Monday 22 July 2013

“CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI”



Đó là một câu nói luôn để lại dấu ấn trong lòng người đọc của Nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Du trong phần kết của Truyện Kiều.
Từ xưa đến nay “tâm” và “tài” là hai tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của một con người. Ngay từ khi còn nhỏ, ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người ít nhiều cũng đã được thầy cô dạy dỗ về “tài” và “đức”. Vì thế nhiều bạn tự nhủ rằng, mình sẽ học thành tài, sẽ phát triển trọn vẹn tài và đức, mình sẽ là người đóng góp vào sự nghiệp phát triển của đất nước, có ích cho xã hội,…
Vâng quả đúng như vậy. Bác Hồ cũng đã nhắn gửi thông điệp rằng:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng không xong”
Quan niệm của ông cha ta rất xem trọng đạo đức, và phải biết phát triển kết hợp hài hòa giữa “tâm” và “tài”. Mỗi gười nếu có đầy đủ hai tố chất này thì sẽ dễ dàng phát triển. Phải biết rằng, mỗi người cống hiến tài năng của mình thì trong đó cũng có đạo đức con người.
Tuy nhiên, trong thời đại phát triển ngày nay, mọi người phải lao đầu vào công việc vì cuộc sống mưu sinh, vì gia đình, vì con cái, vì phát triển sự nghiệp bản thân, vì muốn khẳng định mình, vì quyền uy, vì địa vị, vì danh vọng, và còn rất nhiều lý do nữa. Nên đôi khi nó có thể làm lu mờ chữ “tâm” trong lòng mỗi người.
Hơn bao giờ hết, trong khi đạo đức xã hội ngày càng bị xói mòn, suy thoái, thì mỗi người nên rèn luyện đạo đức, trau dồi tài năng. Đó mới là mục đích phấn đấu của con người.
H.S

No comments:

Post a Comment