Monday 8 October 2012

FED



       FED là tên gọi tắt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
       FED có các nhiệm vụ sau:
1.   Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn
2.   Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng
3.   Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính
4.   Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
         Do cơ chế vận hành khác biệt, FED tuy được gọi là ngân hàng Trung ương, của chính phủ nhưng thực chất lại thuộc sở hữu của các ngân hàng thành viên – bản chất là ngân hàng tư nhân.
         Nếu nói về “nhóm lợi ích” thì  FED chắc chắn là nhóm có sức mạnh và độ chi phối lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do bị ràng buộc của nền hành pháp vững chắc, FED không thể tự mình tác oai tác quái để thâu tóm và đưa lại lợi ích cho mình theo cách tham lam nhất có thể mà “các nhóm lợi ích” như chúng ta biết đã từng làm…
         Mới đây, FED vừa kết thúc cuộc họp chính sách định kỳ bằng tuyên bố tung ra một chương trình mua trái phiếu không giới hạn với quy mô 40 tỷ USD/tháng để hỗ trợ tăng trưởng và giảm thất nghiệp. Đây chính là chương trình nới lỏng định lượng thứ ba (QE3) mà thị trường đã đồn đoán và chờ đợi bấy lâu. Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, đây là lần thứ 3 FED tung ra chính sách này, trước đó là QE1 và QE2.

          Nội dung của QE3 là FED tiếp tục mua trái phiếu chính phủ, tiền vì vậy được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Mục tiêu hướng đến tăng trưởng và giảm thất nghiệp đang ở mức cao thật là rõ ràng.

          Chính sách được một tổ chức tài chính lớn cân nhắc ban hành, chắc chắc sẽ ảnh hưởng tới kinh tế nước Mỹ và thị trường chứng khoán nước này, sau đó lan rộng ra toàn cầu.
     
         Tôi chưa trả lời được câu hỏi: thế thì chính sách này sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
         Cũng như chưa trả lời được câu hỏi của người bạn cùng khóa mà thầy dạy môn Kinh tế Chính trị đứng lớp cách đây 25 năm còn mắc nợ trong một buổi thảo luận: “Thưa thầy, giải thích giúp chúng em, thế giới đang "chuộng" usd, nước Mỹ họ có "máy in tiền usd" thế thì điều gì sẽ xảy ra nếu nước Mỹ không làm gì cả, cứ ngồi in usd cho thế giới  sử dụng và dự trữ…”. Mặc dầu tôi được biết FED chỉ giới hạn tiền usd in ra chưa tới 400 tỉ hiện lưu thông trên toàn thế giới, câu hỏi trên vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

         Ùh...FED như vậy đó, đâu có dễ hiểu như ta tưởng. Nhất là cái khoản “là ngân hàng Trung ương, ngân hàng của chính phủ Mỹ nhưng thuộc sở hữu tư nhân”.
        Thật là đau cái đầu, "Đâu Cái Đài".

         PVH

No comments:

Post a Comment