Friday, 12 October 2012

"BẮT GÀ"




Người ta thường nói "bắt giò" là để ám chỉ việc đã nắm rất rõ một công việc, một vấn đề, và có thể giải quyết rốt ráo triệt để vấn đề này.

Khi nói "bắt giò", chúng ta thường liên tưởng tới giò của con gà, thay vì giò vịt, giò chim, giò con chi chi... đó. Nói nôm na "bắt giò" thì  đích thị phải "bắt giò gà".

Nhưng lại quên một điều là gà có rất nhiều loại, chung qui có 2 loại chính là "gà rừng" và "gà vườn".

Bắt "gà rừng" thì hơi khó khăn, nếu gặp gà có cựa, chẳng hạn 9 cựa (Như Lễ vật cần có để cưới được Mỵ Nương trong truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh)- thì không dễ gì mà bắt được. Vì rừng thì rộng, mà "gà rừng" thường mạnh mẽ, tư do và có sức mạnh thực sự (vì có vây cánh bảo vệ, có "luật rừng" làm bùa hộ mạng", có khi tấn công lại kẻ đi bắt giữ nó bằng những miếng "võ gà" khó lường. Vì vậy, đừng nghĩ bắt được gà rừng là dễ nhé.

Trái lại, bắt "gà vườn" thì dễ hơn nhiều, vì vườn có rộng mấy cũng không rộng bằng rừng tự nhiên mênh mông được, gà vào vườn thì có đâu tự do và hung hăng như gà rừng được, sức mạnh thì coi như chỉ còn là huyền thoại vàng son một thủa.

Vậy, khi nói "bắt giò" thì nên nhớ đó là "bắt giò gà" và gà này đã được cho "về chơi ở vườn" rồi đấy nhé! Dù gà này nguyên là gà rừng, và có 9 cựa hay vài chục "cựa" đi chăng nữa, nhưng khi đã bị thuần hóa và đưa vào "vườn" thì sinh mệnh của nó phải gắn chặt với "vườn".
Người Việt ta khi nói "Cho Về Vườn" thì có ý nghĩa ghê gớm lắm đó!

Ngẫm ra thiên hạ cũng có cái lý từ lời nói đến hành động.

PVH

No comments:

Post a Comment