Monday 30 January 2012

TỰ VẬN HÀNH

Trước đây, có một chiếc đồng hồ đeo tay đã được coi là người có của.
Chiếc đồng hồ thời đó còn lên giây bằng cách vặn  tay.
Sau này mới có loại đồng hồ tự động, rồi tới đồng hồ chạy pin hoặc năng lượng mặt trời.
Dù đồng hồ chạy bằng nguyên lý tạo xung nào đi chăng nữa, công dụng quan trọng duy nhất của nó là để chỉ thời gian, tuy công dụng trang sức cũng có nhưng nó không thể sánh được với các đồ trang sức đa dạng quí giá khác.

Như vậy đã rõ, đồng hồ để chỉ giờ, nếu càng chính xác, độ bền cao, độ hư hỏng thấp thì giá của chiếc đồng hồ đó sẽ càng cao.
Chuyển đổi từ việc phải lên giây định kỳ đến việc tự vận hành như hiện nay là một bước tiến lớn của kỹ nghệ chế tạo đồng hồ.

Đồng hồ được lắp ráp từ nhiều linh kiện nhỏ li ti ghép lại với nhau, tuy kích cở khác nhau nhưng bộ phận nào cũng quan trọng, chỉ cần thiếu một thứ thì đồng hồ không vận hành được hay mất đi giá trị khi trao đổi trên thị trường. Nói chung là mất giá trị.

Thế thì một tổ chức, một cơ quan, hiện nay phân nhiều ban bệ, nhóm làm việc và có trưởng ban, nhóm trưởng là để nhắc nhở quán quyến công việc của từng bộ phận, làm cho công việc của tổng thể có thể vận hành “xuôi chèo mát máy”. Việc đôn đốc nhắc nhở định kỳ này cũng giống như lên giây cót đồng hồ vậy, tức là còn làm việc thủ công, tổng thể của tổ chức như vậy chưa tự vận hành được.

Nhưng,  một tổ chức chưa tự vận hành được, muốn tiến tới vận hành một cách tự động và bền vững lại cần phải có các cá nhân các bộ phận cấu thành nên tổ chức đó vận hành một cách tự động, có nghĩa là có ý thức tự giác cao và tự chủ động trong mọi công việc, không cần phải định kỳ đôn đốc thúc dục.

Một tổ chức để đạt được tầm “tự vận hành” như vậy là cần phải có thời gian, phấn đấu khó khăn, nhưng không phải không làm được. Nó phải xuất phát từ những việc nhỏ nhất, kể cả trong việc điều chỉnh tư duy, hành vi, thói quen của từng bản thân mỗi con người nằm trong tổ chức đó...



PVH

No comments:

Post a Comment