Monday 10 October 2011

CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA CÁI THIỆN VÀ CÁI ÁC, GIỮA NGƯỜI XẤU VÀ KẺ TỐT

Qua nhiều câu chuyện cổ tích như: Tấm Cám, Thạch Sanh – Lý Thông… Ta thấy rõ đượcc từ xưa đến nay, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người  tốt và kẻ xấu vô cùng gian nan, phức tạp. Tuy nhiên, phần thắng luôn thuộc về người tốt và cái thiện.
Vậy thế nào là cái thiện, cái ác, người tốt và kẻ xấu? Cái thiện là những điều tượng trưng cho chính nghĩa, việc làm đúng đắn. Cái ác là những điều xấu xa, thấp hèn. Người tốt luôn hướng tâm mình về cái thiện, được người người ca ngợi còn kẻ xấu luôn gắn với cái ác, làm những việc sai trái và bị mọi người khinh rẻ. Trong cuộc sống, không ai muốn là người xấu cả mà chỉ có người vì lòng đố kỵ, ganh ghét làm họ đi sai con đường chính nghĩa và vô tình tự biến mình thành kẻ xấu. Có những người biết hoàn lương nhưng cũng có người chẳng những không nhận ra lỗi lầm mà còn càng quấy, quá đáng để cuối cùng họ phải nhận lấy hậu quả thảm thương.
Ngày xưa trong những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ hay kể như: Tấm Cám…, luôn xuất hiện 2 thế lực tốt và xấu. Những người tốt vì bản thân họ quá hoàn hảo, quà từ tâm nên bị người khác ganh ghét và hãm hại. Còn những kẻ xấu vì không muốn ai tài giỏi hơn mình nên đã đánh mất lương tâm mà thực hiện những hành vi tàn nhẫn. Tấm cũng vậy, 5 lần 7 lượt bị mẹ con Cám hành hạ, giết hại nhưng nàng vẫn sống và quyết vùng dậy giành lại hạnh phúc, cuộc sống vốn thuộc về nàng. Điều đó cho ta thấy tuy người tốt luôn bị kẻ xấu hãm hại nhưng họ sẽ gặp may mắn và nhờ sự nỗ lực của bản thân mà họ sẽ giành chiến thắng. Trong cuộc sống có 2 con đường – sáng tượng trưng cho cái thiện và tối tượng trưng cho cái ác – để lương tâm và lý trí ta dẫn dắt. Đừng vì những chuyện không đáng mà đánh mất chính mình. Thay vì ganh tỵ rồi hãm hại người bằng hành động , hoặc những lời nói sau lưng người khác sao ta không tự nỗ lực để mình hoàn hảo hơn. Muốn thành kẻ xấu rất dễ nhưng để trở thành người tốt là rất khó, là cả 1 quá trình đấu tranh tư tưởng trong mỗi con người. Trong công việc, cũng như mọi hành động cần tránh xa những cám dỗ tầm thường và phải phấn đấu chống lại biểu hiện của cái xấu từ khi nó mới hình thành nhen nhóm trong tâm trí,
Cuộc sống không đơn giảng như người ta vẫn nghĩ, mỗi người tự biết điều chỉnh bản thân để không lầm đường lỡ bước’, tự phấn đấu để trở thành người tốt, thẳng thắn phê phán, bổ sung những điểm tốt để tự hoàn thiện chính mình và giúp những người đang bị cái xấu lôi kéo thành người xấu. Có như vậy xã hội, tổ chức hay đơn giản hơn là gia đình mới càng tốt đẹp hơn.

Đức Nhân

No comments:

Post a Comment