Wednesday 24 October 2012

TỰ DO HỌC THUẬT


 PGS.TS Lê Cung - Phó Hiệu trưởng Trường 
Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng

Tự do có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến bộ xã hội, và phát triển của văn minh nhân loại, trong đó có khoa học.

Gần đây, khi tham gia một buổi bảo vệ luận án TS Kinh tế, nghe một giáo sư người Huế, nay công tác tại phía Nam phản biện luận án tiến sĩ kinh tế của một nghiên cứu sinh có câu:
"Tại sao trong phần "Cơ sở lý luận" tác  giả chỉ có trích dẫn hoàn toàn K.Mác và Lê Nin, thế các nhà kinh tế học hiện đại khác đi đâu hết. Hơn nữa theo tôi, tác giả có sự nhầm lẫn và chưa phận biệt rõ giữa hai khái niệm : "hiệu quả" và "hiệu quả kinh tế" vì vậy sự phân tích trong nhiều chương, đoạn của luận án Kinh tế thiếu sức thuyết phục".

Trong thời buổi hiện nay, phản biện như vậy cũng có thể gọi là khách quan, khoa học và khá "tự do" và chân tình, tôn trọng sự thật khoa học...

Hôm nay, đọc được bài viết của PGS Tiến sĩ sử học Lê Cung về "Luận án Tiến sĩ Y khoa của một tù nhân Côn Đảo" đăng trên báo Hồn Việt số 63 tháng 10/2012, chúng ta mới thấy được tình trạng "tự do học thuật" của Đại học Y khoa Huế trước 1975.

Theo đó, tác giả đã lược thuật lại luận án của nghiên cứu viên Nguyễn Minh Triết bảo vệ tại hội đồng trường Đại học Y khoa Huế ngày 29/1/1972. Ông Triết vốn là sinh viên yêu nước, bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt giam tại Côn Đảo trong hơn 3 năm.

Ta hãy lắng nghe lời phát biểu tại buổi lễ bảo vệ của GS Bùi Duy Tâm, chủ tịch hội đồng (xin trích dẫn): "Sự thành công của luận án đã đền đáp một phần xương máu của người tù".

Với luận án này ông Triết đã được xếp thủ khoa. Sau đó tạp chí Đối Diện xuất bản tại Sài Gòn thời đó đã cho đăng toàn bộ phần thứ nhất của luận án gồm ba chương (I,II,III).

Tự do học thuật muôn năm!

PVH

No comments:

Post a Comment