Gần đây có
nhiều trường hợp bắt người ở Việt Nam , vấn đề được quan tâm ở chổ
người bị bắt không ngờ mình lại phải bị tra tay vào còng trong hoàn cảnh trớ
trêu như vậy.
Phải là ở một
trong các trường hợp sau đây thì một người sẽ bị bắt bở một lệnh bắt được phê
chuẩn:
- Vi phạm
nghiêm trọng các qui định của pháp luật VN, gây hại, gây nguy hiểm, hoặc có ý
đồ gây nguy hiểm cho các khách thể được pháp luật bảo vệ.
- Người không
vi phạm pháp luật, nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật gồm công an, viện kiểm sát,
tòa án cùng thống nhất người này cố ý vi phạm. Vì vậy mới có án oan sai, thả
người và đền bù oan sai.
Tôi có một
người quen vai bác. Cuối năm 1988 ông bị bắt vì tội làm trái các qui định quản
lý kinh tế. Lúc đó bộ luật hình sự và tố tụng hình sự đã được ban hành và có hiệu
lực. Những người thân, đồng nghiệp, am hiểu pháp luật đã đấu tranh để chứng
minh bác vô tội. Và cuối cùng công lý đã thắng, bác đã được tự do và được phục
hồi công việc cũng như lương bổng như trước đây.
Điều lạ là,
khi bắt thì có lệnh khởi tố và lệnh giam người vì tội nghiêm trọng, còn khi thả
ra, công an không cung cấp cho bác bất cứ giấy tờ gì cả, coi như là bác đi du
lịch…đâu đó mới về thôi.
Họ không biết
rằng gia đình bác đã chịu bao cay đắng do dư luận xã hội dội xuống. Bố mẹ của
bác quá buồn mà mất sớm.
Điều bác không
muốn kể cho ai nghe, cho mãi tới sau này khi đã về hưu là việc bị nhân viên
trại giam ngược đãi, biệt giam và xiềng
chân để cách li dễ lấy lời khai kết thúc sớm vụ án kinh tế trọng điểm khi đó.
May là bác
tôi, đã trải qua lao tù yêu nước, với đòn thù đã làm tay bác bị dị tật, vẫn vững ý chí đấu tranh, không nhận bất cứ
tội nào người ta gán ghép vô lý cho ông trong thời hòa bình.
Vậy, người bị
bắt chưa chắc là đã phạm tội như lệnh khởi tố đã ghi.
PVH
No comments:
Post a Comment