Trong tình hình kinh tế khó khăn như
hiện nay với những bộn bề bon chen trong cuộc sống, thế hệ thanh niên Việt Nam
giỏi giang, tài đức sẽ là hình mẫu lý tưởng cho lớp thế hệ kế tục sự nghiệp vẻ
vang của ông cha ta ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình để tiến lên xây dựng một đất nước văn minh
và giàu mạnh. Tuy nhiên nhưng bây giờ
đây có không ít một số bộ phận đang học không đúng khả năng mình và điều này đã
tạo điều kiện cho một căn bệnh xâm nhập vào học đường đang lan rộng một cách
nhanh chóng, gây xôn xao cho ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đó
chính là bệnh thành tích trong giáo dục.
Với những thành tựu của khoa học
đương đại, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển
của xã hội, khuyến khích mọi người ứng dụng những lợi ích của Internet vào đời
sống, học tập cũng như công việc. Tuy nhiên thay vì phát huy những mặt tích cực
của nó thì một số học sinh, sinh viên đã xem nó như là một “công cụ lợi hại” để
sao chép, copy để nhằm đối phó với giáo viên, với điểm số học tập ở trên trường.
Họ học qua loa , đại khái, lên lớp thì nguệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp
xuống, học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”nhưng kỳ lạ là lúc vào thi thì làm bài
rất suôn sẻ, trôi chảy kéo theo điểm số cao chót vót đến nỗi các bạn khác trong
lớp cũng phải ghen tỵ. Vậy thì do đâu? Thật là khó lý giải. Họ thông minh đến
nỗi không cần học bài, hiểu bài cũng có thể làm bài thi, bài kiểm tra à? Phải
chăng là những học sinh đó gặp may mắn trong khi quay cóp nhìn tài liệu hay là
sự dễ dãi của thầy cô trong kỳ thi…Có thể là thầy cô không muốn học sinh mình
bị điểm kém nên dễ dàng châm chước, bỏ lơ những điều mắt thấy tai nghe, hay là
vì thương, cảm mến những học sinh tại gia của mình đã không quản ngại thời gian
công sức học thêm với mục tiêu cái được gọi là củng cố kiến thức tuy nhiên kiến
thức thì chẳng tiếp thu đến đâu mà cốt yếu là cho học sinh biết đề kiểm tra
trên lớp để đạt được điểm cao thì các bậc phụ huỵnh mới vui lòng, an tâm. Và
cũng chính kiểu thương đó, mà dẫn đến làm sai lệch kết quả, bất công cho những
bạn tự vươn lên bằng chính năng lực thực sự của mình. Ông bà ta đã từng nói:
“Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không thể mua bằng tiền,
bằng những mánh khóe khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do
chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học
tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng. Những điểm số đáng mơ ước đó
chỉ là nhất thời, nó là cái phao duy nhất để các em bơi qua một khúc sông chứ
không phải là một chặng đường dài ở phía trước. Nếu các em không chịu phấn đấu
nỗ lực hết sức mình thì cổng trường đại học chỉ là một mơ ước xa xăm, bởi khả
năng, thực lực của học sinh sẽ được thể hiện chính xác nhất trong kỳ thi quyết
định này. Ai giỏi có cố gắng sẽ đậu, ai lười nhác chỉ biết mánh khóe, giả dối
thì phải nhận kết quả thấp. Không biết rằng trước kết quả này thầy cô có cảm
thấy hối hận hay không vì đã quá dễ dãi cho những học sinh của mình.
Tuy nhiên nói cho công bằng, trách
nhiệm cũng không thể đổ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả, không thực
sự chuyên tâm vào học hành, lười nhác để cuối cùng nhận một kết quả không như
mong muốn của mình.
Nói tóm lại, trách nhiệm là không
phải của riêng ai mà xét cho cùng là tất cả các bộ phận, giáo viên gia đình và
học sinh phải làm thế nào để tình trạng này không còn là một hệ lụy đáng buồn
trong giáo dục nước ta. Để làm được điều này, giáo viên và phụ huynh cần thường
xuyên theo dõi việc học của con em, kiểm tra kiến thức một cách chặt chẽ hơn
nữa, đồng thời giáo viên cũng cần tạo ra nhiều phương pháp học chủ động hơn nữa
để học sinh thích thú, hạn chế lối học “ thầy đọc, trò chép” truyền thống . Và
quan trọng nhất là ý thức của mỗi học sinh, sự nỗ lực cố gắng hết sức mình trong
học tập, lúc đó các em sẽ tìm thấy niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm
số xứng đáng với công sức mình bỏ ra, để nhằm hướng đến một môi trường giáo dục
lành mạnh nói không với tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích trong học đường.”
Ngọc Thủy
No comments:
Post a Comment