Thursday 30 October 2014

Từ việc giáo dục của người Do Thái cho đến…….



Nếu được chọn dân tộc nào trên thế giới đáng ngưỡng mộ nhất thì tôi sẽ chọn ngay không ngần ngại dân tộc Do thái. Một dân tộc lưu vong, đau thương, nhiều nước mắt và cũng quá đỗi huy hoàng với những thành tựu họ có được trong kinh tế, văn học, khoa học…vv. Một dân tộc đã sản sinh ra những con người mà tên tuổi có thể nói là vượt thời gian, vươn cùng thời đại như Chúa Jesu, nhà tiên tri Mohammed, Henry Ford, Karl Marx, Alber Einstein hay kẻ diệt chủng điên cuồng Adol Hitler….vv

Sự thành công của dân tộc này có lẽ đến từ sự giáo dục bài bản của họ đối với trẻ nhỏ, lúc mà nhân cách và tư duy chưa được hình thành rõ ràng nhất. Họ có những phương pháp dạy dỗ và hướng suy nghĩ cho những thế hệ mầm những tư duy tân tiến thực dụng và không bao giờ tự mãn.
Vào những nhà Do Thái như được biết thì ở phòng khách người ta thường trưng sách. Những tủ sách, giá sách ở tầm thấp cho trẻ con dễ dàng với được để rồi cầm được, đọc được. Thế là hình thành thói quen đọc sách, yêu sách của trẻ nhỏ và làm cho lớp mầm non ở đây có thứ trí tuệ khởi đầu tốt hơn những dân tộc khác. Không như ở một số nước như Việt Nam phòng khách là thứ để trưng ra những thứ gì gọi là đẹp nhất, kinh tế nhất của gia chủ. Thời kỳ hiện đại nhà nào giàu có của thì trưng rượu hay đồ cổ, đàn piano…vv còn ngày xưa thời kỳ bao cấp thì trào lưu trưng tủ lạnh, tivi hay đơn giản là một chiếc radio fm….vv

Họ giáo dục cho trẻ nhỏ tài sản lớn nhất của con người đó là “trí tuệ”. Có “trí tuệ” là có tất cả và nó là thứ khó có thể mất đi trừ khi nhắm mắt lìa đời. Kẻ có trí tuệ sẽ làm ra của cải chứ kẻ có của cải chưa chắc đã có được trí tuệ. Vì vậy mô típ ngụ ngôn của họ thường là hình ảnh của một nhà thông thái đi với một đám trọc phú sau đó gặp cướp thì những trọc phú thì bị mất tất cả chỉ có nhà thông thái không mất gì vì ông ta chỉ có tài sản vô định hình là chất sám rồi thế là ông ta dạy học kiếm tiền rồi giàu nhanh để rồi giúp đỡ vật chất lại đám trọc phú…vv Ở những nước phương đông thì giáo dục trẻ nhỏ hướng tới những thứ tài sản có vẻ định hình và thực dụng hơn, điều đó thể hiện khá rõ qua những câu tục ngữ như “rừng vàng biển bạc”, “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, “tất đất tất vàng”…vv. Cái sự tâm thái thể hiện thông mình, trí tuệ của họ cũng khác với người phương đông chúng ta. Họ thể hiện sự thông minh trí tuệ của họ một cách đường hoàng và quang minh chính đại không mập mờ. Đối với họ sự tận cùng của trí tuệ là một trí tuệ khác, không có sự tận cùng. Còn ta thì sự tận cùng của trí tuế là sự lơ ngơ ngu dốt giả vờ vì vậy có câu “ Đại trí giả ngu” ( cái tư duy kiểu này bắt đầu từ Trung hoa nhưng Việt Nam bị bắc thuộc của Trung hoa quá lâu nên chúng ta cũng bị ảnh hưởng sinh ra cái thứ tư duy như thế này tức là “người tài giỏi thường tỏ ra vẻ ngu dốt, im im chờ thời” ).

Người Do thái cực kỳ giỏi trong việc làm kinh tế. Có một thống kê không chính thức thì hơn 1/3 những người làm tại phố Wall là người gốc Do thái. Theo thống kê chính thức của tạp chí Forbes thì 30% tỷ phú Mỹ là người Do Thái. Người ta còn cho rằng 5 tập đoàn tái chính lớn nhất của người Do Thái bắt tay nhau thì hoàn toàn có thể kiểm soát và lái được thị trường vàng của toàn thế giới. Điểm qua về một số nhà lý luận và điều hành kinh tế người Do Thái thì có J.Aron, Samnelson, Simon (những người đạt nobel kinh tế) hay Glimspan ( người đã từng giữ chủ tịch dự trữ liên bang)…vv Sự thành công kinh tế của họ lớn đến nỗi ảnh hưởng tới cả khoa nhân tướng học. Người nào có nghiên cứu nhân tướng học chắc biết phương tây người ta chia tướng mũi thành 2 loại: Do thái và Hy lạp. Hy lạp sóng mũi thẳng dâng cao chuyên làm về chính trị, văn phòng. Mũi Do Thái cao và cong chuẩn đầu có gờ đầu sóng mũi chuyên về làm ăn kinh tế. Sự thành công của họ trong kinh tế có lẽ một phần nhờ sự dạy dỗ về cách nhìn đồng tiền khi còn nhỏ. Đối với họ không có thứ đồng tiền sang hay hèn chỉ có thứ tiền có ích hay không có ích và nhiều hay ít mà thôi. Họ có những câu kinh điển về đồng tiền mà khi nghe có thể ta sẽ cảm thấy khó chịu như “kinh thánh phát ra ánh sáng, tiền bạc phát ra sự yên vui” , “đồng tiền không phải là tội ác cũng chẳng phải là lời nguyền rủa. Nó đang chúc phúc cho mọi người đó” . Còn quan niệm ở các nước phương đông ta thì hoàn toàn khác. Ta được dạy là đồng tiền mang lại tội lỗi “…hết tiền hết bạc hết đệ tử” hay “..một người giàu lên là hàng trăm người phải nghèo đi”…vv
Tôi được gặp một anh chàng người Israel nay định cư tại Mỹ trong một chuyến du lịch Việt Nam. Sau một hồi nói vớ vẩn tôi hỏi anh ta “theo anh, niềm tự hào của dân tộc anh là gì ?”. A này cười và trả lời tôi nghe được loáng thoáng là “ …niềm tự hào là chẳng có gì để đáng tự hào cả…..”. Ừ mà đúng thật, một dân tộc bị mất nước hơn 2000 năm trước, phải đi lưu vong, bị chà đạp thậm chí là bị tàn sát một cách khủng khiếp dưới chế độ phát xít diệt chủng Hitler… trày trật lắm họ mới dựng lên được một quốc gia Israel(một quốc gia một lãnh thổ chẳng có tài nguyên gì đặc biệt, thiên nhiên cũng khắc nghiệt nhưng cũng có thể đủ cho người Do thái chỉ lên bản đồ và nói đó là quê hương tôi) thì đúng là chẳng có gì để mà vỗ ngực để mà tự hào thật. Nhưng cũng có lẽ nhờ vậy mà giống nòi này ít tự kiêu và chỉ biết cấm cuối làm để hy vọng có thể lấy tương lai “bù lỗ” cho quá khứ chăng…?. Mà quả thật vậy, từ lúc sinh ra họ đã được dạy rằng dân tộc họ có một quá khứ đau thương như thế, một dân tộc mà người ta gọi là dân tộc lưu vong như thế và được định hướng trong tư duy là hãy cố gắng rồi tương lai chúng ta sẽ khác và rất khác….
Từ một số điều cơ bản trên ta có thể thấy việc giáo dục rất quan trọng và nguy hiểm. Nếu định hướng tốt, giáo dục tốt thì tương lai ta sẽ có tất cả, nếu không sẽ là một sự tai họa cho dân tộc, đất nước và cũng như chiếc xe chạy sau ngửi khỏi của những chiếc xe khác mãi mà thôi. Âu cũng có thế nói “vận nước ăn theo vận thế hệ mầm trẻ” là vậy, chứ không phải là vận của một thứ gì khác.

Nhật Hoàng

No comments:

Post a Comment