Tuesday 13 December 2011

Gây hậu quả nghiêm trọng

Ở bất kỳ chế độ chính trị nào thì luật pháp cũng qui trách nhiệm cá nhân rất rõ ràng. Tất nhiên cá nhân nào phải chịu sự điều chỉnh chi phối của pháp luật thì lại là chuyện khác. Bộ luật Hình sự nước của CHXHCN Việt Nam tại điều 285 đã ghi:

Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

  1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
  3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy đối tượng điều chỉnh của điều luật này là những người có quyền hoặc được giao một trách nhiệm cụ thể nào đó.
Hậu quả nghiêm trọng chính là hệ quả của việc người có trách nhiệm đáng ra phải làm nhưng không làm, hoặc đáng ra không được làm nhưng đã trót thực hiện gây ra tổn thất nặng nề cho cá nhân, cộng đồng, xã hội, quốc gia.
“Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra” là nền tảng rất quan trọng mở rộng các quyền cơ bản của người dân trong một xã hội dân chủ  lấy “Dân làm gốc”.

Có một sự thực là một bộ phận người  dân chúng ta chưa ý thức hết quyền lực của mình được pháp luật qui định, sự sự ví von như câu ca dao dưới đây có thể bao quát được vấn đề đang bàn:

Cọp vồ heo bự chẳng sao
Mèo tha miếng thịt xôn xao cả làng.

Khi nào người dân ý thức đến quyền lực của mình, sức mạnh của mình có thể “chế ngự” và “tiêu diệt” được con Cọp trong câu cao dao trên, khi đó xã hội mới thực sự phát triển bền vững và những kẻ thiếu trách nhiệm mới bị trừng trị đích đáng.
Mong lắm thay!

PVH

No comments:

Post a Comment