Bậc thầy của nghệ thuật này chính là Paul Joseph Gobbels.
Tiến
sĩ Paul Joseph Gobbels (1897–1945) là Bộ trưởng Bộ Thông tin Quần chúng và
Tuyên truyền của Đức Quốc xã, cánh tay phải của trùm phát xít Adolf Hitler về
tuyên truyền và vận động. Sau khi Hitler tự sát, ông giữ chức Thủ tướng Đức
trong một ngày, chấp thuận việc hạ sát sáu đứa con của mình rồi tự sát.
Cách
thức tuyên truyền của ông hết sức đơn giản, nhưng hiệu quả cao đến bất ngờ đó
là: một vấn đề, không biết thật hay giả, nhưng cứ được tuyên truyền lập đi lập
lại, với tần suất cao ngất trời thì cuối cùng quần chúng sẽ coi thông tin đó là
sự thật hiển nhiên.
Chính ông, sau Hitler, là người đã sản sinh những huyền
thoại. Các huyền thoại này đã in sâu vào tâm trí người dân Đức thời đó, thành
một sức mạnh tinh thần ghê gớm và tàn bạo, làm vùng phát lên chiến dịch tiêu
diệt người Do Thái và Thế chiến II tàn khốc.
Ngày nay trong thời đại thông tin, chúng ta một lần nữa lại
thấy sức mạnh to lớn của tuyên truyền, và cách thức không mấy khác so với thời
ông Gobbels
đã sử dụng.
Nhưng
có một điểm khác ngày xưa là: trình độ dân trí bây giờ đã cao hơn trước và họ biết sử dụng thông tin đa chiều để
kiểm chứng thông tin bằng kinh nghiệm và thực tế cuộc sống để tự rút ra kết
luận cho riêng mình.
Không
như thời ông Mao bên Trung Quốc, dân chúng đói meo mà chính phủ vẫn tung hô
thành tích "Đại nhảy vọt", và dân đói lã nhưng cứ mông lung tự hỏi cơ
địa mình hình như "bị sai lệch gì đó?" vì "chính phủ khẳng định
dân chúng thực sự no ấm, nông lương được xuất khẩu vố khối sang Liên Xô và Đông
Âu kia mà..."
Vậy
nghệ thuật tuyên truyền suy cho cùng chỉ bền vững trên cơ sở sự thật của thông
tin. Thiếu tính sự thật, dù tuyên truyền tài giỏi đến đâu cũng thì cuối cùng
cũng bị xã hội đào thải, như chính ông Gobbels đã phải trả giá bằng mạng sống
của vợ chồng ông và sinh mệnh của 6 đứa con thơ vô tội.
PVH
No comments:
Post a Comment