Friday 11 September 2015

ÔNG TOSHIYA MIURA


          Sau trận thắng đội tuyển Đài Loan một cách may mắn trong cuộc tranh vòng loại WC 2018 (đêm 8/9/2015), huấn luyện viên người Nhật, ông Toshiya Miura (MIU) đã bị chỉ trích dữ dội.
          Người hâm mộ mong muốn tuyển VN phải thắng đẹp và có lối chơi sắc nét, định hình, đặc trưng, phải loại bỏ lối chơi vô hình như hiện nay.
          Trăm dâu đều đỗ đầu tằm; ông Miura có đáng bị chỉ trích như vậy không?
          Dù bóng đã với tôi chỉ là một môn giải trí, nhưng đó là môn thể thao được chơi từ bé (với quả banh bằng là chuối khô quấn lại, với khoảng sân là vạt vườn vừa mới thu hoạch xong) nên hôm nay bỏ chút thời gian thử bênh vực cho ông MIU, để ông khỏi phải thân cô thế cô, "tứ bề thọ chuyên gia ... chém gió) trong lúc này.
          Đành rằng ông MIU không phải là cầu thủ nổi tiếng thời trẻ, nhưng việc ông học nghề tại Đức và tốt nghiệp cho thấy bằng cấp của ông- như người Việt ta nói - không phải dạng tầm thường đâu!
          Thông thường, một gười Nhật bình dân thôi đã sống và làm việc hết sức có trách nhiệm, cho nên ông MIU nhận lương cao để làm việc cho một quốc gia cuồng nhiệt bóng đá như VN thì ông càng ý thức trách nhiệm của mình, và phải làm thế nào cho hoàn thành trách nhiệm đó.
          Đành rằng, người hâm mộ luôn có lý khi mong muốn đội tuyển nam quốc gia phải đá hào hoa, nhưng sự tốt đẹp không tới với ai một cách ngẫu nhiên cả. Hãy thử lật lại những khuyết tật của bóng đá Việt:
- Cầu thủ là những kịch sĩ, tung hô cho một số đường dây cờ bạc chuyên nghiệp;
- Ý thức trách nhiệm, danh dự, niềm tự hào quá thấp;
- Giải nhà nghề V-League nữa vời, liên đoàn gồm những người không chuyên nghiệp; ông Đoàn Nguyên Đức chuyên bỏ họp VFF...
- Thể lực nền của các cầu thủ chuyên nghiệp quá thấp, không chạy quà 70 phút của trận đấu 90 phút.
- Kỹ thuật cơ bản yếu, ý thức tuân thủ chiến thuật thấp, lối chơi thiên cảm tính cá nhân.
...
          Với tất cả những khuyết tật trên, những ai nắm đội tuyển, đến thánh cũng phải bó tay mà thôi. Làm gì có lối đó "thêu hoa, dệt gấm" với nền tảng khuyết tật nêu trên? Còn những huấn luyện viên nào gặt hái được một vài danh hiệu, chắc cũng ăn may, như cú đánh đầu ngược của Công Vinh (9) (12/2008)  mang lại danh hiệu vô địch đầu tiên cho VN sau 40 năm đến tận hôm nay.

Ông MIU cũng làm được nhiều điều cho bóng đá Việt, chỉ tại người ta quên mà thôi.
- Cầu thủ lên tuyển có thể lực sung mãn;
- Ý thức chiến thuật khá tốt;
- Các đối thủ truyền thống ( Thái, Nam Dương, Mã Lai, Miến...) phải kiêng dè, không dám coi thường như trước đây;
- Đội U23 giành vé vào chung kết châu Á, đội này cũng từng thắng Iran (4-1) gây tiếng vang tại Incheon 2014 thì người hâm mộ mới tung hô năm ngoái nay lại quên ngay rồi!!!.
- Tại AFC hay SEAGAME vừa rồi, lọt vào 4 đội mạnh nhất và có huy chương không phải là kết quả tồi.
- Sự cạnh tranh của các tuyển thủ là lành mạnh, không ngôi sao nào dám gây áp lực hay ảnh hưởng lên ông MIU cả.
          Một bộ mặt mới của đội tuyển như vậy không đáng để tự hào và khích lệ ông MIU hơn hay sao?
          Trong bóng đá chiến thuật rất quan trọng, nhưng nó chỉ áp dụng cho từng trận đấu, chiến lược cho đội tuyển với tầm nhìn dài hạn mới là cái đội tuyển chúng ta cần. Phải chăng với việc nhận sự chỉ trích qua môt trận cầu mơi lộ ra điều tầm chiến lược của ông MIU nhiều lúc đã đi vượt tầm chiến thuật.  Và nhiều người không nhận ra.
          Nhờ ông, có thể tuyển VN sẽ lần đầu tham dự WC trong 8 hay 12 năm tới.
          Vì vậy nên ký hợp đồng dài hạn với ông MIU và tin tưởng ở sự cam chịu để vươn lên tầm thế giới của người Nhật.
          Đừng tin lời ông Đức- ông chủ của đội HAGL đội đang ngụp lặn chống rớt hạng tại giải V-League đang hạ màn trong sự ngao ngán quay lưng thực sự của người hâm mộ.

Phan Văn Hải

Tổng Giám Đốc TTKKTL từ năm 2006;
Luật gia (Chi Hội Đoàn Luật sư TTH);
Thạc sĩ Kinh Tế (Đại học Kinh tế Huế);
Nguyên tiền vệ tấn công (Tuyển 10i THPT Nguyễn Huệ, Huế)

No comments:

Post a Comment