Wednesday 1 June 2011

NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG

Như đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó còn tăng thêm nữa. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, và có lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm nữa, còn nghèo đói làm cho con người không có điều kiện để dùng các sản phẩm sạch. Nghèo đói khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán gỗ quý để mưu sinh và nghèo đói thì không thể chi tiền để cải tạo môi trường. Vậy nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ không tách rời nhau. Để bảo vệ môi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cách trồng cây xanh. Đó là một ý tường tốt nhưng khi dự án đó được đưa vào thì nó đã thất bại. Nguyên nhân là do người trồng rừng không được hưởng lợi nhiều về kinh tế khi họ tham gia vào dự án đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại tiếp tục chặt phá rừng bởi điều đó mang lại thu nhập trước mắt cho họ. Đã có rất nhiều dự án như thế bị thất bại. Vậy tại sao chúng ta không thay đổi bằng cách mang lại cho người trồng rừng có đươc thu nhập tốt nhất cho họ. Hãy giao đất cho họ quản lí giúp họ các phương pháp kĩ thuật các cây giống để họ tự phát triển. Từ đó những đồi trọc được bao phủ một màu xanh mà những người nghèo cũng có thể thu nhập từ nguồn lợi đó.
Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có những bầy chim lớn và những con thú quý hiếm. Con người mưu sinh bằng cách thu nhặt trứng chim trong mùa sinh sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là cuộc sống của họ nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đặc biệt là hệ động vật. Buộc nhà nước và các tổ chức phải ngăn chặn điều đó. Một đề án đựơc đưa ra cấm  thu nhặt trứng chim và săn bắt động vật. Nếu người dân làm đúng như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi mà nguồn thu nhập chính của họ bị cắt mất và cho dù họ phải miễn cưỡng làm điều đó thì việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi những con thú vào phá hoại rau màu của họ . Kết quả là người ta phải bắn chết những con thú đó, cuối cùng chình nghèo đói đã dẫn đến việc phải hoại môi trường và hệ sinh thái. Những điều đó có thể được khắc phục nếu chúng ta biết thay đổi. Thay vì cách nói chuyện với họ là không được săn bắt thú rừng thì hãy nói rằng học sẽ kiếm được tiền từ việc làm đó. Bởi khi ta xây dựng 1 khu du lịch sinh thái ở đây những người dân sẽ được hưởng lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn bắt thú rừng hãy trở thành những người hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán. Những đồ lưu niệm cho du khách sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ có công ăn việc làm mới mà hệ sinh thái vẫn ổn định.
Tại khu vực nước lợ, khu rừng ngập mặn có thể nói ở đây có hệ động thực vật đa dạng nhất. Chính bởi vậy mà 1 dự án nuôi trồng thuỷ hải sản đươc đề xuất, ngay sau khi đi vào thực hiện dự án đã mang lại thành công lớn. Chính vì vậy nó ngày càng được mở rộng ra và khi đó người ta chặt những rừng cây để mở rộng diện tích nuôi tông thủy sản. Một năm, rồi hai năm diện tích nuôi trồng càng được mở rộng những rừng cây càng thu hẹp và hệ động vật tự nhiên biến mất nguồn nước bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa và các loại thuốc kháng sinh cho hải sản. Cũng vào thời gian đó, nước biển dâng cao và điều kiến người ta không ngờ tới chính là khi không có lớp rừng đệm giữa khu vực nước mặn và nước ngọt khiến sự ngập mặn lấn sâu vào đất liền khiến bị nhiễm mặn trở nên cằn cỗi và hoang hoá nước biển cũng lấn sâu vào nước sông hơn, vậy chính việc phát triển của nuôi trồng thuỷ hải sản bừa bãi đã có tác động xấu tới môi trường như thế dự an đó đã phải thay đổi lại.
Và nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc đựơc với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có các điều kiện để sử dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả những quốc gia phát triển các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn đo trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Bởi để đạt tới việc phát triển bền vững là rất khó thực hiện vì trong khi nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiết kiệm tối thiểu các chi phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ môi trường. Nhưng dù có như thế nào đi chăng nữa thì giờ đây mỗi chúng ta cũng phải thay đổi sự nhận thức của mình. Hãy chắt chiu từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện hay chỉ đơn giản là việc phân loại rác ngay chính gia đình của bạn. Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rồi.

D.N

No comments:

Post a Comment