Năm 2012 đã trôi qua,
chúng ta chờ đợi gì ở năm 2013?
Năm 2012 tăng trưởng kinh
tế đạt thấp nhất trong 13 năm qua, nhưng lại là đánh dấu của một sự giảm thiểu
phát triển kinh tế liên tục kể từ năm 2007. Lạm phát của năm 2012 đã giảm nhanh
nhưng còn ở mức cao và nguy cơ tái lạm phát vẫn còn treo lơ lững đâu đó. CPI
tháng 12/2012 chỉ tăng 6,81% so với tháng 12/2011 nhưng nên lưu ý là CPI bình
quân của năm 2012 là 9,81%, so với mức tăng 18,18% của năm 2011(năm này tính
CPI bình quân, khác năm 2012-tính theo chỉ số thời điểm). Nói chính xác, lạm
phát của năm 2012 phải là 9,81% chứ không phải mức 6,81% như giải thích. Việc
chọn chỉ số nào có lợi đã được các nhà thống kê sử dụng có dụng ý. Việc này sẽ
khó khăn khi so sánh các chỉ số sau này.
Năm 2013 dựa trên nền cũ
2012 nên kinh tế VN sẽ gặp một số khó khăn dự báo như sau:
- Do ảnh hưởng của kinh
tế thế giới chưa hồi phục, kinh tế VN khó có cơ hội bứt phát "đơn
độc".
- Tăng trưởng tín dụng,
liều thuốc của tăng GDP chắc sẽ không còn như trước 2011, vì vậy sẽ mất đi một
nguồn để đẩy GDP tăng theo ý muốn.
- Tái cơ cấu kinh tế cần
nguồn vốn lớn, như vậy sẽ thiếu vốn để đầu tư cho tăng trưởng, đẩy GDP nhích
lên.
- Cải cách hệ thống ngân
hàng thương mại sẽ còn gặp khó khăn. Năm 2011 đã phát tín hiệu nhưng sang năm
2012 chưa thấy biến chuyển-ngoài việc trục trặc thua lỗ của các ngân hàng, và
một số "sếp" xộ khám hay phải làm việc với cơ quan điều tra, năm 2013
chắc sẽ khó có đột phá nào về lĩnh vực này.
- Tái cơ cấu tập đoàn
kinh tế nhà nước sẽ gặp muôn trùng khó khăn. Từ cuối năm 2010 đã có Vinashin
nhưng cho đến nay chưa giải quyết được gì nhiều ngoài việc các ngân hàng cho
tập đoàn này vay nay phải "dính chưởng", thì có nhiều Vina khác lại
hiện ra với số lỗ và nợ khổng lồ. Cứ như thân thể một con người đã suy dinh
dưỡng rồi lại còn mắc bệnh "ung thư" thì khó mà sống sót được, đừng
nói gì việc hồi phục. Các tập đoàn kinh tế nhà nước thua lỗ triền miên như hiện
nay đang ở trong tình trạng tương tự.
- Tái cơ cấu đầu tư công:
Cũng khó có bước chuyển, nếu không có tư duy chỉ đạo nào khác ngoài hướng
"cắt giảm đầu tư công". Cốt lõi là đầu tư công là: làm sao cho ít thất thoát, sức lan
tỏa và hỗ trợ phát triển xã hội ở mức lớn nhất có hiệu quả nhất.
- Phát triển bền vững:
nên quan tâm yếu tố này. Một con đường làm xong, sửa đi sửa lại nhiều lần thì
có thể làm tăng chỉ số GDP nhưng không đóng góp gì vào việc phát triển bền
vững. Số tiền thất thoát, tiền bổ sung do làm ẩu, kém chất lượng nếu được đầu
tư cho các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế...thì coi như ta đã xây dựng được
nhiều con đường và tạo ra nhân lực, tài lực để có thể xây dựng thêm nhiều con
đường khác trong tương lai. Đó chính là ý nghĩa của phát triển bền vững chứ
không phải "phát triển chạy theo thành tích" như hiện nay.
Tuy nhiên, vẫn có thể hy
vọng vào sự tăng trưởng kinh tế năm 2013 bởi lẽ: cái gì ở trên cao quá lâu thì
phải hạ xuống thấp và ngược lại cái gì đã ở tận đáy rồi thì phải lên cao. Người
chết vẫn có thể sống lại nhờ phép mầu!. Nghe ra không có học thuật kinh tế gì
cả, nhưng có lúc phải tin tưởng những giải thích phi khoa học vậy!
PVH
No comments:
Post a Comment