được cho là
"thu nhập thấp" để được vay mua nhà theo gói ưu đãi.
Với một gia đình có 2 vợ chồng
đi làm, tổng thu nhập 18 triệu đồng, theo tính toán của ông Nam, hoàn toàn có
thể tham gia gói vay mua nhà 30.000 tỷ và có phương án trả nợ tốt. "Theo
cách tính của thế giới, mỗi gia đình phải dành khoảng 30% thu nhập cho vấn đề
nhà ở. Do đó, hộ gia đình thu nhập 18 triệu sẽ có tối thiểu nguồn quỹ 5,4 triệu
để lo việc trả nợ gốc và lãi", ông Nam cho hay.
Giả sử gia đình này vay mua một
căn hộ 50m2 với giá 600 triệu, họ phải có sẵn 20% (tương đương 120 triệu đồng)
và cần vay ngân hàng 480 triệu đồng trong 10 năm. Với lãi suất 6% một năm, tiền
phải trả ngân hàng bình quân khoảng hơn 25 triệu đồng, do lãi được tính theo dư
nợ giảm dần.
"Tính bình quân mỗi tháng,
gia đình phải trả 4 triệu gốc và hơn 2 triệu tiền lãi. Như vậy, với tối thiểu
30% thu nhập của mình, gia đình này có thể trả nợ được", ông Nam
tính toán.
Đến
nay, BIDV cam kết cho vay 3 dự án nhà ở xã hội với hơn 1.000 căn hộ (tổng
diện tích 118.000 m2). Cụ thể gồm các dự án chung cư cho người thu nhập thấp
của Vinaconex Xuân Mai ở Hà Nội); Dự án khu chung cư cuối tuyến Bạch Đằng
Đông (Đà Nẵng) và dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại Huế do Vicoland là
chủ đầu tư. Đây là những dự án sẽ bàn giao trong năm 2013-2014. Trong khi đó,
các dự án nhà ở tại TP HCm đang được BIDV thẩm định.
|
Thứ trưởng Nam cho biết
thủ tục vay mua nhà được đơn giản hóa và nếu có khó khăn là do sự nhũng nhiễu
của con người chứ không phải do quy định. "Đơn xin mua bán nhà nay chỉ cần
2 xác nhận, một của UBND phường, xã nơi cư trú và hai là của cơ quan trả
lương", Thứ trưởng dẫn chứng.
BIDV là ngân hàng thương mại
Nhà nước đầu tiên công bố kế hoạch cho vay mua nhà của gói 30.000 tỷ. Theo đó,
ngân hàng hỗ trợ tối đa 80% giá trị nhà mua. Tuy nhiên, người vay mua chủ
yếu là người thu nhập thấp và hầu như không có tài sản thế chấp. Trả lời báo
chí, Tổng giám đốc Phan Đức Tú khẳng định sẽ cho phép người vay thế chấp chính ngôi nhà sẽ mua làm tài sản đảm
bảo.
Riêng với trường hợp mua nhà ở
xã hội, theo quy định hiện nay, sau khi mua 10 năm người thu nhập thấp mới được
chuyển nhượng nên chưa thể làm tài sản đảm bảo để thế chấp. Đại diện BIDV cho
biết, ngân hàng sẽ giải quyết khó khăn này bằng cách ký hợp đồng 3 bên giữa
ngân hàng - người vay - đơn vị xây dựng nhà ở. Theo đó, nếu người vay không trả
được thì phải đồng ý cho chủ đầu tư bán lại nhà cho người khác để đủ điều kiện
vay vốn.
Để hỗ trợ hơn nữa cho người thu
nhập thấp đủ khả năng mua nhà, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định thời gian tới sẽ
"ép" giá căn hộ tại một số dự án xuống dưới 12 triệu một m2.
Thanh
Thanh Lan
No comments:
Post a Comment