Không
thuận lợi như các nước khác, không có rừng vàng biển bạc như Việt Nam . Nước là
một nước nghèo về điều kiện tự nhiên, thường xảy ra động đất và những yếu tố
thời tiết không thuận lợi. Nhưng, Nhật Bản đã trở thành một trong những cường
quốc của thế giới. Một trong những lý do để trở thành cường quốc là chính phủ
Nhật quan tâm hết mức đối với thế hệ tương lai ngay từ trên ghế nhà trường.
Xem
đoạn phim ngắn được đăng trên youtube với nội dung: ”School lunch in Japan
- It’s not just about eating” với đoạn phim này tôi nhận thấy thời gian ăn trưa
cũng được xem là một tiết học.
Một câu chuyện được bắt đầu từ một học
sinh lớp 5. Cô bé bước chân ra khỏi nhà với những dụng cụ cần thiết cho một
buổi ăn trưa ngoài những sách vở dùng cho buổi học chính khóa. Qua đoạn phim
thì có thể thấy một số học sinh chuẩn bị ghế bàn ăn, một số khác đi đến nhà bếp
lấy phần ăn cho cả lớp. Thực ra, những hình ảnh đấy chẳng có gì là là đối với
những người lơn nhưng lạ ở chỗ đây là những học sinh lớp 4-5 mà cả ngya cả
những học sinh lớp 1-2 vẫn phải đi làm những việc như các học sinh lớp trên.
Điều này khác hẳn ở Việt Nam ,
ở cac trường này các trẻ vẫn thụ động trong việc ăn trư tại lơp và có người đưa
cơm tới cho cả lớp. Đến nhà ăn các em phải thay đồng phục để vào phòng ăn và
trươc khi nhận phần cơm cho cả lớp thì các em vẫn không quên nói một cách rất
tự nhiên “ Cảm ơn đã nấu bữa ăn nghon cho chúng em” . Khi vào ăn tất cả các em
dều gọn gàng từ tóc cho tới trang phục. Ngoài ra, trường cũng có trông một số
cây thực phẩm để làn nguồn cung thức ăn cho các em. Điều đáng nói là những hộp
sữa sau khi được sử dụng các em xé ra và rửa sạch để sau đó được đưa đến khu
vực tái chế. Ăn xong các học sinh đều tự giác đứng dậy dọn bàn và một lần nữa
nói cảm ơn. Một cách giáo dục rât hay về ý thức và trách nhiệm, tât cả phải lao
động và phải cảm ơn những gì người khác đã làm cho mình.
Một người tôi biết đã từng kể: Nền
giáo dục người Nhật không mang tính hàn lâm mà rất gần gũi. Các học sinh lớp 1-2 đã phải tự mình đi xe
buýt đến trường học, đi siêu thị, đi dã ngoại…qua đó nhận thấy người Nhật đã
đào tạo cho con em họ tính độc lập ngay từ nhỏ.
Nền giáo dục của
Nhật rất bình đẳng, Không giống tại Việt Nam , đa số học sinh đảm nhiệm chức
lớp trưởng trong năm học vừa qua thì năm tiếp theo sẽ có khả năng đảm tiếp tục
đảm nhiệm chức này. Đồng ý rằng với các như vậy em đó sẽ mạnh dạn hơn, có tố
chất lãnh đạo, nhưng điều này sẽ lấy đi cơ hôi của những em khác. Chắc gì,
những em khác không có tố chất lãnh đạo!? Qua một số thông tin trên truyền
thông được biết, ở Nhật mỗi học sinh đều được làm lớp trưởng 1 ngày và ai cũng
phải có cơ hội làm lớp trưởng. Ngoài ra, các em chia nhau làm lao động từ rửa
bát, chùi toilet và tất cả đều quay vòng như vậy nên tất cả các em ai cũng biết
việc. Đây chính là sự bình đẳng trong giáo dục ở Nhật và giúp học sinh hình
thành khả năng giao tiếp, diễn đạt ý, giải quyết mọi vấn đề dù rất nhỏ.
Qua đó có thể thấy nền giáo dục nước
nhà nên thay đổi từ những việc nhỏ như vậy. Đừng nên quá rùm ben tính chuyện
viễn vông như thay đổi cách thi tốt nghiệp hay thay đổi sách giáo khoa. Hãy bắt
đầu từ cách giáo dục ý thức tự lập, kỹ năng giao tiếp, giải quyết mọi vẫn đề
cho trẻ nhỏ.
Nguyễn Đức Nhân
Cử nhân Luật
No comments:
Post a Comment