Đã từ lâu việc cơ giới hóa trong nông nghiệp nông thôn là ước mơ của bao
bà con nông dân nơi đây. Nó không những giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu
quả kinh tế mà còn rút ngắn được thời gian sản xuất, chủ động tránh được các
thiên tai, hạn hán…
Trong đó phải nói đến khâu quan trọng
nhất là thu hoạch. Những năm trước đây, huyện Quảng Điền chỉ có rãi rác vài
chiếc máy gặt, đập liên hợp đời cũ, được đưa từ nơi khác đến, nhưng đến nay thì
trên toàn huyện đã có đến 10 máy gặt đập liên hợp đời mới nhất có thể gặt lúa
bị ngã bẹp sát đất do mưa gió và có thể chạy ở những thửa ruộng đất bùn mềm.
Nay bà con rất mừng vì đã có máy thu hoạch giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn
thời gian thu hoạch, khắc phục tránh mưa gió bão lụt có thể xảy ra bất cứ lúc
nào. Nhiều bà con tâm sự: trước đây chưa có máy thu hoạch, chỉ gặt bằng thủ
công thì gia đình tôi làm nhiều nhất chỉ đến 5 sào ruộng. Nhưng vụ mùa này gia
đình tôi làm 2 mẫu chỉ gặt trong 3 tiếng đồng hồ là hoàn thành. Chiếc máy này
rất tiện lợi, giá gặt rẽ chỉ 130,000đ/sào và nhanh chóng. Nó thực hiện 3 chức
năng trong một: gặt lúa, thổi lúa, và vận chuyển. Do đó dù có mưa trước hay sau
thu hoạch cũng không ảnh hưởng đến công tác thu hoạch hay chất lượng của hạt
lúa.
Tuy nhiên, so với thực tế giá gặt
130,000đ/sào là vẫn còn khá cao. Một chiếc máy gặt đập liên hợp trên thị trường
loại đời mới nhất hiện nay chừng 500 triệu đồng. Vì mong muốn của chủ máy gặt
là nhanh chóng thu hồi vốn vì số tiền bỏ ra ban đầu thực sự quá lớn so với một
người nông dân, dẫn đến việc thu tiền gặt cao. Do đó, các cấp có thẩm quyền cần
quan tâm đến lợi ích của chủ máy, đồng thời phải bảo vệ sự thiệt thòi của bà
con nông dân, đảm bảo sao cho giá gặt trên đầu sào hợp lý hơn. Cần có những qui
định về mức giá vừa phải, đảm bảo cho sự công bằng giữa hai bên.
H.S
No comments:
Post a Comment