Thursday 31 March 2016

Đủ lượng hay đủ chất?


 Một chế độ dinh dưỡng chuẩn cả về chất và lượng rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, nhất là trong những năm đầu đời. Vy cho tr ăn thế nàđể đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thầnĂn hp lýđủ lượng hay ăn hp lý đủ cht là vđề tranh cãi của các bc cha  m hin nay, ai có con mà chng thương con, luôn mong mun con mình mp mp và khỏe mạnhđó chính là lýdo nhiêông b bà m chay đua theo cân nặng của con. Ch cn nghe người nàđó"qu" tại sao dạo này thy con bé/thng bé gy vy là nóng ruột nóng gan lên thế ri ra sc bi b cho con đủ th, tôi đã tng chng kiến mt bà m vừa đánh vừa ép con ăn sau khi n vừa ói xong, ri lại trường hp mt bà m vừa bng con, vừa bưng thêm mt tôcháđi hết nhà này qua nhà n, làđủ thứ trò mà dân gian hay gọi là "làm trâu làm chóđể con ăđược hết tô cháđó. Nhưng khoa học chng minh, thi gian cho con ăn hp lý ch trong vòng 30 phút mà thôi, vì sau 30 phút, cht trong thăđã biến cht, vi khun có th xâm nhp vào thăn, cho nên nếu c ép con ăn như vy thì chng khác nàép con ăn nhng th không tt vào cơ th.

Dĩ nhiên mt chế độ ăn ung hp lý vừa đủ cả cht vừa đủ c lượng vn là ưu tiên hàng đầu, nhưng không vì thế mà c ép con ăn ung theo nhu cu, tham vọng của ba m. Có nhng đúa tr b éăn quá nhiu lúc nhđến lúc béo phì không th gim cân lại được do ngay từ nhỏ trẻ có thói quen được cha mẹ ăn uống thoải mái, đầy đủ các chất dinh dưỡng, thích ăn gì cũng được. Trẻ luôn cảm thấy đói bụng và có thể ăn uống mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt trẻ béo phì rất thích ăn những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn nhanh, uống nước ngọt… Đồng thời trẻ cũng rất lười ăn rau, trái cây và lười vận động chính điều này khiến trẻ ngày càng trở nên béo hơn.mt khi đã b béo phì, và quen vi khu phần ln cho bữa ăn, thì đứa tr đó không th nàăít lại được, nó còn nh chưa cm nhđược "béo phì" s như thế nào nhưng khi nó ln lên, cái cm giác t ti s xut hin, dn dđứa bé béo phì đó s ngi giao tiếp xã hội vi nhng h lụy không th nào lường hếđược. rẻ bị bệnh béo phì rất dễ mắc chứng trầm cảm, vì trẻ thường xuyên bị mọi người xung quanh cười nhạo, phân biệt đối xử. Sự kỳ thị xã hội có thể khiến trẻ bị tổn thương vì bị đánh giá thấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống của trẻ. Trẻ bị béo phì thường hay tự ti, mặc cảm, tình trạng lo lắng kéo dài, tâm lý luôn né tránh người lạ, thích khép kín, không thích tham gia các hoạt động của xã hội. Trẻ béo phì dễ rơi vào tình trạng “béo – trầm cảm – ăn nhiều – béo – trầm cảm”. Chính vì hay tự ti về bản thân mình nên trẻ thường có suy nghĩ bị phân biệt đối xử.
Trẻ béo phì thường tự nhìn nhận mình là lười biếng, thiếu ý chí và chỉ biết ăn nhiều. Khiến trẻ luôn cảm thấy mình vô dụng, không làm được việc gì cả, cảm giác buồn chán, cô đơn, lối sống khép mình và phát triển trầm cảm.
Vi vy hãy là những ông b bà m thông minh và sáng sut trong vic chọn chế độ dinh dưỡng hp lý cho con mình theo tng giai đoạnđ nhng thiên thn của chúng ta s trthành nhng đứa tr thông minh, thành thế h tương lai k vọng của đất nước nhé!

Đinh Thị Thuý Hằng
Cử nhân Anh Văn

Wednesday 30 March 2016

NHỮNG CÁI GIỎ ĐỎ CỦA CHỢ THỦY BIỀU


Ngày nay việc sử dụng túi ni lông dường như là một việc hiển nhiên. Người ta quên mất cách đây khoảng hai mươi năm về trước những tàu lá chuối còn được phơi khô dùng để gói hàng tại chợ hay dùng trong nhiều món ăn như nem, chả, tré,... vốn là những đặc sản nổi tiếng của Huế. Vậy mà hiện nay mỗi lần xách giỏ đi chợ thì túi ni lông được dùng một cách vô tư, xin cũng cho vài ba cái hay một món hàng có đến hai ba lớp nilông và người đi chợ cũng rất tiện dụng khi không cần xách giỏ đi chợ vẫn có thể mang về một núi đồ ăn.
Ai cũng biết rằng túi ni lông rất độc nhưng mấy ai chịu tìm hiểu, cứ dùng tùy tiện và tiện dụng là đủ. Theo ước tính của các nhà khoa học cứ 60 giây có đến 1 triệu túi nilông được sử dụng và phải mất đến 1.000 năm túi ni lông mới có thể từ từ phân hủy.
Là một xã mới được lên Phường còn nhiều khó khăn nhưng Hội phụ nữ phường Thủy Biều đã luôn quan tâm đến chất lượng cuộc sống của các thành viên - những người phụ nữ hàng ngày phải chịu hậu quả trực tiếp từ ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nhận thức được hiểm họa từ túi ni lông mà bà con thường dùng tại chợ Thủy Biều nên Hội phụ nữ phường Thủy Biều đã mạnh dạn đề xuất với Ủy Ban phường đề nghị hỗ trợ cộng với đóng góp của chị em hội viên để cung cấp những cái giỏ đi chợ cho các thành viên của Hội ngoài công tác tuyên truyền. Khi đến chợ Thủy Biều tuy là một chợ nhỏ của thành phố nhưng thật đẹp mắt khi thấy rất nhiều chị phụ nữ cầm giỏ đỏ đến chợ. Tuy chưa được chị em sử dụng triệt nhưng đáng khen ý thức bảo vệ môi trường từ những người phụ nữ trong gia đình. Đồng thời hình ảnh những cái giỏ màu đỏ mà những chị phụ nữ sử dụng hàng ngày trên các con đường, trong nhà và tại chợ Thủy Biều cũng lời nhắc nhở cho người khác về nguy cơ ô nhiễm môi trường từ túi nilông.

          Hy vọng rằng hình ảnh những cái giỏ đỏ của Thủy Biều sẽ được nhiều vùng khác làm theo để bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Nguyễn Thị Anh Đào
Cử nhân Anh Văn

Saturday 26 March 2016

HOẠT ĐỘNG TẶNG QUÀ VÀ KHẢO SÁT NGUỒN NƯỚC Ở XÃ HỒNG VÂN



 A Lưới là một huyện miền núi được thành lập năm 1976, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế hơn 70 km là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh. Là một huyện miền núi với hơn 80 km chiều dài sát với nước bạn Lào nên huyện A Lưới được coi là địa bàn xung yếu về công tác an ninh biên của tỉnh.
Xã Hồng Vân là một xã thuộc huyện Miền núi A Lưới. Người dân ở đây hầu hết là người dân tộc thiểu số, với diện tích 43,95km2 mật độ khá thưa khoảng 680người/km2. Đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Nhằm động viên, chia sẻ và giúp đỡ cho trường mầm non xã Hồng Vân và các em học sinh trong trường còn khó khăn. Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập kết hợp với phòng PA 61 đã tiến hành trao tặng 01 cây đàn ORGAN đến trường tiểu học xã Hồng Vân nhằm giúp phục vụ tốt cho việc dạy và học nói chung, giúp giáo viên và các em học sinh có điều kiện tốt hơn cho môn âm nhạc nói riêng và tặng hơn 60 chiếc áo ấm cùng nhiều phần quà bánh đến các em học sinh tiểu học, giúp các em giữ ấm trong đợt lạnh tiếp theo này. Kết hợp với chuyến đi đoàn chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn nước ở xã Hồng Vân. Theo trao đổi với trưởng thôn ka kou thì chúng tôi được biết hơn 70% hộ dân ở đây không có nước sạch, buổi sáng mỗi nhà phải đi hơn 1kmđường núi để có thể gánh được nước. Khi chúng tôi trao đổi với lãnh đạo và người dân xã Hồng Vân và tỏ ý muốn xây dựng bể lọc, chứa nước thì người dân rất vui mừng và ủng hộ hết sức có thể. 
Theo lãnh đạo địa phương cho biết thì Hồng Vân là một trong những xã nghèo nhất của huyện A Lưới, đời sống của bà con ở đây còn khó khăn, cơ cực về nhiều mặt nên cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm cũng như của cộng đồng.
Hoàng Ân

Thursday 24 March 2016

HỌC VĂN Ở TRƯỜNG


          Thời đi học, ban đầu tôi không thích học văn, vì đó là môn học cần sự trau chuốt và óc quan sát. Là gốc nông dân, tôi không có kỹ năng đó, và óc quan sát thì chỉ ở mức thấy toàn "đuôi trâu""luống cày".
          Được về Huế học, tôi bị ép phải học văn để ít nhất viết cho ra câu không bị què, bị cụt. Ba tôi nói: "Muốn làm được việc phải viết rõ, đủ. Con thấy đi cày mà trâu bị què, chân cụt thì răng mà có lúa mà ăn". Từ đó tôi để ý học văn, với suy nghĩ đơn giản là: học văn như đi cày, làm sao để có lúa mà ăn. Đơn giản là thế!.
          Cho tới khi tốt nghiệp cấp 2, trình độ làm văn của tôi ngày càng tiến bộ.  Theo lời phê của cô mà tôi tạm ghi lại: Từ câu văn không có chủ ngữ, bỏ quên vị ngữ, quá nhiều trạng ngữ, hô ngữ bị thừa, dấu câu đánh lung tung, nội dung chủ ngữ và vị ngữ không ăn nhập nhau...đến thành quả rực rỡ nhất là bài văn trước khi thi tốt nghiệp cô dạy Văn đã cho 6 điểm và phê: "Có ý". Tôi mừng rơn!
          Vào cấp 3, tuyáuwsc học thiên về các môn tự nhiên nhưng tôi được chọn vào học "lớp ưu" nên được các giáo viên  dạy giỏi của từng bộ môn kèm cặp. Tại đây tôi được gặp thầy L.T, người có phong cách dạy rất độc. Vào lớp thầy nói: " Cả bài văn bài thơ, các trò họn cho thầy 2-3 chữ thôi rồi tự đó mà phân tích,  viết racảm nhận". Thời gian rãnh thầy hút thuốc cũng rất độc: mỗi điếu Mai, Đà Lạt...thầy chỉ rít 2 hơi là tàn...Tôi thích học với thầy, vì không bị gò bó chi hết, có thể viết ra những điều mình thích. Thế mà kết quả lại bất ngờ đến làm tôi "hơi bị xấu hổ một tuần". Bài phân tích "Tâm trạng Kiều trước lầu Ngưng Bích" của tôi được thầy chọn là bài văn mẫu mực cho đọc trước toàn khối và đội tuyển văn của trường trước khi đội này đi thi học sinh giỏi văn toàn tỉnh.
          Sau đó thì tôi không dám viết trau chuốt nữa, sợ bị "chọc quê". Tôi hỏi thầy giúp cho kỹ năng đọc nhanh. Thầy có chiêu đọc để hai mắt hai bên trang giấy và cử thế cho lướt xuống cuối trang. Giống như chụp scan ngày nay vậy. Thầy nói: "Sau này thông tin ngày càng nhiều, đọc sao hết, phải có cách để "quét" và chốt "thông tin chính". Và thầy cũng là người dạy chữ Hán đầu tiên của tôi. Từ đó, tôi yêu văn học và yêu đọc.
          Học văn ở trường từ khi có thầy L.T kèm cặp hồi đó đối với tôi là niềm vui vô hạn. Nhiều kiến thức được nhớ cho tới mãi sau này.
          Có lần, đi phiên dịch tiếng Nhật cho đoàn công tác của tỉnh tại Bộ KHĐT; khi cao hứng tôi đọc lại mấy vần thơ cách mạng:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau".

"Giặc Mỹ phá thì ta xây lại
Lấp hố bom mà dựng lò cao
Nhà máy tựa hang sâu vững chãi
Ta tựa lòng ta rất đỗi tự hào"

"Ôi chiếc mũ dễ thương như ...
chẳng làm đau chiếc lá trên cành
mà..
Làm run sợ cả lầu năm góc".

"...Nguyện là con của mọi nhà
Là anh của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất, cù bơ."

"Thơm hơn hương nhụy hoa nhài
Sạch hơn nước suối ban mai giữa rừng"

"Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan"
....
          Cùng đi trong đoàn, có anh nay đang giữ trọng trách lớn của tỉnh nhà cũng cao hứng ứng họa mấy vần thơ "tếu" rồi chọc tôi: "Ồ, cậu lý thuyết quá".
          Từ đó tôi đi vào thực tế nhiều hơn. Vì vậy, khác anh nông dân là tôi ngày xưa: tôi nay đã nhìn thấy đường chân trời.

Phan Văn Hải
Tổng Giám Đốc TTKKTL từ năm 2006;
Luật gia (Chi Hội Đoàn Luật sư TTH);
Thạc sĩ Kinh Tế (Đại học Kinh tế Huế)



Saturday 19 March 2016

CƠ CỰC NGHỀ LÀM MUỐI


Đã từ xa xưa, nghề làm muối gắn bó với bao thế hệ sinh sống ở giải ven biển các tỉnh Miền Trung. Nghề này đã giúp bao gia đình có công ăn việc làm, có thu nhập để ổn định cuộc sống. Nhưng hầu hết mọi người làm nghề này rất khó khăn, vất vả; làm việc quần quật, suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà thu nhập vẫn thấp, không đủ nuôi sống họ và nuôi con cái ăn học,… Chính vì thế, nhiều người phải bỏ nghề, bỏ làng đi tha hương cầu thực.
Hằng năm, những người làm muối chỉ làm được những tháng trời nắng, còn về mùa mưa lạnh thì nghề diêm dân bước vào mùa nghỉ đông, tức là thất nghiệp, phải kiếm công việc khác để kiếm thu nhập. Trong những năm gần đây, thời tiết thay đổi do biến đổi khí hậu, mưa nhiều hơn, mưa trái mùa,.. đã làm cho thu hoạch muối không chỉ giảm sản lượng mà còn kém về chất lượng, khiến giá cả vốn đã rớt thê thảm giờ càng bị tư thương ép giá thấp hơn.Không lo đủ ăn đủ mặc, con cái thiếu đói, thất học, cơ cực xót xa,bất mãn với nghề, với quê hương nhiều bà con diêm dân quay lưng với nghề này, bỏ làng đi xa, tìm nơi đất lành chim đậu.
Theo báo điện tử Tiền Phong: Nguyên nhân diêm dân bỏ nghề muối bởi giá cả tấn muối  chưa mua nổi 10kg gạo. Để có 10kg gạo phải đổi công sức của 2 lao động chính trong vòng một tháng giữa cái nắng chang chang khô quắt người ngoài ruộng mới thành. “Đành nuốt nỗi buồn vào trong mà  bỏ cái nghề truyền thống gắn bó gần 40 năm cha ông truyền lại mà lên bờ đi làm thuê kiếm sống. Nghề muối “mặn” lắm, đời cha nếm muối đến đời con vẫn còn khát nước”, ông Hoàng Nguyên Hợi 65 tuổi, xóm Hồng Yên, xã Diễn Ngọc (Diễn Châu – Nghệ An) cho biết.
Theo ông Tỵ, HTX muối Hải Thượng có khoảng 400 hộ dân làm muối, thu nhập khoảng 50 ngàn đồng/người/tháng từ sản phẩm muối làm ra. Cuộc sống sinh hoạt không thể đảm bảo và 100% hộ dân của xã Diễn Ngọc từ bỏ ruộng muối lên bờ phiêu bạt Bắc - Nam tìm công việc làm thêm.
Ai cũng biết thế, chuyện nghề làm muối mặn đắng hơn cả muối. Tuy nhiên cho đến nay, Nhà nước vẫn chưa có chính sách nhập khẩu muối một cách cụ thể, rõ ràng; chưa chuyển giao công nghệ tiên tiến, đầu tư cơ sở hạ tầng, miễn giảm thuế,… để đầu tư, tạo điều kiện cho diêm dân trở lại phát triển nghề muối trên quê hương của mình.

Hồ Sơn
Cử Nhân Kinh Tế - Huế

Thursday 17 March 2016

HỌC BỔNG ĐẶC BIỆT


Nhằm động viên những em học sinh con nhà nghèo phấn đấu vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, nổ lực vươn lên đạt thành tích cao trong học tập nên hàng năm, Trung tâm Khuyến khích Tự lập tại Huế đều tổ chức chương trình trao học bổng “ Châu Trọng Ngô”. Chương trình này hàng năm đã trao từ 120 đến 150 suất học bổng dành cho các em học sinh từ cấp 1 cho đến cấp 3. Qua hơn 10 năm tổ chức thì chương trình này không những được Phòng Giáo dục đánh giá cao mà nó còn ăn sâu vào tâm trí của những người dân nghèo xứ Huế. Để tiếp tục phát huy những thành công đã đạt được từ chương trình học bổng “ Châu Trọng Ngô” cũng như luôn đồng hành cùng với các em học sinh nghèo trên con đường học tập thì trong năm 2016. Ngoài chương trình trao học bổng trên thì Trung tâm sẽ tổ chức 1 chương trình mới có tên  Học Bổng Đặc Biệt ( hỗ trợ toàn bộ học phí trong năm học cho các em sinh viên ). Dự kiến trong năm nay, chương trình sẽ trao từ 5 đến 7 suất Học Bổng Đặc Biệt dành cho những em sinh viên trong tỉnh TT-Huế và những em này phải hội đủ những điều kiện:
-         Xếp loại học lực từ khá trở lên.
-         Con của hộ nghèo ( có giấy chúng nhận hộ nghèo trong năm 2016)
-         Trong gia đình phải có 3 người đang theo học tại các trường Đại học.


Nguyễn Ích Hoàng
Cử nhân Vật Lý

Wednesday 16 March 2016

THÁNH MẪU KIỀU ĐÀM DI


Trong những ngày trung tuần tháng 3 này, người dân phật tử  thành phố Huế và Thừa Thiên Huế long trọng chuẩn bị và cùng giáo hội Phật Giáo tổ chức lễ tưởng niệm Thánh Mẫu Kiều Đàm Di và các trưởng Ni…

Nhà tôi ở rất gần trung tâm tổ chức sự kiện này nên xin ghi ra đây các nhận xét, mặc dù không trực tiếp hay gián tiếp tham dự lễ này.

1)   Lễ được tổ chức rất lớn, có thể chỉ kém ngày Đản Phật một chút thôi;
2)   Phật tử và các đấng cao tăng từ khắp mọi miền đất nước về dự lễ rất đông;
3)   Nhiều người không rõ Kiều Đàm Di là ai, có người nhầm là vị cố Ni trưởng trụ trì Chùa Kiều Đàm trước đây.
4)   Đây là lần đầu tiên sau giải phóng tp Huế tổ chức lễ này, nhiều người nói là lần thứ 2 vì  theo lệ có luân chuyển việc tổ chức giữa 37 tỉnh thành, mỗi nơi mỗi năm.
5)   Công tác chuẩn bị hết sức chu đáo và có nhiều người thiện nguyện. Ví như ẩn sĩ Minh Đức Triều Tâm Ảnh có tặng câu đối mừng lễ bằng chính ngòi bút thư pháp của ông và công ty sự kiện phải chụp và cắt từng chữ để phản ảnh hết hồn câu đối…
6)   Phật tử Huế và cả nước rất trông ngóng ngày này, các mẹ các chị trong xóm tôi í ới gọi nhau đi cho kịp giờ trong bộ quần áo lam chùa.
7)   Thể hiện đúng không khí của một lễ hội lớn.
Tôi có một ước nguyện: Festival tại Huế hàng năm sẽ được tổ chức trùng với ngày Lễ Phật  để có thể nhân rộng sự  tham gia thiện nguyện của các phật tử, giáo hội, và cũng là để giảm bớt đi ngân sách đại phương, cũng là dịp có thể thu hút du khách toàn quốc mà phần đông có phật tử trong đó.

Phan Văn Hải
Tổng Giám Đốc TTKKTL từ năm 2006;
Luật gia (Chi Hội Đoàn Luật sư TTH);
Thạc sĩ Kinh Tế (Đại học Kinh tế Huế)

Monday 14 March 2016

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma sẽ khánh thành vào ngày 27.7

http://thanhnien.vn/thoi-su/tuong-niem-gac-ma-680356.html
Sáng 13.3, Tổng liên đoàn Lao động VN phối hợp UBND tỉnh Khánh Hòa kiểm tra tiến độ xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (trên khu đất rộng 2,5 ha tại công viên Biển Đông, bắc bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa) để tưởng nhớ 64 chiến sĩ Quân đội nhân dân VN đã hy sinh tại đảo đá Gạc Ma năm 1988.
Theo ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, công trình đang hoàn thiện, sẽ khánh thành vào ngày 27.7.2016. Đây là công trình tri ân hết sức đặc biệt và có ý nghĩa nên công tác giám sát kỹ càng, không để xảy ra sai sót, dù nhỏ nhất.     
Hiền Lương
PS:
Chúng ta không quên ngày 14/3/1988 là để vinh danh các anh đã ngã xuống; không phải là để mang thêm thù hận vào lòng.
Tưởng niệm để lòng chúng ta nở hoa thêm, để cùng yêu mến và trân quí hòa bình, càng quyết tâm bảo vệ những gì có được của ngày hôm nay.
 PVH

Friday 11 March 2016

"HỌA...THƠ"






LẦN ĐẦU

Lần đầu Công gặp Hải Phan
Lần đầu ta gặp để bàn việc chung
"Thiện nguyện" hai chữ đi cùng
Bát Tràng, Huế đó hay vùng nào đây
Nào đi hai chữ dựng xây
Trái tim nhiệt huyết tràn đầy niềm tin
Bát Tràng xin mở tầm nhìn
Học bên Tự lập - Huế xin đi cùng.

Đêm 10/3/2016
TĐC

CÙNG CHÍ HƯỚNG, CỘI TÂM

Lần đầu hay mãi muôn sau nữa:
Học thuyết là màu xám và cây đời luôn xanh
Mỗi chồi non lộc biếc trên cành
Không phải tự nhiên sinh ra là có được
Với người nghèo chúng ta phải cùng sánh bước
Cùng lo toan như việc nước việc nhà,
Nhưng xuất phát từ vị thế của chúng ta,
Chỉ nên lo cho người nghèo cái ăn trước đã,
Rồi cái mặc, rồi cách giảm đi lo toan vất vả,
Phải chăng là việc phải nâng cao trí-khí lương dân,
Tất cả đều phải được làm dần dần,
Không phải cứ muốn là mong ngay có được!
Huế - Bát Tràng tuy xa nhưng cùng chung điều ước:
"Giúp dân nghèo tiến tới Tự Lập - Tự Cường".
Khi tất cả đã chung một con đường
Thì chúng ta đã như con một CỘI.

Vần thơ viết vội, xin gửi người anh phương xa.

PVH

Sáng lạnh Cố Đô 11/3