Tuesday 30 September 2014

NHỮNG NGƯỜI THẦM LẶNG


 Những con người thầm lặng ấy làm những việc bình thường nhưng lại không bình thường. Bạn có thể không xem phim, coi khịch, nghe nhạc, hay ngắm người đẹp một ngày hay một tuần cũng chẳng sao nhưng bạn lại không thể chịu được nếu vắng những con người này dù chỉ một ngày. Những người “thầm lặng” mà tôi muốn nhắc đến trong bài này chính là các cô, các chú lao công ngày ngày quét rác trên khắp các nẻo đường, ngõ hẻm.
Như chúng ta biết thì cuộc sống ngày một hiện đại, xã hội càng phát triễn thì lượng rác thải ra cũng ngày càng nhiều thì rất cần có những đội ngũ lao công để vệ sinh phố phường. Mặc dù đấy là công việc mà không ai muốn làm. Bởi trong sâu thẳm ý nghĩ của mỗi người đều cho rằng đấy là công việc tầm thường và khá vất vả. Nhưng tất cả ai cũng nghĩ vậy thì ai sẽ là người đem lại cuộc sống xanh, sạch, đẹp cho mỗi chúng ta.
Công việc của họ không kể là ngày hay đêm, trời mưa hay trời nắng, và cả khi gió rét hay giông bão. Và khi đêm đến, khi mà mọi người đang ngon giấc thì họ lại cặm cụi, lặng lẽ làm việc. Và những hình ảnh đẹp đẽ đó cũng đã được các nhà thơ viết nên những vần thơ ca ngợi các cô chú lao công. Tôi còn nhớ một câu trong bài thơ mà tôi đã từng học “ chị lao công như sắt như đồng, chị lao công đêm đông quét rác”.
Đôi khi có những thứ đẹp đẽ và cao quý không đến từ những con người sang trọng, quý phái và giàu có mà nó lại xuất phát từ những con người rất bình dị đến không ngờ. Họ không phải là diễn viên, ca sĩ hay người đẹp. Họ là những con người rất đời thường. Những con người lặng lẻ lướt qua chúng ta mà chúng ta không hề hay biết. Nhưng họ lại đóng vai trò quan trọng  trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Những cô chú lao công là mỗi bông hoa tô điểm cho đời thêm tươi đẹp.


PTM

Monday 29 September 2014

Cuộc sống hiện đại đánh mất sự quan tâm ...

 
Vẫn biết với con người và đặc biệt là tuổi trẻ, sống là không chờ đợi…Cuộc sống buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác là tụt hậu.Vẫn biết nếu không nhanh nhẹn, không biết chạy đua, làm sao có được những gì mà mình muốn: thành công, tiền bạc, hạnh phúc... Một câu chuyện cổ tích hiện đại kể về chú mèo Kitty đáng yêu của Nhật Bản. Chú mèo trắng trẻo, mắt to tròn, hiền lành và ngộ nghĩnh nhưng không có miệng bởi chú là hiện thân cho người bạn luôn luôn lắng nghe, cảm thông, thấu hiểu của cô bé đáng thương, cô đơn khi cha mẹ mải công việc, bạn bè bắt nạt, học tập mệt mỏi…

Có lẽ khi con người chạy theo để kịp với thời đại đang phát triển hằng ngày mà không biết đã đánh mất rất nhiều thứ xung quanh mình. Nhiều ông bố bà mẹ nghĩ rằng cho con cái mình cái gì mắc nhất, hiện đại nhất là thương con nhất nhưng không hề nghĩ rằng nó có phù hợp đối với lứa tuổi của con. Trẻ con bây giớ ít đứa nào biết trò bắn bi, ô quan ô làng, ...mà chỉ biết mãi miết vào cái thiết bị điện tử như xe điều khiển từ xa, các dòng điện thoại cảm ứng... Tiếp xúc sớm với mạng internet làm cho con trẻ đã biết mọi thứ quá sớm mà đôi khi ba mẹ cũng không hề biết đứa con bé bỏng của mình đã thay đổi. Các ông bố bà mẹ nên quan tâm con trẻ nhiều hơn và nhớ rằng đừng để quá muộn khi tờ giấy trắng đã lấm lem mực đen thì sẽ không tìm lại.

Mỗi một đời người phải trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, lo toan, phiền muộn. Nhưng cuộc sống thì cứ trôi đi ào ào như cơn lũ, làm cuộc đời cứ xoay chuyển liên tục,… chúng ta cứ tất bật, cứ mê mải chạy theo, bỏ lại sau lưng tất cả để rồi nhìn lại ta chẳng được gì. Hãy giữ lấy những gì mà ta đang có và đừng để đánh mất rồi hối tiếc .


P.K

Sunday 28 September 2014

CHIẾN TRANH





Trong đầu năm nay, chúng ta đã chứng kiến các hình ảnh chiến tranh ở Crimia, Đông Ucraina và hiện nay là tại một số vùng của Sirya, Irak do cuộc không kích chống nhà nước Hồi giáo ISIS được Hoa Kỳ cầm đầu.

Điều kỳ lạ là truyền thông tại VN chưa có thông điệp rõ ràng về việc ủng hộ việc không kích này do HK đứng đầu này hay không?

Quan điểm của tôi là không ủng hộ với những lý do sau:

Trước hết, sử dụng tới vũ lực thì người chịu thiệt thời nhiều nhất là dân chúng.
Thứ đến, không thể giải quyết tận gốc của vấn đề chỉ bằng súng đạn.
Tiếp nữa, hành động quân sự mà chưa có nghị quyết của LHQ là trái với luật pháp quốc tế, nơi người ta đề cao sự thượng tôn luật pháp.
Cuối cùng, mặc dù quyền lợi và an ninh của người dân Hoa Kỳ bị đe dọa bởi nhà nước Hồi Giáo ISIS có có thực đi chăng nữa thì HK sẽ phải cân nhắc hết sức thận trọng cách hành xử của mình, để những đối thủ có mộng bành trướng như Nga hay Trung Quốc không có cớ cà khịa để gây hấn xâm lược nước khác.

Cùng với tuyên bố  gần đây của ông Tập Cận Bình, chủ tịch TQ huấn thị quân đội nước này sẵn sàng cho chiến tranh khu vực, tôi cảm thấy đầy lo ngại vì hình như mùi thuốc súng đang phảng phất trên biển Đông.

Chúng ta phải hết sức đề phòng cảnh giác.


            PVH


Friday 26 September 2014

NGƯỜI NHẬT


Tình cờ đọc lại bài báo về Wold Cup vừa qua, tuy đội tuyển Nhật không thành công nhưng những cổ động viên của họ lại là những người chiến thắng khi nhận được những lời ca tụng về ý thức bảo vệ môi trường.

Thực tế, đậy cũng không phải là lần đầu tiên người nhật thể hiện hành động nhặt rác này. Ngay từ lần đầu tham dự wold cup 98 tại Pháp dù thua Argentina 0-5 nhưng người Nhật vẫn tạo được những ấn tượng tốt tại Pháp. Bốn năm sau, khi Wold cup tổ chức tại Nhật, thế giới lại một lần nữa thấy ý thức văn minh của người Nhật được thể hiện tại quê hương của họ. Hành động văn minh và ý thức giữ gìn vệ sinh chung đã ăn sâu vào nếp nghĩ cũng như sinh hoạt hằng ngày của người Nhật nói riêng và xã hội Nhật nói chung.

Hành động văn minh cùng với ý thức cộng đồng như vậy phải khiến thế giới thán phục, từ một đất nước bị tàn phá sau chiến tranh thế giới thứ II đất nước này đã nỗ lực vươn lên thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Và gần đây nhất là họ thể hiện tinh thần vượt qua thảm họa kép sóng thần và động đất phần nào đó chứng minh tinh thần của con người Nhật.  

          Ý thức đó phần nào đó được thể hiện qua đội tuyển bóng đá Nhật, từ chỗ làm túi đựng bóng trong lần đầu tham dự World cup nay họ đã trở thành đội bóng nặng ký. Và đương nhiên đội tuyển bóng đá Nhật cũng trở thành hình mẫu cho những đội bóng kém phát triển noi theo chẳng hạn như…. Việt Nam. Tân huấn luyện viên đội tuyển Việt nam là người Nhật Ông Toshiya Miura…Nhưng có một điều chưa thấy bóng đá Việt làm được là nhặt rác sau trận đấu. Điều này tưởng dễ nhất hóa ra lại khó nhất vì còn liên quan đến ý thức của con người, giáo dục, ý thức cộng đồng.


           Đ.N

Wednesday 24 September 2014

NGƯỜI NGHÈO RỒI SẼ RA SAO?


Nếu nghiên cứu tất cả các cuộc cách mạng từ cổ chí kim khắp thế gian này thì những mục tiêu của mỗi cuộc cách mạng là rất cụ thể và thường gắn với lợi ích thiết thực của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Cách mạng thành công, nếu chính quyền mới không giữ lời với nhân dân,  không sớm thì muộn, nhân dân sẽ làm một cuộc cách mạng khác để đòi quyền lợi cho mình. Đông Âu sụp đổ là bài học nhãn tiền cho những ai quay lưng lại với quyền lợi của nhân dân.

Ở nước ta, cuộc cách mạng phản đế phản phong của mấy mươi năm trước được nhân dân nhiệt tình đi theo là bởi cái chính nghĩa được trao cao trên ngọn cờ cách mạng: “Độc lập, tự do và dân cày có ruộng”. Tuy nhiên, với dân nghèo thì tiêu chí “dân cày có ruộng” mới sát sườn, cận kề hơn cả. Không thể chỉ trích người dân vì lợi ích cá nhân mà đi làm cách mạng, theo cách mạng. Không phải có nhà lý luận từng nói: Lợi ích cá nhân là động lực để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội đó hay sao?

Ai cũng biết: có cá nhân, thì mới có cộng đồng và xã hội. Ngược lại xã hội cũng phải tạo điều kiện và đặt ra ranh giới về lợi ích cá nhân. Đó chính là công việc của pháp luật. Xã hội muốn phát triển, pháp luật phải công bằng, bao quát, khả thi, thiết thực, tôn trọng quyền công dân, lợi ích cá nhân…

Pháp luật công bằng sẽ giúp giải quyết phần nào vấn nạn về người nghèo. Có người nói rằng: “người nghèo hiển nhiên phải tồn tại, vì không có người nghèo thì làm sao có người giàu”. Đó là cách nói ngụy biện, chơi chữ. Nếu vậy tại sao không nói ngược lại, “Tại vì có quá nhiều người giàu không chính đáng nên mới có nhiều người nghèo như hiện nay?”.

Cuộc tranh luận về người nghèo sẽ không bao giờ kết thúc được, vì những người bảo vệ người nghèo đang thuộc dạng yếu thế, và lẽ phải thì bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh. Chắc ai đó còn nhớ ông cha ta đã nói: Mạnh nhờ gạo, bạo nhờ…

Nhưng còn câu hỏi: còn người nghèo rồi sẽ ra sao thì không mấy ai giải đáp và tiên đoán được!


PVH

Monday 22 September 2014

NỘI DUNG & HÌNH THỨC


Nội dung và hình thức có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
Nội dung qui định ra cái hình thức và ngược lại hình thức phản ảnh được nội dung mà nó đang mang. Đại khái mối quan hệ được diễn giải nôm na như vậy, tuy  không bao giờ có việc hình thức phản ánh đúng 100% nội dung, vì vậy luôn có ngoại lệ. Ngoại lệ thì phải chiếm tỉ lệ thấp, nếu ngoại lệ mà chiếm tỉ lệ cao thì không còn là ngoại lệ nữa, khi đó nó biến thành phổ quát, đặc trưng.

Việc Trung quốc chiếm Hoàng Sa, đảo Gạc Ma, bắt ngư dân, giết ngư thủ Việt, phá hoại tàu thuyền, cướp đoạt tài sản ngư dân,  cắt cáp thăm dò, đưa dàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế VN, thì có phải hành động đó phản ảnh nội dung, bản chất của nhà nước TQ đó là: “bành trướng”, “xâm lược” và “xảo quyệt”, chứ nó không là hiện tượng ngẫu nhiên, ngoại  lệ vì vậy không thể gọi họ là láng giềng tốt, đồng chí tốt được.

“Cán bộ” là công bộc, là đầy tớ của nhân dân, mà lại sống vương giả hơn người chủ là “nhân dân”. Gần đây báo chí đưa tin tại TTH trong khi nhân dân lao động phải làm bù ngày thứ 7 (6/9/2014) mà “cán bộ đầu tỉnh” lại đi thi đánh “gôn” và đoạt giải, thì chắc hẵn người ta đặt nghi vấn là ông này có thể chuyên tâm luyện tập “gôn” hơn dành thời gian cho công việc, vì hình thức phản ảnh cái nội dung, bản chất đặc trưng như giải thích ở trên. Nhưng cũng có thể là oan sai, ví dụ như ông này có năng khiếu thể thao và ông đã báo cáo tổ chức xin đi làm bù vào ngày khác, đi thi đấu cũng là cơ hội tiếp xúc làm việc kêu gọi đầu tư cho tỉnh nhà…

Tại sao xã hội chúng ta nhiều đơn khiếu kiện?
Tại sao tội phạm trọng tội lại gia tăng?
Tại sao không đẩy lùi được tham nhũng?
Tại sao lãng phí vẫn còn phổ biến khắp cả nước?...
….
Bao nhiêu câu hỏi, bấy nhiêu nổi nhức nhối…có phải  chúng được phát xuất từ một nguồn gốc NÔI DUNG, cái mà nó phản ảnh đó mà ra?

PVH

Wednesday 17 September 2014

TINH THẦN NHẬT BẢN

  
Đôi tuyển Olympic Việt Nam mới thắng tuyển Iran 4-1, gây ra cơn địa chấn tại đại hội thể thao Châu Á đang diễn ra tại Hàn Quốc.

Nguyên nhân của thành quả này, báo chí có nói đến nhiều vấn đề, trong đó một số nhà báo nhấn mạnh đến việc các cầu thủ muốn cố gắng thi đấu để được người hâm mộ bóng đá nước nhà quan tâm tuyển Olympic như U19 Việt Nam. Cách nhìn nhận đó là thật phiến diện, và như vậy là chúng ta đã phủ nhận vai trò quan trọng của Huấn luyện viên người Nhật-ng Toshiya Miura.

Phải nói rằng, các bạn Nhật yêu thể thao mà tôi biết không ai biết về  ông Toshiya Miura là ai cả. Như vậy có thể nói ông là một người không nổi tiếng ở lĩnh vực mình đang dấn thân, từ vai trò cầu thủ cho tới vai trò huấn luyện viên. Nhiều người trong chúng ta cũng không tin tưởng gì ở ông, vì cho rằng chắc ông cũng giống như những tuyển trạch viên quốc tế khác từng làm việc với đội tuyển Việt Nam mà thôi.
Tuy nhiên, ông thầy này đã truyền tinh thần Nhật tới từng cầu thủ, có thể tóm gọn như sau:

-   Rèn luyện thể lực theo giáo án và tự rèn luyện để có sức khỏe tốt nhất.
-   Rèn luyện kỹ thuật theo giáo án và tự rèn luyện.
-   Tuân thủ chiến thuật.
-   Cạnh tranh lành mạnhcông khai giữa các cầu thủ.
-   Vì lòng tự tôn, màu cờ sắc áo.

Những điều trên quả thật không có gì mới.
Nhưng nhờ có tinh thần Nhật Bản, tinh thần võ sĩ đạo, quả ngọt đầu mùa đang được đội tuyển gặt hái.

Thể thao thì có thắng có thua, người hâm mộ xem thi đấu thể thao phần đông chỉ là giải trí. Mong sao cầu thủ giữ vững tinh thần fairplay khi thi đấu, và vươn tới tinh thần của người Nhật để có thể đi xa hơn trong tương lai.
Chúc đội tuyển vững tin ở Asiad lần này.


PVH

Monday 15 September 2014

TÔI XẤU HỔ



Sinh ra và lớn lên ở miền Trung, tôi biết cái khổ của người dân xứ này.
Thiệt là lạ, đi xa thì đời được đổi thay ghê gớm, ở lại bám trụ với quê hương thì cuộc sống vẫn thua người dân ở hai đầu đất nước, và thua rõ ngay dân của thành phố lân cận.

Gần đây ở Thủ đô người ta tổ chức trưng bày các tư liệu của Cải cách ruộng đất ở miền Bắc. Tôi không rõ vì chưa đi xem, nhưng theo bố mẹ kể lại thì màn tố địa chủ mà ông bà biết có việc “đầy tớ tố địa chủ hành hạ mình như sau”: “Mi thiệt ác, trời lạnh, mi bắt tau dậy sớm đi chăn trâu, bắt tau mang theo xôi đậu với một đùi thịt gà bèo ngậy. Mi ác quá!”.

Quá khứ nên để lùi vào dĩ vãng, vì đất nước chúng ta có quá nhiều đau thương ở đó.
Nhưng hiện tại và tương lai  lại được xây dựng trên những chênh lệch như ông “đầy tớ” cao nhất tỉnh tôi vừa đạt giải Golf quốc tế như tin báo chí rầm rộ đã đưa thì tôi thấy xấu hổ vô cùng.

Xấu hổ vì biết đó mà không thể làm gì khác đi được !!!

PVH


Friday 12 September 2014

CHUYỆN Ở ĐỜI...


Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bảnthân nhảy lên thuyền cứu hộ.

Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu…………..

Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?”

Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.”

Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!”

Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?”

Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.”

Thầy giáo xúc động: “Trả lời rất đúng.”

Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi.”

Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.

Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.

Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm.

Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được trân trọng người bên cạnh mình.

Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn...



Nhật Hoàng (lượm lặt)

Wednesday 10 September 2014

Góc nhìn nhỏ về thời đại của những chiếc điện thoại thông minh (Smartphone)



Bây giờ ta có thể thấy những chiếc điện thoại smartphone có mặt ở khắp nơi với mọi giá và ở mọi lựa tuổi. Người lớn cũng smartphone; học sinh, trẻ em cũng smartphone. Việc bùng nổ các thiết bị thông minh cầm tay như thế này nhìn về mặt tích cực thì nó đem lại những thuận tiện trong đời sống của chúng ta không hề nhỏ. Nhớ những lúc hơn 10 năm trở về trước số lượng người sử dụng điện thoại chỉ là những người đi làm còn trẻ em,học sinh đến trường thì không có, họa may cả lớp có được 1 hoặc 2 người sài. Phụ huynh muốn đón con của mình thì chỉ theo giờ giấc cố định, nếu con của mình thời gian biểu thay đổi bật chợt do đau ốm hay do giáo viên nghỉ thì đứa trẻ đó không thể nào liên lạc với phụ huynh được. Nay thì khác chỉ cần xách máy lên và thông báo.Việc check mail và cập nhật thông tin chưa bao giờ nhanh và dễ dàng như hiện nay, chỉ cần một chiếc điện thoại smartphone có thể gửi, nhận dữ liệu (băng tần 2.5G trở lên) là ta có thể gửi và nhận email xuyên suốt 24/7 và cập nhật tin tức liên tục với hàng ngàn trang báo điện tử, dường như với việc này nhưng trang báo giấy cũng đang mất dần đi vị trí của mình trong đời sống như trước đây.

Bên cạnh những mặt lợi thì các ảnh hưởng không tốt của sự phổ biến smartphone cũng không thể bỏ qua. Những học sinh đêm đêm vẫn ngồi vào bàn học nhưng thay vào việc lăn lộn với sách vở chuyên tâm thì bây giờ chúng bị chi phối bởi những thiết bị điện tử. Các em say xưa với tin nhắn qua viber, zalo, imess…, các em miệt mài đọc những dòng stt và những bức ảnh, đường link được chia sẻ trên mạng facebook. Chính vì thế mà việc học bị rút ngắn lại, thay vì trước kia ngồi học 21h tới 0h được 3 tiếng đồng hồ với việc tập trung bài vở tuyệt đối thì này chỉ còn học thực chất được 1h vì đã mất một lượng thời gian vào việc khác. Không những thế với sự xuất hiện của những chiếc điện thoại thông minh cũng đã làm cho những phụ huynh mất tầm kiểm soát đối với các em hơn. Ngày trước khi còn sử dụng desktop để vào mạng thì phụ huynh dễ dàng biết được các em làm gì, đọc cái gì còn bây giờ thì việc đó khó khăn hơn vì thiết bị smartphone đã cá nhân hóa quá mức. Việc này khiến cho các em dễ dàng rơi vào những ma trận các trang Web đen đồi trụy hay những trang Web lừa đảo, dụ dỗ buôn bán người hơn và trong thực tế không phải ít những trường hợp đã bị vướng vào những thứ như thế này.

Có những nhà vào những buổi họp gia đình, hay những bữa cơm, bữa đi chơi dã ngoại cả gia đình chỉ chăm chăm nhòm vào chiếc điện thoại trên tay của mình, mỗi người một suy nghĩ một người một điện thoại và mạnh ai náy “chọt”. Điều này khiến cho sự gắn kết của mọi người trong gia đình trở nên rời rạc thiếu chặc chẽ hơn.
         
Đúng là với sự bùng nổ của công nghệ nói chung và thiết bị cầm tay smartphone nói riêng mà chưa bao giờ thế giới lại phẳng, xích lại gần nhau như thế này nhưng cũng chưa bao giờ các quan hệ truyền thống giữa con người với con người và các nhiệm vụ quy cũ bắt buộc lại bị thách thức như thế này. Chung quy lại thiết bị gì công nghệ gì thì cũng quay lại phục vụ cho con người. Chứ không phải là thứ làm ảnh hưởng và làm con người bị lệ thuộc vào nó. Vậy hãy biết sử dụng công nghệ và sử dụng điện thoại của mình sao cho đúng lúc bạn nhé.


Nhật Hoàng

Tuesday 9 September 2014

Chuyện ngủ sớm của người Huế


Không nói chuyện mùa mưa dầm dề như nỗi niềm gì của Huế mà nói chuyện trời ấm mây quang không thì người Huế cũng tắt đèn đóng cửa rất sớm. Tầm 22h ra đường là đã thấy thưa người rồi, ngay cả các tuyến đường trung tâm. Người Huế đóng cửa sớm không phải vì đi ngủ mà vì thói quen nghỉ sớm của họ chứ nhà nào có con còn đi học thì bên trong vẫn hoạt động như thường. Thay vào ánh đèn điện lớn là bóng đèn học leo lét hắc lên ô cửa sổ tới tận khuya. Nói vui thì đóng cửa sớm đây như là một kiểu nghi binh chuyện học hành con cái của phụ huynh nhà này đối với phụ huynh nhà khác. Việc đóng cửa sớm cũng có cái hay của người Huế đó là tạo không gian yên tĩnh cho con cái học hành hơn, tạo thời gian nhiều hơn để gia đình quây quần bên nhau hoặc sửa soạn dọn dẹp nhà cửa được tốt hơn...vv Nhưng nhìn dưới góc độ kinh tế thì việc dừng hoạt động sớm của dân Huế đang có vấn đề. Huế là thành phố du lịch nhưng khi đêm khuya về thì tĩnh lặng, vắng vẻ, thực sự chẳng có “tiết mục” nào đủ hấp dẫn khi đêm về cả ngoài ca huế trên Sông Hương. Nhưng loại hình này cũng chỉ ngan 22h là kết thúc toàn bộ. Thế là du khách từ phương xa khi đến Huế cũng đành hòa nhịp với dân Huế....”xách dép” đi ngủ sớm. Bạn cứ thử lượn lờ sau 23h ở Huế xem thử coi Huế có vắng tanh hay không. Thực sự không có điểm nào để vui chơi sau 23h đêm ở Huế ngoài một vài quán bar. Nhưng những quán Bar này cũng chỉ hoạt động tới 0h đêm là đóng cửa hoàn toàn.

Nói về hoạt động về đêm ở Việt Nam thì phải nói đến Sài gòn, thành phố được mệnh danh là thành phố không ngủ. Các dịch vụ kinh doanh,giải trí, vui chơi về đêm hoạt động nở rộ kéo theo một lượng lớn đội ngũ lao động có việc làm và lượng hàng hóa,lượng tiền lưu thông mạnh. Cũng chính vì vậy mà cũng góp phần tạo cho kinh tế nới đây có “độ mở” hơn. Quay lại về với Huế ta thấy đêm huế còn nhạt quá, ngủ sớm quá khiến cho chẳng có gì đặc trưng để níu chân du khách ở lại lâu với Huế cả sau khi đi hết một số lăng tẩm ở Huế. Người viết đã nhiều lần nghe những khách đến huế ca tháng rằng “đêm huế cơ bản là buồn”.

Có lẽ Huế nên táo bạo tạo ra những khu vui chơi, ăn uống thoải mái hơn về đêm nữa và đặc biệt cởi mở hơn trong vấn đề giờ giấc đối với những vũ trường,bar hoạt động không gây ảnh hưởng đến những cư dân xung quanh khác hơn nữa (nghị định 103/2009/NĐ-Cp quy định vũ trường không được hoạt động sau 0h tới 8h sáng hôm sau nhưng vẫn có cho phép trường hợp đặc biệt) và mỗi người dân, hộ gia đình của Huế cố gắng nán đóng cửa,tắt đèn chậm thêm một chút nữa nhằm làm Huế thoát khỏi danh hiệu một “thành phố ngủ” trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có thể ban đầu sẽ có những phản ứng trái chiều nhưng có làm thì có sai có sai thì có sửa, chỉ có loại không làm gì cả thì không sai mà thôi.


Nhật Hoàng

Saturday 6 September 2014

Một nhân cách lớn



Năm 2008, được tháp tùng và làm việc với ông hơn 2 tuần, tôi mới thực sự thấu hiểu nhân cách của ông, người đã làm việc qua thư tín từ rất lâu mà vào dịp đó tôi mới có dịp gặp lần đầu. Là người của công việc, ông khi nào cũng bận rộn, tiết kiệm thời gian. Mỗi ngày chỉ ăn 2 lần, buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần ăn cũng rất tiết kiệm, nếu ăn quán ông không bào giờ gọi món gì quá 20,000 đồng, tức tầm 1 usd thời bấy giờ. Nếu khooảng cách đi lại chưa tới 1-2 km, khi nào ông cũng yêu cầu tôi đi bộ cùng ông. Hà nội và SG vào tháng 5 tháng 6 rất nóng nực, đi bộ đã mệt nhoài, tôi lại giúp ông mang theo bao nhiêu là sách tham khảo mà ông tìm mua tại các hiệu sách. Là nhà khoa học vật lý hạch tâm, tôi cứ tưởng ông sẽ mua sách tham khảo khoa học, nhưng không, ông mua tất cả các sách liên quan viết về thân thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh mà bên Mỹ không mấy nơi bán. Tôi nhớ không nhầm thì lần đó ông phải đóng một kiện sách cở 7-8kg gửi về Mỹ bằng đường hàng không!!!

Khi nào ông cũng đặt câu hỏi với các người trong đoàn, “không biết 100 năm sau thì cảnh vật ở đây sẽ ra sao nhỉ?, đời sống người dân ở đây sẽ ra sao nhỉ?” và ông luôn đau đáu với thực trạng hiện tại của đất nước ta. Với vấn đề Trung Quốc, ông có tư liệu khảo cứu rất rõ về năng lượng và sử dụng khai thác năng lượng của nước này. Có lần Gs Phan đình Diệu mời ông dùng cơm thân mật, ông mang theo 1 cuốn sách gửi thầy Diệu và nói rằng: “Tôi cho anh mượn, cuốn này tôi viết cùng một người TQ làm việc cho tôi. Anh cứ đọc, sách chỉ còn 1 bản, sau tôi sẽ lấy lại. Cuốn sách viết về TQ và năng lượng đó”. Mối nguy từ TQ được ông cảnh báo từ rất sớm. Có 1 số báo VN lúc đó muốn ông trả lời giúp một số vấn đề nhưng ông tế nhị từ chối.

Với người nghèo, ông rất trân trọng và thân mật. Tôi nhớ có hôm về Tây Hồ để thăm một học giả kinh tế, gặp bác bán chiếu đẩy xe đạp đi bộ trong ngõ, ông thân mật gọi lại, hỏi han và tặng bác 50.000 đ để uống nước, làm bác này rất ngạc nhiên. Rồi có hôm ông đứng trong khách sạn, thấy người nhặt rác tại một thùng rác gần đó vào chiều tối, ông tiến lại gần gửi chị đó 50.000 đ và nói: tôi gửi biếu chị, để chị có thể về sớm với các cháu ở nhà trong tối nay…

Quần áo ông mặc cũng rất giản tiện và đơn sơ. Phần lớn đều mua trên mười năm trước, nhưng khi nào trông cũng chỉnh chu và lịch sự. Không bao giờ chi tiêu quá mức, ông từng nói với tôi, biếu ai 100 đồng (usd) tôi không thấy áy náy, nhưng chi tiêu cho mình chỉ vài đồng thôi tôi cứ tính đi tính lại. Và rồi ông cùng gia đình đã nguyện sẽ để lại hết tài sản gom góp được cho công việc thiện nguyện. Năm 2008 tại một hội nghị ở Hà nội ông đã công bố sẽ hiến tặng 2 triệu usd bằng hình thức matching cho các tổ chức thiện nguyện giúp người VN. Từ hơn 3 năm trước cùng gia đình ông đã thiết kế một chương trình giúp đỡ mới với kinh phí trung bình từ 300-400k usd cho mỗi năm. Năm nay đã bước vào năm thứ 4.

Những ai đọc được lời loan báo trong bài trước chắc sẽ đặt ra một số câu hỏi về con người này, riêng với tôi thì đó làm một người có nhân cách lớn, ông là Tiến Sĩ Phùng Liên Đoàn, thành viên sáng lập của TTKKTL Huế.


PVH 

Friday 5 September 2014

Bản tin loan báo năm 2014-2015


Căn cứ vào các hoạt động thách đố-cộng hưởng trong những năm qua, chúng tôi gửi tới quí vị bản tin loan báo năm 2014-2015.

Xin quí vị chú ý là hạn chót điền vào phiếu "dự định" 1 trang là ngày 20 tháng 9, 2014. Quí vị cũng có tự do chuyển tin này tới thân hữu thiện nguyện đáng tin cậy mà quí vị quen biết. Tất cả là tấm lòng của ta với người Việt, nước Việt.

Phùng Liên Đoàn

Xem tại đây
_____________________________

Dear Friends

Based on our mutual interest in the challenge-collaboration program in the past few years, we send you the announcement regarding the 2014-2015 program.

Please note the deadline for you to send in the 1-page intention to participate is September 20, 2014. You are also free to forward this announcement to those charity-minded people or organization that you believe are reliable. All our hearts are for Vietnam and the Vietnamese.

Sincerely,
DoanLPhung


Read more here

Wednesday 3 September 2014

BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG TẶNG QUÀ CHO EM SINH VIÊN NGHÈO VƯỢT KHÓ




Vào ngày 29/08/2014 chúng tôi đã đến thăm và chuyển số tiền mà mà nhà hảo tâm gửi tặng cho em Nguyễn Thị Như Quỳnh, sinh viên Trường Đại học Du Lịch Huế để giúp em có tiền mua sắm những đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc học của mình. Trong số các trường hợp mà chúng tôi được biết thì em Quỳnh là một trường hợp rất điển hình về sự cố gắng, mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mẹ bán vé số còn bố thì làm thợ hớt tóc, nguồn thu nhập ít ỏi của bố mẹ không đủ để nuôi 6 anh em Quỳnh ăn học nên hàng ngày ngoài giờ học ở trường em phải đi bán vé số để kiếm tiền trang trải chi phí cho việc học của mình cũng như phụ giúp bố mẹ trong việc nuôi các em ăn học. Đối với em thì ngoài giờ học ở trường thì phần lớn thời gian còn lại trong ngày thậm chí là buổi tối em phải lo đi bán vé số để kiếm tiền nên điều kiện cũng như thời gian dành cho việc học của mình không được như các bạn cùng trang lứa, nhưng với suy nghỉ phải cố gắng học tập để thi đậu vào đại học thì sau này mới hy vọng có một tương lai tươi sáng hơn được, mới có thể giúp đỡ bố mẹ và các em được nên em luôn tự giác trong việc học của mình. 

Và với sự cố gắng không biết mệt mỏi của mình thì cuối cùng em cũng thực hiện được ước mơ của mình là thì đỗ vào Đại học, nhưng phía trước em vẫn còn một khoảng thời gian khá dài đòi hỏi em phải không ngừng cố gắng, không chỉ cố gắng trong học tập mà em còn phải cố gắng để đi làm thêm kiếm tiền để trang trải chi phí trong 4 năm học của mình. Nhận được số tiền mà chúng tôi trao tặng em đã rất xúc động, vì số tiền này không chỉ giúp em trang trải được một phần chi phí trong năm học đầu tiên mà còn là nguồn động viên rất lớn đối với em, vì khi nghe tin mình đậu đại học thì vừa vui mừng lại vừa lo lắng, lo lắng vì sợ không có tiền để trang trải chi phí trong bốn năm học sắp tới, hiện tại thì em đã nghỉ đi bán vé số và chuyển sang làm phụ bán cà phê cho người khác và trong thời gian tới em dự định sẽ làm thêm một công việc gì nữa vào buổi tối để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho việc học của mình được tốt hơn cũng như phụ giúp thêm cho bố mẹ trong việc nuôi các em ăn học.