Ngày xưa,
trong dân gian nếu không thu xếp với nhau được việc gì, người ta thường đưa
nhau tới cửa quan. Ông quan trở thành quan tòa phán xử mọi vấn đề, quyết định
của quan được coi như là "chung thẩm", theo đó mà thi hành, đố được
kiện cáo gì thêm.
Ngày nay, do
tình hình bức bách, kinh tế suy thoái, nhiều phát biểu và chính sách của những
người "cầm chịch" nhiều khi không được chuẩn, nhân dân kêu than. Lãnh
đạo cấp cao nhiều lúc cũng thấy được vấn đề nhưng không đủ khả năng lý luận để
phản biện, truy vấn đề đến tận gốc. Vậy là cần phải tới kinh nghiệm của chuyên
gia.
Nay ông Vương
Đình Huệ, bộ trưởng Tài Chính đang được TW điều về giữ chức Trưởng Ban Kinh Tế.
Với quyền lực và sự hiểu biết của mình, chắc ông sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp
yêu cầu ông Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước giải thích rõ một số điều mà dư luận
thắc mắc như sau:
1) Tại sao
bắt buộc phải chọn vàng SJC thành thương hiệu vàng quốc gia?
2) Tại sao
vàng trong nước và thế giới chênh nhau 4-5 triệu mà ông nói là không sao cả?
3) Việc Ngân
hàng để cho việc thâu tóm ngân hàng bằng sỡ hữu chéo xảy ra mà không can thiệp
là lý do làm sao?
4) Việc thanh
tra các ngân hàng đã được NHNN tiến hành
cả năm trời sao không thấy NHNN thông báo thông tin kết quả gì cả? Vậy thì mục
đích của việc thanh tra này là gì?
5) Lấy căn cứ
nào để kết luận ngân hàng mua trái phiếu chính phủ cũng được liệt vào tăng
trưởng tín dụng?
6) Bộ ba
"bất khả thi" mà ông Thống đốc phát biểu trước quốc hội kỳ họp cuối
năm 2012 thực sự là gì? Có khác bộ ba "bất khả thi" quốc tế hay
không? Có phải là "bộ ba của riêng Việt Nam không?
...
Tôi biết hy
vọng vào ông Huệ cũng chính là một sự đặt cược khá mong manh. Nhưng có còn hơn
không!. Vì mong muốn rằng những phát biểu và điều hành cảm tính, thiếu khoa học
của lãnh đạo nước ta sẽ bớt dần đi để dân đỡ khốn đốn hơn.
Gần đây nghe
phát biểu của các tư lệnh y tế, giao thông, xây dựng, điện lực, ngân hàng, xăng
dầu, và nhiều qui định bất khả thi...chúng tôi đã quá ngao ngán!.
PVH
No comments:
Post a Comment