Tiền nào cũng là tiền. Tiền đắt hay rẽ bởi là do lãi suất tiền gửi là cao
hay thấp. Khi lãi suất cao, người ta nói tiền có giá, khi lãi suất thấp, người
ta noi giá tiền thấp hay không hấp dẫn, người giữ tiền khi đó tìm cách chuyển
tiền có được sang "dự trữ" có sức hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, gần đây, khi lãi suất cho vay vẫn còn ở mức cao, có chuyên gia
ngân hàng từng công tác lâu năm ở nước tư bản hùng mạnh đề xuất là ngân hàng
nhà nước VN nên cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 2-3%/năm, sau đó ngân
hàng cho vay lại với lãi suất 5-6%/năm, mục đích là để khơi thông nguồn vốn cho
doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn, nhờ đó kinh tế sẽ hồi
phục nhanh hơn.
Tất nhiên, đó là một đề xuất đầy mạo hiểm với kinh tế VN bây giờ.
Tiền ra nhiều hơn, có nghĩa là với từng đó hàng hóa, do hàng tồn kho quá
nhiều có nghĩa là lạm phát sẽ tăng lên một cách nhanh chóng.
Khi có tiền giá rẽ, nhiều doanh nghiệp sẽ sử dụng không có hiệu quả, như
vậy đẩy giá thành sản phẩm lên, góp phần
làm tăng lạm phát.
Do ngân hàng muốn giảm nợ xấu, sẽ có nhiều hồ sơ vay nhưng dùng tiền
không đúng mục đích, ví dụ đảo nợ hay tiếp tục đầu tư vào bất động sản...như
vậy sẽ hình thành một nguy cơ khủng hoảng mới ở phía trước như kinh nghiệm đã
từng cho thấy trước đây.
Chắc chắn sẽ tác động tới tỉ giá, và làm cho tiền vn đồng bị mất giá,
trước mắt thì có lợi cho xuất khẩu nhưng lâu dài thì có hại, vì mặt bằng giá
mới cũng sẽ được nâng cao dần, làm cho ưu thế của tỉ giá không bù lại được cho
tín thiếu cạnh tranh do giá thành sản
phẩm cao.
Cuối cùng, vnd không giống usd, NHNN ta không giống Fed, cơ chế điều hành
ngân hàng cũng giống như tiềm lực kinh tế hai quốc gia là rất khác biệt nhau.
Không thể lấy lãi suất của Fed duy trì ở mức 0-0.25% để áp dụng cho xứ ta được.
Cần phải xem lại đề xuất thiếu căn cứ này.
PVH
No comments:
Post a Comment