Nhiều quyết định kinh tế gần đây ảnh hưởng đến quyền lợi người
dân nhưng người dân không có quyền phản đối, thay vào đó họ phải chấp nhận các
quyết định này. Quyết định tăng giá xăng, tăng giá điện, tăng viện phí, tăng
…tăng…. Cứ tằng tằng mà tăng, cứ viện hết lý do lý trấu này nọ mà tăng, không
người dân nào có quyền phản đối cả, họ như cá nằm trên thớt rồi, hết vẫy vùng
rồi, phải chập nhận thôi!.
Không biết các cơ quan độc quyền có khi nào tìm các điều hành
để làm giảm đáng kể giá điện, xăng, dầu, thuốc, phân bón…không nhỉ, hay cứ điệp
khúc : “tằng tằng mà tăng”?
Kinh tế đã thế, nên về chính trị nhiều quyết định chính trị
chắc người dân cũng khó có thể tác động bằng cách phản đối hay ủng hộ…có hiệu
quả theo một cách nào đó. Suy cho cùng, dân có quyền, nhưng đó là quyền trên
giấy tờ suông, còn thực tế thì lại cách biệt như âm và dương vậy.
Điều hành kinh tế Việt Nam từ sau năm 2008 đến nay cực kỳ…khó
nói, người dân mong muốn có những người tài ba, anh minh để điều hành nền kinh
tế này tốt lên. Thế mà người sẽ thay họ để lựa chọn người đáp ứng kỳ vọng của
nhân dân chính là đại biểu quốc hội không biết có thực hiện đúng chức trách hay
không?.
Đại biểu quốc hội do dân bầu, quốc hội là cơ quan lập pháp cao
nhất, đại diện cho quyền lợi của người dân, sách vở nghị quyết đã viết như vậy,
nhưng thực tế sẽ chứng minh trong đợt bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt
tới đây.
Lẽ nào âm dương lại không còn cách biệt?
Hy vọng lắm ru!
PVH
No comments:
Post a Comment