Friday 1 June 2012

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ LỢI NHUẬN TRONG KINH DOANH



Nền kinh tế của nước ta đang từng bước đổi mới và đi lên. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho xã hội của chúng ta nếu như không kéo theo đó là những hệ lụy về đạo đức trong kinh doanh, buôn bán đang ngày một xuống cấp và suy đồi.
Như chúng ta đã biết thì đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội là những vấn đề không thể thiếu đi trong quá trình kinh doanh hay buôn bán.
Nếu như mọi doanh nghiệp và những người kinh doanh hay buôn bán đều xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu trong chiến lược kinh doanh của mình thì xã hội của chúng ta sẽ ngày càng đi lên theo hướng văn minh. Từ rất lâu rồi trong kinh doanh của người Việt đã chú trọng đến yếu tố đạo đức. Người kinh doanh, buôn bán luôn lấy lời nói, uy tín của mình ra để đảm bảo, “đặt cược” để khách hàng an tâm lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của mình. Tuy nhiên, hiện nay một số doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà quên đi giá trị cốt lõi trong kinh doanh đó là đạo đức. Tình hình thực tế hiện nay cho thấy, vấn đề đạo đức và lợi nhuận đang có xu hướng tỷ lệ nghịch với nhau.
Hiện nay trên thị trường người dân đang rất hoang mang trong quá trình tiêu dùng thực phẩm. Bởi lẽ trên các phương tiện truyền thông đại chúng hàng ngày cứ nhan nhãn các thông tin về các loại thực phẩm bẩn. Nào là thịt heo siêu nạc, cá nhiễm chất độc, kinh doanh các nội tạng động vật đã thối rữa, các loại nem chả chứa các chất phụ gia độc hại, thải các chất độc hại ra môi trường trong quá trình kinh doanh...
Thiếu vắng nền tảng văn hóa và đạo đức trong kinh doanh, chỉ nhắm mắt chạy theo lợi nhuận là nguyên nhân dấn đến tình trạng như trên. Tuy nhiên, mọi người vì cái lợi trước mắt mà quên rằng lợi nhuận có được từ kinh doanh là ngày càng có nhiều khách hàng đến với sản phẩm của mình chứ không phải nguồn lợi bất chính từ việc kinh doanh các loại thực phẩm bẩn. Đó chỉ là cái lợi trước mắt.
Mong rằng những người kinh doanh theo kiểu như trên nghĩ lại để người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn và yên tâm hơn trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. Mong rằng những người kinh doanh nên đặt vấn đề lợi nhuận ngang bằng với giá trị đạo đức đừng để giá trị đạo đức bị xói mòn theo tháp lợi nhuận.

Phan Thị Mến

No comments:

Post a Comment