Tham khảo một số trang web tôi mới biết được người Nhật ăn tết dương lịch
chứ không ăn tết âm lịch như những quốc gia có nền “văn hóa cầm đũa” khác.
Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, và đây là sự kiện để nghênh đón vị thần
Toshigamisama. Người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn Tết dương lịch theo phương Tây
từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873. Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện
vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó cũng thu nhận
những nét văn hóa mới từ phương Tây qua quá trình giao lưu, tương tác theo dòng
chảy của thời gian.
Tuy nhiên vào ngày nghỉ cuối tuần
trong mùa xuân thì rất nhiều người đến viếng thăm các chùa chiền. Đó là biểu
hiện về nước Nhật hiện đại, cường quốc về khoa học công nghệ, nhưng vẫn giữ gìn
nguyên vẹn bản sắc dân tộc. Một trong những truyền thống đó được biểu hiện qua
từng ngôi nhà, từng căn phòng: Nhà người nhật không rộng rãi nhưng họ sắp xếp
căn phòng rất hợp lý, gọn gàng và sạch sẽ. Họ rất giàu có nhưng họ không phô
trương như nhiều gia đình mới trở nên giàu có ở nước ta.
Có thể nhận thấy được mỗi người Nhật ở
công sở, trên đường phố, ga xe lửa, xe điện ngầm … họ toát lên vẻ tôn trọng
quốc thể. Họ rất tự do, nhưng không ai làm ảnh hưởng tới ai dù chỉ là hành động
nhỏ. Làm sao học được người Nhật ở đức tính này? Nước ta là một nước có hơn
4000 năm văn hiến, truyền thống dân tộc ta có bề dày lịch sử. Vậy mà ngay trên
đất nước mình không chịu giữ gìn quốc thể. Có rất nhiều điều không thể chấp
nhận được. Đó là hiện tượng ăn xin tại các khu danh lam thắng cảnh. Người bán
ảnh, vật lưu niệm lẻo đẽo đeo bám du khách. Tại khu công cộng thì cười to, nói
lớn như ở nhà….
Đã đến lúc cần đánh thức tinh thần dân
tộc trong con người và trong cộng đồng. Mỗi người phải có trách nhiệm giữ gìn
quốc thể, đó không chỉ là giữ thể diện cho chính mình trước con mắt người nước
ngoài mà còn là niềm tự hào dân tộc.
Đức Nhân
No comments:
Post a Comment